Siêu ưu đãi đầu năm chỉ có trên KiddiHub

Giảm 100% học phí tháng đầu
0 giờ : 0 phút : 0 giây
Tìm kiếm bài viết

Béo phì ở trẻ mầm non có đáng lo sợ không? Xem ngay! 

Đăng vào 01/08/2023 - 11:52:56

148

Mục lục

Xem thêm

Béo phì ở trẻ mầm non có đáng lo sợ không? Xem ngay! 

Béo phì ở trẻ mầm non là nỗi lo sợ của nhiều bậc phụ huynh hiện nay. Bởi căn bệnh này không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe, tâm lý mà còn làm thay đổi các vấn đề sinh hoạt hàng ngày. 

Vậy làm cách nào để ngăn chặn tình trạng béo phì ở trẻ mầm non? Mời bạn tìm hiểu và khám phá qua nội dung Kiddihub chia sẻ bên dưới đây. 

Bệnh béo phì ở trẻ mầm non có sao không? 

Béo phì ở trẻ mầm non là tình trạng chất béo trong cơ thể trẻ bị dư thừa, không thể chuyển hóa hết thành năng lượng mà chúng tích lũy dưới dạng mỡ thừa tại một số bộ phận như bắp tay, chân, đùi , bụng,…. hoặc toàn bộ cơ thể. 

beo-phi-o-tre-mam-non-1
Béo phì ở trẻ mầm non sẽ gây mắc bệnh về xương khớp, rối loạn nội tiết tố, nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch đồng thời khiến bé cảm thấy xấu hổ, tự ti 

Chắc hẳn mọi người đều biết rằng béo phì chính là một căn bệnh và chúng sẽ có nhiều tác hại, cụ thể như sau: 

- Mắc bệnh về xương khớp của trẻ và làm ảnh hưởng tới quá trình phát triển chiều cao.

- Ảnh hưởng đến tâm lý của bé như cảm thấy xấu hổ, tự ti khi gặp phải những nhận xét tiêu cực về ngoại hình từ bạn bè hay người thân. 

- Béo phì ở trẻ có thể gây nguy cơ bị rối loạn nội tiết tố dẫn đến nhiều hệ lụy sau này như dậy thì sớm, yếu sinh lý ở nam, đa nang buồng trứng ở nữ,….  

- Dễ mắc các bệnh về tim mạch.

Bên cạnh đó, trẻ bị béo phì còn dễ dàng gặp tình trạng khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc, dễ bị suy giảm trí nhớ, không tập trung khi học tập hoặc xuất hiện dấu hiệu trẻ phát triển không bình thường.

Xem thêm: Tìm kiếm bảo mẫu tốt nhất cho bé 

Nguyên nhân khiến trẻ mầm non bị mắc triệu chứng béo phì 

Nguyên nhân béo phì ở trẻ em có thể đến từ các yếu tố tác động ở bên ngoài hoặc một số ảnh hưởng sinh lý từ bên trong, cụ thể như sau: 

✅ Yếu tố tác động từ bên ngoài 

Bố mẹ thường xuyên cho bé ăn thức ăn có nhiều đường và chất béo hoặc các món ăn chế biến sẵn cho bữa chính để tiện lợi hơn mà không biết rằng sẽ gây ảnh hưởng cho trẻ. 

Trẻ lười vận động, lạm dụng các thiết bị điện tử để giải trí như điện thoại, tivi, máy chơi game,.. đồng thời sử dụng nhiều món ăn vặt khiến lượng mỡ tích tụ ngày một nhiều hơn. 

Nhiều bậc phụ huynh có suy nghĩ rằng các bé càng mập mạp lại càng khỏe mạnh nhưng lại không cung cấp dinh dưỡng hợp lý & cân đối. 

✅ Yếu tố từ bên trong

Đây cũng là một trong những vấn đề về đường di truyền mà phụ huynh cần chú ý cho trẻ. Bởi nếu bản thân bố hoặc mẹ hay người thân mang thể chất dễ tăng cân, thừa cân thì khả năng bé bị béo phì cao hơn. 

Một số hội chứng khiến trẻ bị rối loạn ăn uống như thèm ăn. Ngoài ra, tình trạng tâm lý không ổn định, căng thẳng cũng sẽ kích thích trẻ ăn nhiều hơn bình thường. 

Bên cạnh đó, trẻ điều trị với Corticoid trong thời gian dài cũng có thể gây phù, dễ hiểu lầm là béo phì.

beo-phi-o-tre-mam-non-2
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng béo phì là do yếu tố tác động từ bên ngoài và ảnh hưởng sinh lý ở bên trong 

Cách phòng ngừa bệnh béo phì ở trẻ mầm non hiệu quả 

Vấn đề trẻ tăng cân hiện nay ở bé đã trở nên phổ biến và xuất hiện nhiều hiện nay. Theo đó, giải pháp cho trẻ béo phì cần thực hiện đúng cách, hợp lý để đảm bảo an toàn sức khỏe an toàn cho con, có thể kể đến một số cách phòng ngừa dưới đây: 

beo-phi-o-tre-mam-non-3
Cha mẹ cần điều chỉnh khẩu phần ăn cho bé bằng cách hạn chế cho con sử dụng món ăn chứa nhiều chất béo, tinh bột như gà rán, snack, khoai tây chiên,…

- Đối với trẻ chưa cãi sữa cần được bú sữa mẹ mỗi ngày xen kẽ với các bữa ăn dặm lỏng nhẹ nhưng đầy đủ chất dinh dưỡng theo ô vuông thức ăn bao gồm protid, lipid, glucid, vitamin và chất khoáng. 

- Bên cạnh đó, cha mẹ cần điều chỉnh khẩu phần ăn hợp lý, hạn chế cho bé sử dụng các món ăn chứa nhiều chất béo, tinh bột hay loại thức ăn nhanh như gà rán, khoai tây chiên, bánh kẹp,… hoặc các loại snack, bột chiên, bánh kẹo, nước ngọt có gas,…

- Thêm vào đó, bạn nên tăng cường nhiều trái cây, rau xanh trong các bữa ăn hàng ngày của bé để giúp bổ sung nhiều vi chất có lợi cho cơ thể đồng thời hỗ trợ cho hệ miễn dịch chống lại các loại vi khuẩn xâm nhập, virus gây hại. 

- Bạn nên dạy con thoát khỏi các thiết bị giải trí, trò chơi điện tử bằng cách đưa con tham gia nhiều hoạt động ngoài trời như ở các khu vui chơi, một số bộ môn thể thao như bóng đá, bơi lội, bóng rổ, trượt ván, cầu lông,….

Điều đó giúp cho trẻ rèn luyện cơ thể tốt, tăng cường thêm khả năng trao đổi chất và ngăn ngừa sự tích lũy của chất béo dư thừa. 

Các loại đồ ăn tốt cho trẻ giúp tránh tình trạng béo phì

Để giúp tránh tình trạng thừa cân, bậc phụ huynh cần lên cho bé ăn các món đồ ăn có đầy đủ chất cùng chế độ dinh dưỡng hợp lý. Dưới đây là một số loại đồ ăn tốt cho trẻ, bạn không nên bỏ qua: 

✅ Hải sản

Hải sản là món ăn thay thế thịt giúp bé tránh những loại chất béo chuyển hóa gây ra.

Thay vào đó, cá, tôm hay mực đều là thực phẩm giàu vitamin A, vitamin B và Canxi giúp hỗ trợ sự tăng trưởng của trẻ. 

✅ Trái cây

Bạn có thể dùng các loại trái cây như thực phẩm đông lạnh, sấy khô để cắt nhỏ, xay nhuyễn cho trẻ dễ ăn. 

Đặc biệt, cha mẹ nên chuẩn bị bơ cho con ăn mỗi ngày bằng cách say hoặc chế biến thàm món súp giúp tăng cao tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non mà không lo tăng cân. 

Không những vậy, bơ còn cung cấp chất béo tốt cho não giúp con phát triển thể chất tốt hơn. Mẹ có thể bắt đầu cho con ăn bơ từ khi bé đã tròn 6 tuổi. 

Có nhiều chuyên gia dinh dưỡng cho rằng các bà mẹ nên chọn bơ làm thực phẩm đầu tiên nên cho trẻ nếm thử khi mới bắt đầu ăn dặm. 

✅ Trứng

Một quả trứng thông thường rất giàu protein nên trung bình có thể chứa khoảng 26 gram. 

Do vậy mà, bạn có thể thay thế một lượng thịt nhỏ bằng trứng để có thể giúp con ngăn ngừa tình trạng béo phì, thừa cân. 

✅ Rau xanh

Trên thực tế, rau xanh có chứa rất nhiều chất xơ giúp trẻ béo có thể giảm cân và tránh tình trạng bị táo bón ở trẻ nhỏ. 

Đối với những con nhỏ chưa nhai được, bố mẹ nên bổ sung rau xanh bằng cách xay nhuyễn nấu với cháo hoặc cho trẻ thưởng thức các loại súp rau củ. 

✅ Dầu Ô-liu

Ô liu được coi là một loại dầu thực phẩm có thể cung cấp cho con em mình các chất béo cần thiết cho sự phát triển của não bộ và tăng trưởng. 

Phụ huynh có thể sử dụng ô-liu cho bé dưới dạng dầu ăn hoặc quả tươi bởi sản phẩm rất giàu calo và ngăn chặn tình trạng tăng cân quá mức. 

Có thể nói, khi bạn lên thực đơn cho trẻ béo phì ở mầm non hợp lý sẽ không phải lo lắng tình trạng thừa cân quá mức rồi dẫn đến bệnh béo phì. 

beo-phi-o-tre-mam-non-4
Để giúp tránh tình trạng thừa cân, bậc phụ huynh cần cho bé ăn các món đồ ăn có nhiều chất dinh dưỡng hơn như rau xanh, hải sản, trái cây,…

Tham khảo ngay: Top các trung tâm can thiệp sớm, trung tâm trẻ tự kỷ, trung tâm trẻ chậm phát triển

Kết luận

Như vậy, nếu bậc phụ huynh thường xuyên quan tâm, lưu ý đến chế độ ăn uống và vận động sẽ giúp tránh khỏi tình trạng béo phì ở trẻ mầm non. Hy vọng nội dung chia sẻ của bài viết trên sẽ giúp bạn đưa ra được biện pháp phòng tránh hiệu quả đồng thời đảm bảo sức khỏe của con. 

Đăng bởi: PhamMai

PhamMai PhamMai

Bài viết liên quan

Trại hè quân đội, học kỳ quân đội 2025: Thông tin đầy đủ từ A-Z phụ huynh cần biết

23/04/2025

15

Trại hè quân đội, học kỳ quân đội 2025: Thông tin đầy đủ từ A-Z phụ huynh cần biết
Trại hè quân đội là gì, học phí bao nhiêu, có nên cho trẻ tham gia? Khám phá toàn bộ sự thật về học kỳ quân đội: nội dung đào tạo, lợi ích, rủi ro và nơi học uy tín

Đọc tiếp

Hoạt động hè cho trẻ mầm non: Hành trang lý tưởng cho một mùa hè bổ ích và trọn vẹn

22/04/2025

47

Hoạt động hè cho trẻ mầm non: Hành trang lý tưởng cho một mùa hè bổ ích và trọn vẹn
Khám phá hoạt động hè cho trẻ mầm non giúp bé phát triển toàn diện, vui chơi sáng tạo và rèn luyện kỹ năng sống. Gợi ý chi tiết từ KiddiHub

Đọc tiếp

Cách tính lương giáo viên mầm non mới nhất từ 01/7/2024

19/04/2025

80

Cách tính lương giáo viên mầm non mới nhất từ 01/7/2024
Cách tính lương giáo viên mầm non từ 01/7/2024 đối với viên chức. Cách tính lương giáo viên mầm non khi ký hợp đồng lao động. Cùng Kiddihub tìm hiểu nhé!

Đọc tiếp

10 nguyên tắc vàng nuôi dạy con đúng cách bố mẹ nên biết

12/04/2025

161

10 nguyên tắc vàng nuôi dạy con đúng cách bố mẹ nên biết
10 nguyên tắc vàng nuôi dạy con đúng cách bố mẹ nên biết. Những câu hỏi thường gặp giúp phụ huynh nuôi dạy con đúng cách

Đọc tiếp

Ý nghĩa câu tục ngữ "Con dại cái mang là gì"

12/04/2025

178

Ý nghĩa câu tục ngữ "Con dại cái mang là gì"
Ý nghĩa câu tục ngữ "Con dại cái mang là gì". Phân tích và giải thích câu tục ngữ "Con dại cái mang" (5 Mẫu). Hãy cùng Kđihub tìm hiểu nhé!

Đọc tiếp

15 cách nuôi dạy con cái của người Việt Nam mà không ở đâu có

12/04/2025

151

15 cách nuôi dạy con cái của người Việt Nam mà không ở đâu có
15 cách nuôi dạy con cái của người Việt Nam mà không ở đâu có. Nuôi con theo dư luận – Cha mẹ dễ đánh mất chính mình. Hãy cùng Kiddihu tìm hiểu nhé!

Đọc tiếp

Các cách nuôi dạy con khoa học mà cha mẹ nên biết

12/04/2025

129

Các cách nuôi dạy con khoa học mà cha mẹ nên biết
Các cách nuôi dạy con khoa học mà cha mẹ nên biết. Những sai lầm phổ biến trong việc nuôi dạy con theo khoa học. Hãy cùng Kiddihub tìm hiểu nhé!

Đọc tiếp

Cách dạy con khi con ăn trộm tiền cực kỳ hiệu quả

12/04/2025

172

Cách dạy con khi con ăn trộm tiền cực kỳ hiệu quả
Cách dạy con khi con ăn trộm tiền cực kỳ hiệu quả. Phải làm gì khi con vẫn tiếp tục trộm tiền dù đã được nhắc nhở? Hãy cùng Kiddihub tìm hiểu nhé!

Đọc tiếp

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • ...
  • Trang tiếp