Giới thiệu chung Trường Đại học Việt Nhật - Đại học Quốc gia Hà Nội
Trường Đại học Việt Nhật (tiếng Anh: VNU Hanoi-Vietnam Japan University, viết tắt: VNU Hanoi-VJU, tiếng Nhật: 日越大学にちえつだいがく, chuyển tự Nichi-Etsu Daigaku / Nhật-Việt Đại Học) là trường đại học thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội, được thành lập theo Quyết định 1186/QĐ-TTg ngày 21/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ, ra đời dựa trên ý tưởng của lãnh đạo cấp cao của hai nước Việt Nam và Nhật Bản, phát triển theo mô hình đại học nghiên cứu, tập trung vào hai lĩnh vực công nghệ kỹ thuật tiên tiến và khoa học liên ngành.
Thế mạnh của Trường là mạng lưới đối tác đại học Nhật Bản như Đại học Tokyo, Đại học Osaka, Đại học Tsukuba, Đại học Quốc lập Yokohama, Đại học Waseda, Đại học Ritsumeikan, Đại học Ibaraki.
Mô hình Trường Đại học Việt Nhật là mô hình đại học xuất sắc mới, được xây dựng theo phong cách Nhật Bản với sự điều chỉnh phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Trường hướng đến sự phát triển bền vững dựa trên nền tảng tự chủ cao trong hoạt động.
Sự khác biệt
- Sản phẩm đào tạo mới, chất lượng quốc tế
- Các sản phẩm khoa học, công nghệ mới, có tính liên ngành cao
- Môi trường học thuật quốc tế
- Đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên đa văn hóa
- Theo đuổi triết lý giáo dục khai phóng
Sứ mệnh
Cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao và các sản phẩm nghiên cứu, chuyển giao tri thức trong các lĩnh vực khoa học xã hội liên ngành nói riêng và khoa học liên ngành nói chung phục vụ sự phát triển bền vững.
Thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong các lĩnh vực xã hội liên ngành nói riêng và khoa học liên ngành nói chung.
Xúc tiến chuyển giao tri thức giữa Việt Nam và Nhật Bản.
Tầm nhìn đến năm 2030
Trở thành đơn vị đào tạo và nghiên cứu có uy tín hàng đầu ở Châu Á trong các khoa học xã hội liên ngành, đặc biệt các lĩnh vực Việt Nam và Nhật Bản có thế mạnh, tiềm năng hợp tác.
Đóng góp vào tầm nhìn 2030 của Trường Đại học Việt Nhật: Trở thành trường đại học nghiên cứu có uy tín hàng đầu ở Châu Á trong lĩnh vực khoa học liên ngành; Đạt vị trí hàng đầu Châu Á trong lĩnh vực nghiên cứu Khoa học bền vững.
Triết lý
Giáo dục khai phóng; học tập và nghiên cứu để thúc đẩy sự phát triển bền vững.