Đăng vào 14/03/2023 - 11:40:45
1738
Mục lục
Xem thêm
Nhiều cha mẹ vẫn đang đau đáu câu hỏi có nên dạy con biết đọc sớm. Kỳ thực, câu trả lời nên hay không nên phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong môi trường nuôi dạy.
“Có nên dạy con biết đọc sớm” là một trong những trăn trở của cha mẹ khi con đến tuổi ăn tuổi nói. Với tốc độ phát triển chóng mặt của xã hội dường như nhiều cha mẹ sớm ấn định nhiều “deadline” phát triển vượt bậc cho con trẻ. Dần dà, vấn đề này trở thành áp lực của cả cha mẹ lẫn trẻ. Liệu rằng gánh nặng này có xứng đáng hay không?
Thông qua bài viết này, Kiddihub muốn phần nào được chia sẻ nỗi ưu tư của cha mẹ trong việc có nên dạy con biết đọc sớm hay không cũng như là một nguồn thông tin xác đáng để cha mẹ tham khảo và có cách nhìn phù hợp trong vấn đề này
Đến nay, vấn đề “có nên dạy con biết đọc sớm” hay không vẫn gây nên tranh cãi không chỉ ở Việt Nam mà ở trên toàn thế giới. Truyền thông đưa tin rất hào nhoáng về những đứa trẻ biết đọc sớm. Nhưng những đứa trẻ này có đại diện cho số đông hay không, chúng ta hoàn toàn không thể đảm bảo được.
Trong khi hiệu quả của việc con biết đọc sớm chưa thật sự rõ ràng, cha mẹ cần có tư duy đúng đắn về việc dạy con biết đọc sớm để không biến quá trình nuôi dạy con trở thành gánh nặng áp lực cho cả phụ huynh lẫn con cái.
Trẻ biết đọc sớm có tốt không thì đây là một số nhận định cho rằng việc này có thể giúp phát triển:
Trong vòng 06 năm đầu tiên, trẻ em có tốc độ học hỏi nhanh chóng hơn hẳn những quãng đời còn lại. Khi trẻ được dạy đọc, quá trình học tập ảnh hưởng sâu sắc đến toàn bộ hoạt động và sự phát triển của não bộ. Các mối liên kết giữa các tế bào não sẽ càng được củng cố và thiết lập thêm các liên kết mới.
Việc biết đọc sớm thúc đẩy tần suất và mức độ đọc sách của trẻ. Nhờ vậy mà có thể giúp trẻ phát triển khả năng đọc hiểu, niềm yêu thích học tập, cũng như giúp trẻ tập trung và chú ý tốt hơn.
Biết đọc sớm thúc đẩy quá trình trưởng thành và tính kỷ luật. Việc này cũng mở ra một thế giới mới cho trẻ, khiến trẻ hứng thú và tò mò tìm hiểu vạn vật cũng như khả năng nhìn nhận và suy nghĩ sáng tạo và độc đáo.
Điều cha mẹ lo lắng là khi con cái đến tuổi đi học, trẻ không thể bắt kịp với bạn bè cùng lớp. Việc đọc sớm giúp trẻ tự tin bước vào trường lớp, không phải chịu áp lực từ bạn bè, thầy cô giáo vì khả năng đọc. Đây có thể là lý do phổ biến nhất để trả lời câu hỏi “có nên dạy con biết đọc sớm” của nhiều cha mẹ.
Đọc, viết và nói là những kỹ năng liên kết với nhau. Một đứa trẻ biết đọc sớm sẽ có vốn từ ngữ tốt hơn, sử dụng đúng ngữ pháp, viết tốt hơn, đánh vần tốt hơn và nói rõ ràng hơn. Đây là các kỹ năng hữu dụng cho đứa trẻ trong tương lai.
Blog liên quan: Cách dạy con của người Nhật
Liệu rằng trẻ biết đọc sớm có tốt không? Nghiên cứu và thực tiễn đều cho thấy trước 04 tuổi, trẻ có xu hướng bị hấp dẫn bởi các bức tranh hơn là các chữ cái. Bởi lẽ, trẻ đang ở độ tuổi tư duy về hình ảnh trong khi, các chữ cái là hình ảnh trừu tượng. Cho nên, trẻ biết đọc sớm không giúp trẻ có khả năng tiếp thu thêm kiến thức, mà là đang cản trở dòng tư duy, trí tưởng tượng tự nhiên của trẻ.
Theo cái nhìn dài hạn, việc biết đọc sớm không đem lại một sự khác biệt quá rõ ràng trong tương lai. Khi không thể duy trì dược điều kiện phát triển thể chất và tư duy ngày càng tăng của trẻ sau khi biết đọc sớm thì mọi sự giáo dục sớm đều lãng phí thời gian.
Việc muốn dạy trẻ biết đọc sớm vẫn tồn tại những ý kiến trái chiều, có tốt có xấu. Nhưng thực tế, không có một kết quả khoa học chính thức nào thúc đẩy việc đọc sớm của trẻ. Nói cách khác, việc thúc đẩy, dạy con biết đọc sớm là tâm tư nguyện vọng của cha mẹ.
Theo quan sát, lý do phổ biến mà cha mẹ mong con biết đọc sớm và dạy trẻ biết đọc sớm là từ việc muốn con theo kịp bạn bè khi học lớp một, không bị cản trở bởi việc chậm đọc, chậm biết chữ. Một vài lý do khác như để con có tâm lý chủ động học tập độc lập hoặc cho bằng những đứa trẻ vượt trội khác.
Nguyện vọng của cha mẹ phải cân bằng với khả năng của trẻ. Một số trẻ có thể học rất nhanh nhưng một số khác thì bình thường hoặc không hứng thú, đơn thuần là vì không đúng độ tuổi phát triển tâm trí cho việc học chữ, vốn cần phải có tư duy logic. Dưới 6, 7 tuổi, trẻ vẫn đang dựa vào các giác quan để cảm nhận thế giới.
Tác động trực tiếp khi con biết đọc sớm đó là sớm đọc được sách báo, nhờ vậy mà mở mang thế giới cho con. Đây chỉ là một nền tảng chứ chưa phải là yếu tố quyết định con sẽ thành tài vì biết đọc không phải là kỹ năng đặc biệt. Nếu đã dạy trẻ biết đọc sớm thì cha mẹ phải định hướng xây dựng một lộ trình, môi trường học tập dài hạn thì mới tận dụng được hết hiệu quả của khả năng này.
Trong khi vẫn còn băn khoăn có nên dạy con biết đọc sớm thì thật sự dù ở độ tuổi nào, trẻ cũng được hưởng lợi từ việc người lớn chăm đọc sách cho nghe. Khi việc đọc trở thành thói quen hàng ngày, trẻ sẽ tiếp thu nhanh hơn các các kỹ năng cần thiết cho việc tự đọc. Vì vậy, hãy đọc cho con bạn nghe và đưa con cùng đến thư viện để chọn sách.
Bạn nên tìm kiếm các chủ đề sách có điểm tương đồng quen thuộc với bé. Khi bé cảm thấy câu chuyện giống mình ở một điểm nào đó, bé có thể sẽ hào hứng tham gia việc đọc và chọn lựa sách hơn.
Hãy trò chuyện, trao đổi với con nhiều nhất có thể. Sử dụng ngôn ngữ cũng quan trọng như việc đọc khi nói đến việc phát triển các kỹ năng đọc viết.
Ngoài việc hỏi “chuyện gì sẽ xảy ra sau đó nhỉ” trong một câu chuyện (để xác định là con bạn có hiểu câu chuyện hay không), bạn cũng có thể tự kể câu chuyện của bản thân. Hãy kết hợp thêm từ vựng mới đúng chỗ, đúng thời điểm. Theo thời gian, trẻ có thể tạo ra mối liên hệ giữa những từ bạn nói và những từ chúng thấy được viết trên các trang sách yêu thích của chúng.
Blog liên quan: Phương pháp giáo dục trẻ mầm non nào tốt nhất hiện nay?
Dạy trẻ biết đọc sớm bằng những từ ngữ ở xung quanh chúng ta. Nếu con bạn tỏ ra thích thú, hãy cân nhắc dành thời gian chỉ ra các từ hoặc ít nhất là các tổ hợp chữ cái khác nhau trên những thứ như hộp sữa hay các bảng hiệu gần nhà. Đừng vội đố bé mà hãy làm như: “Ồ! Con có thấy từ bự bự viết trên hộp kia không? Nó ghi là s-ữ-a - SỮA!”
Bạn có thể làm như vậy với bất cứ thứ gì có chữ ngoài sách để dần dần con bạn sẽ thấy từ ngữ và đọc ở khắp mọi nơi.
Khi bạn đã quan sát các từ và chữ cái xung quanh môi trường của con bạn, hãy biến nó thành một trò chơi. Bạn có thể yêu cầu bé xác định chữ cái đầu tiên trên bảng hiệu của cửa hàng tạp hóa. Hoặc có thể để bé xác định các con số trên nhãn sữa hoặc nhãn mác đồ chơi bé thích.
Trong khi con chỉ mới học cách cầm bút màu hoặc bút chì, chúng có thể tận hưởng cơ hội để “viết”. Đánh vần tên của con bạn hoặc để chúng viết tên trên một tờ giấy. Điều này sẽ giúp cho con bạn thấy mối quan hệ giữa đọc và viết, củng cố kỹ năng có thể dạy trẻ biết đọc sớm.
Khi con bạn đã thành thạo các từ đơn giản, bạn có thể tiếp tục với những từ yêu thích của con mình hoặc có thể cùng nhau viết những ghi chú ngắn cho các thành viên gia đình hoặc bạn bè. Đọc các từ cùng nhau, để con sai chính tả và duy trì trạng thái vui vẻ.
Nếu con bạn không thích viết, bạn có thể thử lấy một số nam châm bảng chữ cái và tạo thành các từ trên tủ lạnh của mình. Hoặc hãy thử dùng ngón trỏ viết chữ trên cát hoặc kem cạo râu vào khay nếu bạn không ngại phải dọn dẹp một đống hỗn độn.
Sau khi bạn đã nắm được một số từ yêu thích của con, hãy cân nhắc viết một số nhãn và dán chúng lên các đồ vật trong nhà, chẳng hạn như tủ lạnh, ghế hoặc bàn bếp.
Sau khi con bạn đã thực hành nhiều hơn với các nhãn này, hãy thử thu thập chúng lại với nhau và sau đó để con bạn đặt chúng vào đúng vị trí. Lúc đầu, hãy bắt đầu chỉ với một vài từ và sau đó tăng dần số lượng khi con bạn trở nên quen thuộc hơn.
Có rất nhiều bài hát dành cho trẻ nhỏ có kết hợp các chữ cái và đánh vần. Và ca hát là một cách thú vị để bé rèn luyện các kỹ năng đọc viết một cách hứng thú và dễ dàng.
Ghép vần là một hoạt động tuyệt vời để phát triển kỹ năng đọc viết. Nếu bạn đang ở trong ô tô hoặc đang xếp hàng chờ đợi tại một nhà hàng, hãy thử hỏi con bạn “Con có thể nghĩ ra những từ có vần với “bánh” không?” Và hãy để con nói ra càng nhiều càng tốt.
Cha mẹ cần có định hướng dài hạn về lộ trình học tập cho con khi quyết định đồng ý với việc “có nên dạy con biết đọc sớm”. Tuy nhiên, kỳ vọng của cha mẹ cũng cần cân bằng với khả năng của trẻ để tránh bị thất vọng cũng như bi quan về tương lai của trẻ. Thông qua bài viết này, Kiddihub hi vọng các bậc phụ huynh đã có những thông tin thật hữu ích để hỗ trợ trẻ biết đọc sớm.
Đăng bởi: ThuHuong
So sánh chi tiết: Tiểu học, mầm non Phù Đổng và Tiểu học, mầm non Việt Mỹ - Nên chọn trường nào cho con?
So sánh và đánh giá các trường mầm non song ngữ Montessori nổi bật ở Thủ Đức
So sánh các trường chuyên cấp 3 ở Hà Nội nổi tiếng về chất lượng học
So sánh nhanh: Mầm non Kids Garden và Green Pearl - Trường nào nổi bật hơn?
Top 5 trường mầm non dành cho bé 6 tháng tuổi ở Hà Nội uy tín
So sánh Sakura Montessori với IQ Hạ Long: Trường nào vượt trội hơn?
Tìm trường/trung tâm học tốt nhất cho con
23/11/2024
12
Đọc tiếp
23/11/2024
22
Đọc tiếp
22/11/2024
68
Đọc tiếp
22/11/2024
95
Đọc tiếp
22/11/2024
118
Đọc tiếp
21/11/2024
137
Đọc tiếp
21/11/2024
159
Đọc tiếp
20/11/2024
185
Đọc tiếp