Siêu ưu đãi đầu năm chỉ có trên KiddiHub
Giảm 100% học phí tháng đầuĐăng vào 22/08/2023 - 23:49:56
709
Mục lục
Xem thêm
Học tiếng Anh mất bao lâu là băn khoăn của nhiều phụ huynh khi cho con theo học. Thời gian thành thạo ngoại ngữ còn phụ thuộc vào các yếu tố: Kỹ năng, phương pháp,...
Để giải đáp được câu trả lời thỏa đáng, bố mẹ hãy cùng Kiddihub theo dõi nội dung bài viết dưới đây. Đồng thời tìm hiểu thời gian học ngoại ngữ và phân bổ phù hợp cũng như mẹo tiếp thu hiệu quả.
Học tiếng Anh trong bao lâu được rất nhiều phụ huynh tìm hiểu khi muốn cho con, em theo học. Theo giới chuyên gia, một người để học tiếng Anh có thể giao tiếp cơ bản mất khoảng từ 6 – 12 tháng.
Mặt khác, để giao tiếp tiếng Anh một cách thông thạo và tự tin hơn cần từ 1 – 3 năm. Thời gian này tùy thuộc vào mức độ, mục tiêu sử dụng ngôn ngữ này trong cuộc sống hàng ngày.
Thực chất, đây là một thắc mắc không có câu trả lời cố định vì sẽ căn cứ theo rất nhiều yếu tố như: Trình độ đầu vào, năng khiếu, năng lực tiếp thu và vận dụng, lộ trình học, tần suất, cường độ và thời lượng luyện tập, tài liệu, mục tiêu,...
Quy định hiện nay phân chia trẻ từ 3 tháng đến 6 tuổi được xem là ở độ tuổi mầm non. Dù được gộp và gọi là trẻ mầm non, nhưng tùy vào độ tuổi bé sẽ có sự phát triển và khả năng học tập khác biệt.
Vì vậy để làm rõ vấn đề học tiếng Anh khó không, hệ thống sẽ chia đối tượng này thành 2 nhóm tuổi là:
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các bé trong nhóm 1 được đánh giá là độ tuổi quan trọng để phát triển tiếng mẹ đẻ. Nếu để trẻ chìm ngập trong ngôn ngữ thứ 2 với thời gian dài sẽ khiến khả năng sử dụng tiếng Việt bị đình trệ.
Mặt khác, khi bước sang độ tuổi nhóm thứ 2, con được đánh giá là đang ở “độ tuổi vàng” của khả năng phát triển ngoại ngữ. Lúc này, bé sẽ học nhanh, tiếp thu hiệu quả các kiến thức tiếng Anh được nghe, tiếp xúc thường xuyên.
Vì thế, dạy tiếng ngoại ngữ cho trẻ mầm non có khó không tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ. Nên cho bé từ 4 – 6 tuổi theo học vì lúc này con đã hoàn thiện khả năng sử dụng tiếng mẹ đẻ.
Đối với trẻ mầm non lần đầu biết đến tiếng Anh, đây là ngôn ngữ khó. Cụ thể là phần ngữ pháp khá rắc rối, khó nhớ. Tuy nhiên, phần đánh vần và phát âm tiếng Anh lại khá giống với tiếng Việt. Một số khó khăn thường gặp khi học tiếng Anh này là:
Khi học tiếng Anh chỉ xoay quanh những trang giấy với hàng loạt từ và cấu trúc câu mới cần nhớ. Điều này sẽ khiến trẻ nhanh chóng cảm thấy nhàm chán và muốn bỏ cuộc.
Mặc dù từ vựng, cấu trúc câu cũng như quy tắc ngữ pháp là thành phần quan trọng. Tuy nhiên, sự chán nản trong cách dạy học tiếng Anh sẽ trở thành một lực cản. Từ đó khiến bạn không thể cải thiện các kỹ năng ngoại ngữ của mình như mong muốn.
Theo nghiên cứu từ chuyên gia, các yếu tố như: Nhu cầu học tập, phong cách học tập yêu thích, mục tiêu và niềm tin sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng thành công trong việc học tiếng Anh.
Vì thế, nếu mới bắt đầu học tiếng Anh, phụ huynh hãy cân nhắc loại bỏ các phương pháp tiếp cận không phù hợp với trẻ. Bằng cách thử nhiều cách cùng một lục để chọn lọc ra một giải pháp thích hợp.
Tiếng Anh có cấu trúc quá khác biệt so với tiếng mẹ đẻ, dây cũng là một rào cản trong quá trình học tập. Chẳng hạn, một người nói tiếng Việt học tiếng Anh sẽ khó hơn rất nhiều so với học tiếng Trung vì 2 ngôn ngữ này có cách viết và cấu trúc ngữ pháp khác biệt.
Lúc này, bạn hãy ưu tiên cho bé học về ngôn ngữ dễ hơn trước. Điều này góp phần xây dựng các kỹ năng cần thiết. Sau đó mới có thể tiếp cận với các tiếng phức tạp hơn.
Có rất nhiều yếu tố có thể khiến trẻ rơi vào tình thế bất lợi, điển hình là khả năng ghi nhớ âm vị học, cấu trúc vỏ não,... đều gây ảnh hưởng đến khả năng học ngoại ngữ.
Các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, cấu trúc vỏ não là một trong những thành phần quan trọng trong việc tiếp thu ngôn ngữ. Điều này dẫn đến tình trạng một số người có khả năng học hỏi, tiếp thu ngôn ngữ mới nhanh hơn so với số còn lại.
Khi học tiếng Anh, động lực là yếu tố tạo ra sự khác biệt lớn giữa người thành thạo ngoại ngữ với những người chỉ biết một vài từ vựng.
Động lực có thể ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh hỗ trợ cho việc học ngôn ngữ mới. Ví dụ như: Khiến trẻ giao tiếp nhiều hơn với người bản ngữ và sử dụng các mẹo học tập, giúp bé hoàn thành các bài kiểm tra cũng như đạt thành tích tốt.
Trẻ mầm non nên học tiếng Anh bao nhiêu giờ một ngày? Tùy theo quỹ thời gian của bé, phụ huynh có thể linh hoạt lựa chọn thời gian học, luyện tập tiếng Anh mỗi ngày. Tuy nhiên, hãy đặt mục tiêu thời gian tối thiểu là từ 45 phút - 1 giờ /ngày.
Vậy phân bổ thời gian học tiếng Anh cho trẻ như thế nào hợp lý? Trước hết, bố mẹ có thể chia ra 15 phút để luyện nghe. Sau đó là 15 phút để học từ vựng, cấu trúc, điểm ngữ pháp.
Cuối cùng, bạn dành 30 phút để luyện nói. Ở giai đoạn này, hãy chia ra 5 – 7 phút đầu để tập đọc bài mẫu đảm bảo phát âm chính xác, tự nhiên, trôi chảy. 5 – 7 phút tiếp theo để lên ý tưởng và thời gian còn lại là để luyện nói một mình hoặc theo cặp.
Trẻ ở độ tuổi mầm non có khả năng tiếp thu và phát triển ngôn ngữ tốt. Tuy nhiên, nếu muốn dạy con ngôn ngữ này một cách hiệu quả, phụ huynh hãy tham khảo một số mẹo hữu ích sau đây:
Mẹo | Chi tiết |
---|---|
☑️ Kết hợp song song giữa học và hành | Thay vì chỉ chú trọng vào số lượng từ vựng, cấu trúc,... đã dạy trẻ, phụ huynh hãy giảm số lượng xuống và tập trung vào việc tìm hiểu kỹ cách sử dụng. Theo đó, hãy áp dụng những kiến thức trẻ tiếp thu được vào viết câu, đặt câu bằng cách luyện nói. Hoặc có thể sử dụng các phần mềm đọc tiếng Anh miễn phí để giúp bé phát âm chuẩn xác hơn. Càng luyện tập nhiều, khả năng ghi nhớ từ vựng của trẻ mầm non càng lâu. Mặt khác, độ tự tin, thành thạo và tự nhiên cũng càng cao khi giao tiếp. |
☑️ Hạn chế bỏ quên phát âm | Một lưu ý tiếp theo bậc phụ huynh cần chú ý chính là đảm bảo trẻ phát âm đúng những từ vựng đã được dạy. Dù biết nhiều từ đến đâu nhưng không biết cách phát âm chính xác sẽ khiến con gặp khó khăn khi nhận diện từ. Đồng thời cũng khiến người giao tiếp không hiểu bé đang nói gì. |
☑️ Tìm bạn đồng hành để cùng luyện tập giao tiếp | Một trong những khó khăn lớn đối với người muốn luyện giao tiếp tiếng Anh chính là việc chỉ có một mình, nhất là khi luyện tập đối thoại. Vì vậy, bậc phụ huynh hãy đồng hành cùng con, giúp con tạo nên nền tảng vững chắc trong tương lai. |
Tham khảo thêm: Top 25 trung tâm dạy kèm, gia sư được ba mẹ review tốt nhất
Tóm lại, cho trẻ học tiếng Anh từ độ tuổi mầm non là nền tảng để con phát triển tốt trong xã hội toàn cầu hóa. Phụ huynh hãy tạo ra nhiều cơ hội để bé có thể gặp gỡ, giao tiếp với người nước ngoài. Vì đây sẽ là lần cọ xát giúp con học và cải thiện ngoại ngữ.
Mong rằng qua thông tin chia sẻ bên trên, bạn đã giải đáp được thắc mắc học tiếng Anh mất bao lâu rồi. Nếu còn bất cứ băn khoăn nào, phụ huynh đừng ngại kết nối đến website để nhận tư vấn sớm nhất ngay bây giờ!
Đăng bởi: PhamMai
23/04/2025
134
Đọc tiếp
22/04/2025
64
Đọc tiếp
19/04/2025
106
Đọc tiếp
12/04/2025
178
Đọc tiếp
12/04/2025
186
Đọc tiếp
12/04/2025
154
Đọc tiếp
12/04/2025
137
Đọc tiếp
12/04/2025
186
Đọc tiếp