Ảnh thumbnail 0
Ảnh thumbnail 1
Ảnh thumbnail 2
Ảnh thumbnail 3
Mầm non Măng Trúc Xinh- Can Thiệp Sớm Chương Mỹ

Mầm non Măng Trúc Xinh- Can Thiệp Sớm Chương Mỹ

Số nhà 113, khu Yên Sơn - Thị trấn Chúc Sơn, Huyện Chương Mỹ, Hà Nội
Tư thục
20
Đăng ký học
Ưu đãi

Tổng hợp từ đánh giá từ phụ huynh

0.00 /5

Tổng quan

Khoảng học phí

Từ 3 triệu đến 4 triệu VND / tháng

Chi tiết biểu phí và chính sách học phí

Loại hình đào tạo

Mầm non

Độ tuổi học sinh, học viên

18 tháng - 6 tháng

Số điện thoại

Địa chỉ

Huyện Chương Mỹ, Hà Nội

Xem trên map

Biểu phí

Học phí

Từ 3 triệu đến 4 triệu VND / tháng

Các phí khác Hiện trường chưa cập nhật...

Giới thiệu chung Mầm non Măng Trúc Xinh- Can Thiệp Sớm Chương Mỹ

Can thiệp sớm, hỗ trợ hòa nhập dành cho các bé: Tự kỷ, chậm nói, khuyết tật trí tuệ, Down, tăng động giảm tập trung, khó khăn về học...

Background Image Banner School Adivice Request
KiddiHub Bee thumb up

Cơ sở vật chất Mầm non Măng Trúc Xinh- Can Thiệp Sớm Chương Mỹ

Background Image Banner School Adivice Request
KiddiHub Bee thumb up

Tiện ích dịch vụ

Các con sẽ được can thiệp theo các phương pháp và chương trình can thiệp sớm như:

small step, portage, PEP_R, TEACCH, 

giao tiếp bằng tranh PECS, Social story...

với hình thức can thiệp cá nhân và can thiệp nhóm.

Chương trình học

CẢM XÚC XÃ HỘI CỦA TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ

(TS. Đỗ Thị Thảo - Phó trưởng Khoa GDĐB - Trường ĐH Sư phạm Hà Nội)

1. Trẻ rối loạn phổ tự kỉ thường có khó khăn gì về cảm xúc xã hội?

Để hiểu hơn về những đặc điểm cảm xúc xã hội và những khó khăn trong cuộc sống hằng ngày của trẻ, cha mẹ cùng xem ví dụ (hình 1)

Như vậy, qua ví dụ trên, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng trẻ RLPTK có ba khó khăn chính vể cảm xúc xã hội:

· Thứ nhất, trẻ gặp khó khăn trong việc nhận biết và thể hiện các cảm xúc của chính bản thân mình. Trong các tình huống hằng ngày, rất khó để có thể nhận biết vui, buồn, tức giận, ngạc nhiên. Phần lớn các tình huống diễn ra trong cuộc sống trẻ đều không thể gọi tên được cảm xúc mình đang trải qua. Một ví dụ đơn giản rằng khi trẻ được cha mẹ cho đồ chơi con rất yêu thích, lúc đó con có thể cười thật tươi thể hiện sự hào hứng, tươi vui nhưng trẻ không thể nhận biết và gọi tên cảm xúc hiện tại của chính mình đó là cảm xúc vui vẻ. Hay trong một số tình huống, khi cha mẹ không đáp ứng những yêu cầu của con, con có thể gào thét, ăn vạ, khóc lóc nhưng con không hiểu đây là cảm xúc tức giận. Hoặc ngay tại thời điểm ấy cha mẹ hỏi rằng: “Con đang cảm thấy tức giận phải không?” con cũng sẽ không hiểu khái niệm, biểu hiện mà cha mẹ gọi tên.

· Thứ hai, trẻ RLPTK hạn chế trong việc thể hiện cảm xúc, nhu cầu của bản thân mình. Rất nhiều trường hợp cha mẹ nhận thấy khi trẻ muốn đồ ăn hoặc đồ chơi trẻ đều không biết cách thể hiện cho cha mẹ hiểu mình đang rất muốn đồ chơi đó. Đa số trẻ đều lựa chọn cách ném đồ đạc, la hét, khóc lóc hoặc tự làm đau mình để cha mẹ chú ý đến. Trong những trường hợp đấy cha mẹ không hiểu được cảm xúc, nhu cầu của trẻ vì thế những cảm xúc tiêu cực ngày càng tăng thêm. Bên cạnh đấy, phần lớn trẻ thường không biết cách thể hiện cảm xúc, thờ ơ với mọi thứ xung quanh. Cha mẹ thường lo lắng rằng con mình rất ít khi cười hoặc không quan tâm đến những cử chỉ âu yếm, ôm ấp của cha mẹ, hầu như trẻ chỉ thể hiện một nét mặt duy nhất trong mọi tình huống.

· Khó khăn thứ ba trẻ RLPTK thường gặp phải đó là ít có cảm xúc chia sẻ, đồng cảm với mọi người xung quanh. Do trẻ gặp khó khăn trong việc nhận biết tình huống, cảm xúc của người khác vì vậy trẻ thường không hiểu tâm trạng của mọi người xung quanh và ứng xử cho phù hợp với các tình huống. Một ví dụ đơn giản đó là khi trẻ đang chơi với em tại gia đình, em bị vấp ngã và khóc, thay vì lo lắng dỗ em nín thì trẻ lại cười tỏ vẻ thích thú. Trong những trường hợp này trẻ không hiểu cảm xúc của em và không biết cách thể hiện cảm xúc của mình cho phù hợp với tình huống, đây là điều cha mẹ rất lo lắng cho việc xây dựng và thiết lập các mối quan hệ của trẻ.

2. Khó khăn về cảm xúc xã hội ảnh hưởng đến khả năng tương tác của trẻ như thế nào?

Những khó khăn về cảm xúc xã hội nêu trên ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tương tác của trẻ và cuộc sống của mọi người xung quanh.

· Đầu tiên, trẻ sẽ cảm thấy bối rối, lo lắng khi không nhận biết được cảm xúc của bản thân mình để thể hiện phù hợp cho từng tình huống cụ thể. Ví dụ: Trẻ rất thích đồ chơi mà cha mẹ đưa cho nhưng con không nhận biết được cảm xúc của mình vì thế trẻ thể hiện biểu cảm khuôn mặt buồn rầu, không hào hứng. Điều này có thể khiến cha mẹ hiểu rằng con không thích đồ chơi này và cất đồ chơi ấy đi. Lúc đấy trẻ sẽ cáu giận, khóc lóc và ảnh hưởng lớn đến tâm lý, hình thành nên các hành vi không phù hợp.

· Việc không biết cách thể hiện nhu cầu, cảm xúc của mình có thể khiến trẻ không đạt được mong muốn của bản thân, trẻ chán nản, thất vọng và xuất hiện các hành vi tiêu cực. Lâu dần thay vì nói hoặc chỉ tay để thể hiện nhu cầu trẻ sẽ ăn vạ, ném đồ, tự làm đau mình. Những hành vi này có thể khiến trẻ xuất hiện các cảm xúc tiêu cực, bị thương và chán nản.

· Những khó khăn trong việc chia sẻ cảm xúc với mọi người xung quanh ảnh hưởng rất lớn đến kỹ năng giao tiếp, tương tác và thiết lập các mối quan hệ xã hội. Ví dụ: Trong lớp học, trẻ thường xuyên cười vui vẻ khi nhìn thấy bạn ngã, mất đồ điều này sẽ khiến các bạn trong lớp dần xa lánh và không muốn giao tiếp với trẻ, các mối quan hệ cũng dần mất đi trẻ sẽ bị cô lập và không thể kết bạn.

· Bên cạnh đó cha mẹ, thầy cô và những người xung quanh sẽ rất khó khăn trong việc hiểu và đáp ứng các cảm xúc, nhu cầu của trẻ. Cha mẹ thường xuyên lo lắng rằng thông qua những hành động này con mình thường muốn gì để đáp ứng cho phù hợp. Cha mẹ cũng rất phiền lòng khi con ít chia sẻ, đồng cảm với mọi người xung quanh và bị các bạn xa lánh. Thầy cô giáo và bạn bè trong lớp cảm thấy rất mệt mỏi khi thường xuyên phải chịu sự cáu giận vô cớ của trẻ.

3. Một số gợi ý giúp con nhận biết và thể hiện các cảm xúc xã hội

. Sử dụng ảnh chụp hoặc tranh vẽ cảm xúc để giúp con nhận biết các trạng thái cơ bản: vui, buồn, tức giận, ngạc nhiên. Cha mẹ có thể sử dụng hình ảnh cảm xúc các trạng thái khuôn mặt của những người thân trong gia đình để giúp trẻ dễ dàng trong việc nhận biết và hào hứng hơn. Kết hợp chỉ hình ảnh và biểu cảm khuôn mặt của cha mẹ cho trẻ thấy: “Nơi, nhìn này, vui vẻ - Mẹ vui vẻ” (kết hợp diễn tả khuôn mặt). Thực hiện 1,2 lượt giúp trẻ cùng cố cho từng loại cảm xúc, sau đó yêu cầu con nhận biết bằng cách chỉ/đưa/lấy/gọi tên từng cảm xúc tương ứng. Cha mẹ cũng có thể cùng con ngồi trước gương và diễn tả lại các trạng thái cảm xúc để giúp con phân biệt và củng cố.

. Kết hợp gọi tên các cảm xúc trong thực tế. Khi thấy con hoặc mọi người xung quanh đang cười thật tươi, cha mẹ có thể giúp con gọi tên cảm xúc: “Nhìn kìa, N đang vui vẻ/ buồn/ tức giận/ ngạc nhiên”. Điều này cần thực hiện thường xuyên, liên tục trong mọi tình huống và kiên trì củng cố để con ghi nhớ và khái quát các trạng thái cảm xúc.

. Đưa ra các tình huống cụ thể trong cuộc sống hằng ngày giúp con nhận biết và thể hiện cảm xúc phù hợp. Cha mẹ có thể kết hợp dạy con qua những hoạt động thường ngày. Khi thưởng cho con một món quà, cha mẹ có thể hỏi con: “Mẹ thưởng quà cho con thì con cảm thấy thế nào?” – “Vui vẻ” (hỗ trợ con trả lời). “Vui vẻ thì chúng ta thường cười thật tươi” (sau đó diễn tả khuôn mặt cười tươi hoặc cho trẻ xem hình ảnh cười tươi và cùng trẻ thể hiện lại cảm xúc đấy). Tương tự, cha mẹ có thể thực hiện để dạy các trạng thái tiếp theo: buồn, tức giận, ngạc nhiên...Điều quan trọng nhất cha mẹ phải thường xuyên ôn tập, củng cố trong mọi tình huống hằng ngày để giúp trẻ nhận biết các tình huống khác nhau và thể hiện phù hợp trong từng tình huống.

. Dạy con thể hiện nhu cầu bằng cách gọi tên hoặc sử dụng cử chỉ, điệu bộ. Cha mẹ cần quan sát thường xuyên việc thể hiện hành vi của trẻ, nếu trẻ thường xuyên khóc lóc, ném đồ để mong muốn một điều gì đó cha mẹ có thể lần lượt đưa ra các đồ chơi, hoạt động ưa thích của con để xem trẻ muốn gì. Sau khi xác định được vật con muốn, cha mẹ yêu cầu con chỉ hoặc gọi tên vật đấy mới đáp ứng nhu cầu của con. Cần thống nhất trong việc đáp ứng nhu cầu, chỉ đưa đồ vật khi trẻ thể hiện cảm xúc phù hợp.

. Dạy con thể hiện cảm xúc phù hợp cho từng tình huống cụ thể. Cha mẹ có thể sử dụng tình huống thực tế “Mẹ vừa bị ngã rất đau, trong tình huống này con thể hiện cảm xúc gì nào? ” – “Buồn” (hỗ trợ trẻ trả lời). Hướng dẫn trẻ cách chia sẻ với mẹ trong tình huống đấy “Con có thể xoa chân cho mẹ hoặc hỏi mẹ có đau không?” (làm mẫu giúp trẻ nắm được). Tương tự theo cách này cha mẹ có thể giúp con cách xử lí trong các tình huống khác hằng ngày.

Có thể thấy rằng trẻ RLPTK gặp rất nhiều khó khăn trong việc thể hiện các cảm xúc xã hội với những người xung quanh. Cha mẹ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình cải thiện và phát triển cảm xúc xã hội của trẻ. Vì vậy, cha mẹ cần yêu thương, thấu hiểu, kiên nhẫn giáo dục con để đạt kết quả tốt nhất.

Chính sách

Nhà trường miễn phí 100% phí cơ sở vật chất trong năm đầu 

Đánh giá, tư vấn miễn phí dạng tật, sự phát triển cho các bé

Vị trí

Địa chỉ: Số nhà 113, khu Yên Sơn - Thị trấn Chúc Sơn, Huyện Chương Mỹ, Hà Nội
Review trường Mầm non, Tiểu học, Trung tâm tại Hà Nội
Ba mẹ muốn cùng những phụ huynh khác review và chia sẻ thông tin về Mầm non Măng Trúc Xinh- Can Thiệp Sớm Chương Mỹ
Facebook | Review trường Mầm non, Tiểu học, Trung tâm tại Hà Nội
Hội nhóm với 38,300 thành viên
THAM GIA NGAY

Đánh giá

Không có bài đánh giá nào

Hãy là người đầu tiên đánh giá trường này

Chia sẻ lên Facebook

Cảm ơn bạn đã sử dụng KiddiHub - nền tảng giúp hàng triệu phụ huynh tìm trường/trung tâm miễn phí

Nếu cảm thấy KiddiHub hữu ích, hãy ủng hộ chúng tôi bằng cách chia sẻ KiddiHub cho bạn bè của mình nhé. Chia sẻ ngay!

Tin tức

Chưa có tin tức

Liên hệ

0977******
mam***@gmail.com
Yêu cầu tư vấn
Mầm non Măng Trúc Xinh- Can Thiệp Sớm Chương Mỹ
Mầm non Măng Trúc Xinh- Can Thiệp Sớm Chương Mỹ
Online now
Đăng ký học ngay để nhận ưu đãi nhé

Đã có 132215 phụ huynh yêu cầu hỗ trợ và tìm được trường ưng ý