Tìm kiếm bài viết

Thuốc nội tiết giữ thai Utrogestan có tác dụng gì? Cần lưu ý gì khi sử dụng?

Đăng vào 31/01/2023 - 08:59:30

367

Mục lục

Xem thêm

Thuốc nội tiết giữ thai Utrogestan được dùng khi thiếu Progesterone do sảy thai liên tiếp, suy hoàng thể… Tùy trường hợp bạn có thể uống Utrogestan hoặc đặt âm đạo

Thuốc nội tiết giữ thai Utrogestan có tác dụng gì? Cần lưu ý gì khi sử dụng?

Thuốc nội tiết giữ thai Utrogestan được chỉ định dùng khi mẹ bầu thiếu  Hormone Progesterone do rối loạn kinh nguyệt, suy hoàng thể, sảy thai liên tiếp, vô sinh thứ phát hoặc nguyên phát.

Vậy thuốc nội tiết giữ thai có tác dụng gì? Cách dùng như thế nào? Cần lưu ý những gì khi sử dụng Utrogestan? Tất cả sẽ được Kiddihub chia sẻ trong bài viết này, mời bạn cùng theo dõi.

Utrogestan là thuốc gì?

Utrogestan chính là một dạng thuốc nội tiết giữ thai quan trọng. Sản phẩm có thành phần chính là hoạt chất Progesterone dạng hạt mịn. 

thuoc-noi-tiet-giu-thai-utrogestan
Utrogestan chính là một dạng thuốc nội tiết giữ thai quan trọng

Thuốc Utrogestan được bào chế theo dạng viên đặt hoặc viên uống với hàm lượng 100 – 200mg. Thuốc này chỉ dùng khi bác sĩ chỉ định. Vậy nên bạn không nên dùng tùy ý như thuốc không kê toa.

Để hiểu rõ hơn về thuốc nội tiết giữ thai Utrogestan, mời bạn theo dõi bảng sau:

 Tên thuốc

Utrogestan.

Thành phần

Progesterone.

Phân nhóm

Thuốc trợ thai. 

Thuốc nội tiết.

Nhà sản xuất

Besins(Pháp).

Dạng bào chế

Viên uống. Viên đặt âm đạo.

Hàm lượng

100mg/ 200mg.

 Xem thêm: Tiêm giữ thai có tốt không và những lưu ý cần quan tâm

Thuốc nội tiết giữ thai Utrogestan có tác dụng gì?

Tùy vào cách sử dụng, thuốc nội tiết Utrogestan sẽ có những tác dụng khác nhau như: Bổ sung Progesterone, phòng dọa sảy thai,… Cụ thể:

Cách sử dụng

Tác dụng

Uống thuốc 

Với trường hợp uống thuốc Utrogestan sẽ có tác dụng sau:

  • Thay thế Progesterone khi thiếu Progesterone đối với phụ nữ lấy buồng trứng. 
  • Bổ sung pha hoàng thể trong chu kỳ tự phát.
  • Bổ sung liệu pháp Estrogen.
  • Phòng chống dọa sảy thai, sinh non do suy hoàng thể.

Đặt thuốc 

Nếu dùng thuốc bằng cách đặt âm đạo, Utrogestan sẽ có tác dụng điều trị:

  • Hiếm muộn, vô sinh thứ phát hay nguyên phát do hoàng thể suy yếu một phần hoặc toàn phần.
  • Dọa sảy thai.
  • Bổ sung pha hoàng thể trong trường hợp thụ tinh ống nghiệm.

 

Cách dùng thuốc nội tiết giữ thai

Cách dùng thuốc Utrogestan cho bà bầu khá đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ. Cụ thể cách sử dụng như sau:

thuoc-noi-tiet-giu-thai-utrogestan
Thuốc nội tiết giữ thai Utrogestan cần được dùng theo hướng dẫn từ bác sĩ

Cách dùng

Chi tiết

Đường uống

Liều dùng trung bình trong ngày là khoảng 200-300mg, chia thành 1 - 2 lần uống. Cụ thể là uống Utrogestan 200mg vào buổi tối trước khi ngủ và 100mg buổi sáng nếu cần.

Tùy mục đích điều trị, thời gian uống thuốc sẽ khác nhau:

  • Suy hoàng thể: Cần dùng Utrogestan trong vòng 10 ngày, thường từ ngày 17 tới ngày thứ 26.
  • Với liệu pháp Hormon thay thế: Việc bổ sung Estrogen đơn thuần thường không đem lại hiệu quả tốt, Utrogestan sẽ được dùng kết hợp trong 2 tuần cuối đợt điều trị rồi ngưng trong 1 tuần. Lúc này bạn có thể xuất hiện tình trạng xuất huyết âm đạo.
  • Điều trị dọa sinh non: uống thuốc giữ thai Utrogestan 400mg trong giai đoạn cấp tính, mỗi lần cách nhau khoảng 6 - 8 giờ. Sau đó mẹ bầu hãy duy trì liều 200mg với liều lượng 3 lần/ngày cho tới tuần 36 thai kỳ.

Đường đặt âm đạo

Liều dùng trung bình trong ngày là 200mg, đặt sâu vào trong âm đạo. Chị em có thể sử dụng viên Utrogestan 200mg hoặc 2 viên 100mg vào buổi sáng và tối.

Lưu ý: Khi dùng Utrogestan qua đường âm đạo bạn có thể thay đổi tùy khả năng đáp ứng của bản thân.

Tương tự trên, tùy mục đích điều trị, thời gian đặt thuốc sẽ khác nhau:

  • Suy hoàng thể một phần: Đặt Utrogestan 200mg vào âm đạo 10 ngày/chu kỳ kinh nguyệt từ ngày 17 – 26.
  • Suy hoàng thể hoàn toàn: Dùng Utrogestan 100mg vào buổi sáng – tối trong 2 ngày thứ 13 đến 25 của chu kỳ. Từ ngày 26 nếu có thai bạn hãy tăng liều để đạt tối đa 600mg/ngày, Sau đó duy trì cho tới ngày thứ 60.
  • Bổ sung hoàng thể khi thụ tinh ống nghiệm: từ ngày chuyển phôi với Utrogestan 600mg/ngày, chia thành 3 lần.
  • Điều trị dọa sảy thai: Đặt Utrogestan 200 - 400mg vào âm đạo mỗi ngày, chia thành 2 lần cho đến tuần 12 của thai kỳ.

 

Lưu ý khi dùng Utrogestan

Khi sử dụng thuốc nội tiết giữ thai Utrogestan bạn cần lưu ý gì? Thuốc Utrogestan không dùng để ngăn ngừa thai. Bên cạnh đó thời gian chu kỳ kinh nguyệt không cố định, có thể rút ngắn hoặc xuất hiện nếu dùng quá sớm, nhất là trước ngày 15/chu kỳ.

Những trường hợp chảy máu ở tử cung không nên dùng Utrogestan trước khi xác định rõ nguyên nhân. Việc điều trị bằng loại thuốc này không loại trừ hết những nguy cơ hình thành khối huyết gây tắc mạch. Vậy nên chị em cần ngưng dùng Utrogestan trong trường hợp sau:

  • Mất thị lực, mạch máu võng mạc bị tổn thương.
  • Huyết khối tĩnh mạch tại bất cứ vị trí nào trong cơ thể.
  • Đau đầu nặng.

Theo thống kê của Kiddihubhơn 1/2 trường hợp sảy thai sớm là do di truyền. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như rối loạn cơ học, nhiễm trùng. Những trường hợp này nếu như dùng Utrogestan chỉ làm quá trình thải trứng chết diễn ra chậm đi. Vậy nên, việc điều trị bằng Utrogestan chỉ nên dùng cho trường hợp hoàng thể không đủ tiết.

Tác dụng phụ của thuốc nội tiết giữ thai Utrogestan 

Utrogestan được đánh giá là lành tính và an toàn. Loại thuốc này ít gây tác dụng phụ, phần lớn là tác dụng ngoại ý với mức độ nhẹ.

thuoc-noi-tiet-giu-thai-utrogestan
Uống Utrogestan thường gặp một số tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, rụng tóc, buồn ngủ…

Những tác dụng phụ thường gặp khi dùng Utrogestan đường uống:

  • Chóng mặt.
  • Đau đầu.
  • Buồn ngủ.
  • Chảy máu giữa chu kỳ.
  • Vàng da, ngứa ngáy.
  • Chu kỳ kinh nguyệt ngắn.
  • Rụng tóc.
  • Táo bón, tiêu chảy.
  • Đau cơ hoặc khớp.
  • Khó khăn khi đi tiểu.

Chóng mặt, buồn ngủ thường xuất hiện sau khi sử dụng thuốc nội tiết giữ thai Utrogestan từ 1 – 3 giờ. Để có thể cải thiện, mẹ có thể dùng thuốc vào tối hoặc dùng dạng đặt để thay thế. Thuốc Utrogestan dạng đặt hầu như không gây tác dụng ngoại ý nào.

Xem thêm: Những cách giữ thai khi cổ tử cung ngắn

Tương tác của Utrogestan

Hầu như Utrogestan dạng đặt không có tương tác. Nhưng đối với dạng uống, bạn cần cẩn trọng khi sử dụng kèm thuốc khác. Cụ thể:

  • Kháng sinh(Ampicillin, Tetracycline): Khiến hệ vi sinh đường ruột thay đổi khi dùng cùng Utrogestan.
  • Thuốc điều trị tiểu đường: Utrogestan làm giảm khả năng hấp thu Glucose. Vậy nên, những ai bị tiểu đường cần điều chỉnh liều lượng thuốc điều trị.
  • Thuốc gây hiện tượng cảm ứng men mạnh(Barbiturate, thuốc chống động kinh, Spironolacton, Rifampicin, Griseofulvin,…):  Tăng chuyển hóa ở gan nếu dùng cùng lúc với Utrogestan.

Để phòng ngừa những tương tác trên, khi đi khám bạn nên thông báo với bác sĩ về loại thuốc đang dùng. Bên cạnh đó, chị em không được tự ý kết hợp thuốc nếu không được chỉ định.

Cách xử lý khi uống thuốc giữ thai Utrogestan quá liều

Dùng Utrogestan qua đường âm đạo đến nay vẫn chưa ghi nhận được trường hợp dùng quá liều. Nhưng với đường uống, phần lớn tác dụng phụ đã nói đều liên quan tới việc dùng quá liều. Vậy nên, bạn chỉ cần giảm liều, triệu chứng đó sẽ tự động biến mất. 

thuoc-noi-tiet-giu-thai-utrogestan
Khi gặp phải tác dụng phụ bạn nên giảm liều, những triệu chứng đó sẽ tự động biến mất

Tuy nhiên, một số người chỉ dùng với liều lượng thông thường nhưng với bản thân họ lại quá cao dẫn tới việc bị Estradiol trong máu thấp hoặc mẫn cảm Progesterone. 

Cách xử lý đối với hợp này như sau:

  • Dùng thuốc vào buổi tối hoặc giảm liều Utrogestan(chỉ dùng 10 ngày/chu kỳ) nếu chóng mặt hoặc buồn ngủ.
  • Nếu chu kỳ kinh nguyệt rút ngắn hoặc ra máu âm đạo với vài giọt, bạn nên dùng thuốc nội tiết từ ngày 19 thay vì ngày 17.
  • Những người đang dùng liệu pháp Hormone để điều trị hoặc trong giai đoạn tiền mãn kinh cần xét nghiệm để bảo đảm Oestradiol trong máu vừa đủ.

Utrogestan chứa Progesterone thường được chỉ định để điều trị bệnh phụ khoa. Vậy nên, để bảo đảm hiệu quả điều trị, đồng thời tránh tác dụng phụ, bạn cần sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc theo đơn.

Hy vọng qua chia sẻ trên bạn đã biết tác dụng của thuốc nội tiết giữ thai Utrogestan và những lưu ý khi sử dụng. Theo dõi web để cập nhật nhiều cẩm nang sinh con hay, hữu ích khác bạn nhé!

Bài viết liên quan

Sinh mổ lần 3 có nguy hiểm không mẹ bầu xem ngay để biết!

20/02/2023

1291

Sinh mổ lần 3 có nguy hiểm không mẹ bầu xem ngay để biết!
Sinh mổ lần 3 có nguy hiểm không luôn là vấn đề được nhiều chị em phụ nữ tìm hiểu. Nếu cũng đang quan tâm, mời bạn hãy cùng Kiddihub tìm hiểu bài viết bên dưới.

Đọc tiếp

Sinh mổ lần 2 ở tuần 38 được không, mẹ cần chú ý những gì?

20/02/2023

1241

Sinh mổ lần 2 ở tuần 38 được không, mẹ cần chú ý những gì?
Sinh mổ lần 2 ở tuần 38 được không là thắc mắc chung của nhiều mẹ bầu hiện nay. Để tìm được lời giải đáp, mời bạn hãy cùng Kiddihub tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Đọc tiếp

Sinh mổ uống nước dừa được không, xem ngay để biết!

20/02/2023

1193

Sinh mổ uống nước dừa được không, xem ngay để biết!
Sinh mổ uống nước dừa được không là câu hỏi nhận được sự quan tâm từ chị em mới đẻ. Để có câu trả lời bạn hãy theo dõi nội dung bài viết bên dưới.

Đọc tiếp

Sinh mổ bao lâu được ăn nếp, xem ngay để biết!

20/02/2023

1167

Sinh mổ bao lâu được ăn nếp, xem ngay để biết!
Sinh mổ bao lâu được ăn nếp là băn khoăn của nhiều chị em. Thực tế thời gian này còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa, tình trạng vết mổ,… Xem ngay!

Đọc tiếp

Phụ nữ sau sinh mổ bao lâu thì quan hệ được và cần kiêng điều gì?

20/02/2023

1027

Phụ nữ sau sinh mổ bao lâu thì quan hệ được và cần kiêng điều gì?
Sau sinh mổ bao lâu thì quan hệ được là vấn đề luôn được quan tâm nhiều. Để giải đáp được băn khoăn, bạn đừng vội bỏ qua thông tin được Kiddihub chia sẻ dưới đây.

Đọc tiếp

Sau sinh mổ nên ăn gì tốt cho cả mẹ và con? Xem ngay để biết!

20/02/2023

1051

Sau sinh mổ nên ăn gì tốt cho cả mẹ và con? Xem ngay để biết!
Sau sinh mổ nên ăn gì và nên kiêng gì để tốt cho cả mẹ và con? Để có được câu trả lời, bạn hãy tham khảo những thông tin Kiddihub chia sẻ trong bài viết bên dưới.

Đọc tiếp

Phụ nữ sinh mổ bao lâu thì ăn được tôm? Một số điều mẹ cần chú ý

20/02/2023

4676

Phụ nữ sinh mổ bao lâu thì ăn được tôm? Một số điều mẹ cần chú ý
Sinh mổ bao lâu thì được ăn tôm là một trong những nỗi bận tâm của chị em. Nếu cũng đang quan tâm tìm hiểu, mời bạn hãy cùng Kiddihub theo dõi bài viết dưới đây.

Đọc tiếp

Sinh mổ: Những điều bạn cần biết về mổ đẻ 

20/02/2023

1218

Sinh mổ: Những điều bạn cần biết về mổ đẻ 
Sinh mổ nếu thuốc ca khó, sản phụ được chỉ định trong trường hợp này. Vậy để nắm rõ hơn về hình thức sinh mổ này mời bạn cùng theo dõi qua bài viết bên dưới.

Đọc tiếp

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • ...
  • >
  • >>