Tìm hiểu về tự kỷ và dấu hiệu trẻ tự kỷ qua từng độ tuổi
Dấu hiệu trẻ tự kỷ qua từng độ tuổi là kiến thức dạy conmà ba mẹ cần biết để hỗ trợ và can thiệp kịp thời. Cách dấu hiệu này có thể xuất hiện từ những giai đoạn tuổi sơ sinh và tiếp tục phát triển qua các độ tuổi khác nhau. Hãy cùng Kiddihub tìm hiểu xem trẻ tự kỷ có những dấu hiệu như thế nào bạn nhé.
Tìm hiểu qua về tự kỷ ở trẻ
Tự kỷ là một hội chứng khiến trẻ gặp khó khăn trong giao tiếp và tương tác xã hội, hạn chế trong việc kiểm soát ngôn ngữ, hành vi và cảm xúc. Điều này dẫn đến việc trẻ khó hòa nhập vào xã hội. Ở mức độ nhẹ của hội chứng tự kỷ, trẻ chỉ có một số dấu hiệu không đáng kể. Nếu không để ý đến dấu hiệu trẻ tự kỷ qua từng độ tuổi, trẻ sẽ ngày càng cô lập bản thân, gây ra nhiều tác động tiêu cực đối với sự phát triển của trẻ.
Tìm hiểu về tự kỷ ở trẻ
Mặc dù nguyên nhân chính xác gây ra tự kỷ ở trẻ vẫn chưa được xác định, các nhà khoa học đã đưa ra một số giả thiết. Một số giả thiết cho rằng tự kỷ có thể xuất phát từ:
Sự phát triển không đồng đều của não bộ do một số yếu tố di truyền hoặc tổn thương trong não.
Trong quá trình mang thai, việc tiếp xúc với các chất độc hại như thuốc lá, rượu bia, ma túy cũng có thể tăng nguy cơ trẻ tự kỷ sau khi sinh.
Môi trường không thuận lợi, bao gồm sự tiếp xúc với các chất độc hại, ô nhiễm môi trường và thiếu sự quan tâm, dạy dỗ từ gia đình cũng được cho là yếu tố có thể tăng nguy cơ tự kỷ.
Tuy tự kỷ là một hội chứng không thể chữa khỏi, tuy nhiên, nếu phát hiện sớm dấu hiệu trẻ tự kỷ qua từng độ tuổi, trẻ tự kỷ có thể phát triển và hòa nhập vào xã hội một cách tốt nhất. Việc sớm nhận biết và hành động khi nghi ngờ con có dấu hiệu tự kỷ rất quan trọng. Cha mẹ cần tìm kiếm sự tư vấn và hỗ trợ từ các chuyên gia như bác sĩ, nhà tâm lý học hoặc các tổ chức hỗ trợ trẻ tự kỷ để đảm bảo con nhận được giáo dục tốt nhất.
Dấu hiệu trẻ tự kỷ qua từng độ tuổi, giai đoạn cụ thể
Tổng hợp các dấu hiệu trẻ tự kỷ qua từng độ tuổi, giai đoạn cụ thể
Vậy hành vi trẻ tự kỷ là gì? Trẻ tự kỷ khó ngủ có thật hay không? Ở mỗi giai đoạn phát triển, các biểu hiện tự kỷ ở trẻ lại khác nhau. Sau đây là các triệu chứng của trẻ tự kỷ qua từng độ tuổi:
Dưới 12 tháng tuổi
Dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 6 tháng đến 12 tháng:
Không biểu hiện sự thích thú.
Không giao tiếp bằng mắt.
Không phản ứng khi được gọi bằng tên, không quay đầu lại để tìm hiểu nguồn âm thanh hoặc không phản ứng trước tiếng ồn lớn.
Dấu hiệu trẻ tự kỷ 12 tháng thường không thể hiện sự quan tâm đến các trò chơi mà trẻ em khác thích.
Có thể nhận biết trẻ tự kỷ qua tiếng khóc: Trẻ tự kỷ thường khó với độ cao âm thanh lớn.
Không sử dụng cử chỉ.
12 - 24 tháng tuổi
Trẻ không thể hiện cử chỉ khi 12 tháng tuổi, như chỉ tay, vẫy tay, bắt tay, nhìn vào mắt, hay cười đáp lại.
Trẻ không bắt đầu nói bập bẹ khi 12 tháng tuổi, không sử dụng từ đơn khi 16 tháng, và chỉ nói câu có hai từ khi 24 tháng.
Trẻ mất đi kỹ năng ngôn ngữ hoặc kỹ năng xã hội đã có trước đó.
Trẻ có vẻ phớt lờ hoặc không chú ý đến những người xung quanh.
Trẻ thường lặp đi lặp lại một cử động cơ thể cụ thể hoặc một hành động nhất định.
Dưới đây là dấu hiệu trẻ tự kỷ 2 tuổi cùng các dấu hiệu trẻ tự kỷ 3 tuổi:
Trẻ không nói được hơn 15 từ.
Không đi bộ hoặc kiễng chân.
Trẻ không hiểu chức năng của các đồ dùng như nĩa.
Trẻ không bắt chước hành động hoặc lời nói của cha mẹ.
Trẻ không sử dụng các đồ vật cho mục đích riêng của mình.
Trẻ không thể thực hiện các chỉ dẫn đơn giản.
Trẻ thích ở một mình.
Trẻ không hiểu sự thay phiên nhau trong giao tiếp.
Trẻ có kỹ năng nói và ngôn ngữ phát triển chậm.
Trẻ không phản ứng khi được gọi bằng tên.
Trẻ tránh giao tiếp bằng mắt.
Trẻ thích thực hiện các hành động lặp đi lặp lại.
Trẻ gặp khó khăn trong việc biểu đạt cảm xúc của mình.
Trẻ khó hiểu cảm xúc của người khác.
Trẻ không quan tâm đến tương tác xã hội và giao tiếp.
Trẻ không trả lời đúng câu hỏi.
Trẻ không hiểu những tình huống hài hước.
Trẻ buồn bã với những thay đổi nhỏ trong thói quen.
Trẻ thường lặp lại câu người khác nói.
Trẻ không kết bạn và không quan tâm đến việc này.
Trẻ có sở thích ám ảnh về một số chủ đề cụ thể.
Trẻ thích những phần cụ thể của đồ vật, như bánh xe quay.
Trẻ không biểu hiện sự thích thú trên khuôn mặt.
Trẻ không sử dụng cử chỉ giao tiếp như vẫy tay để tạm biệt.
4 - 6 tuổi
Biểu hiện nhận biết trẻ mắc bệnh tự kỷ qua từng độ tuổi
Trẻ không giao tiếp bằng mắt, tránh ánh nhìn của người khác.
Trẻ không phản hồi khi được gọi tên, không chú ý đến lời gọi của người khác.
Trẻ thường tự chơi một mình, không có sự tương tác xã hội với người khác.
Trẻ gặp khó khăn trong việc hiểu và biểu đạt cảm giác của mình.
Trẻ không trả lời đúng câu hỏi hoặc không hiểu câu hỏi được đặt.
Trẻ không thích tiếp xúc cơ thể, tránh những cử chỉ vật lý từ người khác.
Trẻ không có khả năng kể chuyện hoặc không thể xây dựng một câu chuyện có cấu trúc.
Trẻ có những hành vi mất kiểm soát như hung hăng, tự làm đau bản thân và người khác.
Trẻ không biết cách bộc lộ cảm xúc của mình với những người xung quanh.
Trẻ có ít hoạt động vận động, thích ngồi yên một chỗ.
Trẻ không thể tập trung vào một công việc trong thời gian dài.
Trẻ không hiểu sự khác biệt giữa thực tế và hư cấu.
Trẻ có xu hướng thu mình và ít tương tác với bạn bè.
Trẻ sử dụng ngữ pháp sai, thường nói câu ngược lại.
Trẻ không kể cho cha mẹ biết về những hoạt động mà chúng đã làm trong ngày.
Trẻ có thể mất đi những kỹ năng mà trước đây đã có.
Cha mẹ cần làm gì khi phát hiện dấu hiệu trẻ tự kỷ qua từng độ tuổi?
Cần làm gì khi phát hiện dấu hiệu trẻ tự kỷ qua từng độ tuổi
Khi phát hiện các dấu hiệu trẻ tự kỷ qua từng độ tuổi, cha mẹ cần thực hiện các bước sau:
Tìm kiếm tư vấn từ các bác sĩ và chuyên gia: Khi phát hiện dấu hiệu trẻ tự kỷ qua từng độ tuổi, cha mẹ nên tìm đến các chuyên gia, bác sĩ để được tư vấn và đánh giá tình trạng của con. Việc này sẽ giúp xác định chính xác và sớm những khó khăn mà trẻ đang gặp phải.
Điều trị sớm: Điều trị sớm là rất quan trọng để giúp trẻ tự kỷ phát triển các kỹ năng cần thiết trong cuộc sống. Các bác sĩ và chuyên gia sẽ đề xuất phương pháp điều trị phù hợp dựa trên mức độ và tình trạng của trẻ, bao gồm cả sử dụng thuốc và các phương pháp tâm lý học.
Quan tâm và chăm sóc đặc biệt: Sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt từ cha mẹ và gia đình là yếu tố quan trọng trong việc cải thiện tình trạng của trẻ. Khi phát hiện dấu hiệu trẻ tự kỷ qua từng độ tuổi, gia đình cần kiên nhẫn, nhẫn nại trong việc đồng hành cùng trẻ bước qua những khó khăn. Các thành viên nên tạo môi trường ủng hộ và thể hiện tình yêu đối với trẻ.
Theo dõi và tương tác: Người thân và gia đình cần theo dõi hành vi và tình trạng của trẻ. Liên tục trao đổi với các chuyên gia, bác sĩ tâm lý trẻ em và giáo viên để cập nhật về tiến trình, điều chỉnh phương pháp can thiệp phù hợp với trẻ.
Giáo dục can thiệp: Phương pháp giáo dục can thiệp thường được áp dụng để điều trị tự kỷ ở trẻ sau khi phát hiện các biểu hiện trẻ tự kỷ qua từng độ tuổi. Điều trị được thực hiện bằng cách kết hợp giữa gia đình và trường học, theo hướng dẫn khoa học từ các chuyên gia. Mục tiêu là giúp trẻ cải thiện kỹ năng xã hội và xây dựng môi trường sống tích cực.
Lời kết
Việc nhận biết và hiểu rõ các dấu hiệu trẻ tự kỷ qua từng độ tuổi là một yếu tố quan trọng trong việc đưa ra sự hỗ trợ và can thiệp hiệu quả cho trẻ tự kỷ. Sự quan tâm và chăm sóc từ gia đình, các chuyên gia và cộng đồng xung quanh sẽ giúp trẻ tự kỷ có cơ hội phát triển và hòa nhập vào xã hội một cách tốt nhất.