Chương trình giáo dục tại Mầm non COZYHOME được xây dựng và chắt lọc dựa trên chương trình chuẩn quốc gia về giáo dục mầm non, tích hợp với những phương pháp giáo dục tiên tiến hiện đại dựa trên lý thuyết giáo dục của Montessori, Reggio Emillia, ... nhằm giúp các con phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và tâm hồn. Qua công tác nghiên cứu và kinh nghiệm thực tế chúng tôi tin rằng không một phương pháp giáo dục riêng lẻ nào là hoàn hảo và phù hợp với tất cả mọi trẻ.
Nhà trường cam kết khi các con ra trường bước vào cấp học mới “ tiểu học” được trang bị đầy đủ kỹ năng và kiến thức, đỗ vào các trường tiểu học chất lượng cao. Với chương trình học được xây dựng kỹ lưỡng và môi trường giáo dục tiên tiến, Cozy Home đặt mục tiêu mang đến cho trẻ nền tảng giáo dục tốt nhất ngay từ những năm đầu đời.
Các con sẽ được học gì tại Trường Mầm Non Cozy Home - Bạch Đằng ?
1. Bài học phát triển nhận thức và tư duy:
- Cảm thụ âm: giúp trẻ cảm thụ âm tốt, thúc đẩy năng lực nhận thức, thúc đẩy năng lực biểu hiện.
- Đọc truyện tranh có minh họa: giúp rèn luyện năng lực tập trung, năng lực tưởng tượng, năng lực đọc cho trẻ.
- Flash card: rèn luyện trí nhớ trong thời gian ngắn, năng lực nhận thức, vốn từ vựng cho trẻ.
- Nhận biết màu sắc: rèn luyện khái niệm về màu sắc, cảm thụ nghệ thuật, năng lực biểu hiện.
- Hình dáng, hình họa: rèn luyện khái niệm về hình khối, năng lực tưởng tượng, năng lực nhận thức không gian.
- Nhận biết về số: rèn luyện khái niệm về số, năng lực hình tượng hóa, ghi nhớ hình ảnh.
- Nhận biết về lượng: rèn luyện khái niệm về lượng, năng lực trực quan, khái niệm phân số.
- Dạy so sánh, quan sát: rèn luyện khái niệm về so sánh, năng lực quan sát, lý giải từ trái nghĩa.
- Dạy thứ tự: rèn luyện khái niệm về thứ tự, nhận thức không gian, khái niệm về vị trí, tọa độ.
- Tập phát hiện điểm sai khác: rèn luyện năng lực nhận thức, năng lực quan sát, và năng lực tập trung.
- Luyện trí nhớ: rèn luyện năng lực ghi nhớ hình ảnh, năng lực tái hiện, tốc độ đọc nhanh.
- Luyện hình ảnh còn lưu lại trong não bộ: rèn luyện khả năng hình ảnh hóa (image), năng lực tập trung, rèn luyện tinh thần.
- Luyện năng lực xử lý: rèn luyện năng lực viết, tính toán, năng lực tập trung.
- Luyện nghe đọc và viết chính tả: rèn luyện năng lực tưởng tượng, năng lực biểu hiện, năng lực văn chương.
2. Bài học phát triển kỹ năng tưởng tượng, sáng tạo và biểu đạt:
- Trò chơi xếp hình: rèn luyện năng lực nhận thức không gian, xử lý thông tin, giải quyết vấn đề.
- Trò chơi phán đoán: rèn luyện năng lực cảm nhận, trực quan (trực giác), và tri giác, xúc giác.
- Trò chơi ghép hình: rèn luyện năng lực tưởng tượng, phán đoán, tư duy.
- Luyện trí tưởng tượng bằng hình ảnh minh họa: rèn luyện năng lực biểu hiện, năng lực miêu tả bằng hình ảnh, năng lực văn học.
- Luyện sự liên tưởng: rèn luyện suy nghĩ phổ quát, liên tưởng, năng lực ngôn ngữ, từ vựng, năng lực biểu hiện.
- Học vẽ: rèn luyện cách cầm bút, năng lực biểu hiện, sáng tạo.
- Chơi mê cung: rèn luyện năng lực cầm bút, sự tập trung, xử lý thông tin.
- Dạy trẻ làm thơ: rèn luyện năng lực sáng tạo, năng lực biểu hiện, năng lực văn chương.
3. Nhóm phát triển kỹ năng sống và hành vi xã hội:
- Tập đi chợ, mua hàng: dạy trẻ khái niệm tiền bạc, khái niệm tiền thừa (tiền thối lại), cảm giác về tiền tệ.
- Tập diễn kịch, tự diễn thuyết giới thiệu bản thân: rèn luyện năng lực biểu hiện, năng lực diễn thuyết, khả năng khẳng định và đánh giá bản thân.
- Tiếng Anh với người bản ngữ.
- Kỹ năng sống, hành trang cho bé vào lớp 1.
4. Bài học phát triển giác quan và cảm xúc:
- Phát triển 5 giác quan: rèn luyện cảm giác, cảm âm, điều hòa được cảm xúc.
- Luyện về xúc giác và nhận thức cơ thể: rèn luyện năng lực đánh giá bản thân, giá trị tồn tại của bản thân, động lực để hành động.
5. Hoạt động ngoại khóa và khám phá:
- Hoạt động dã ngoại, khám phá thiên nhiên, tổ chức các sự kiện, lễ hội, …