Tìm kiếm bài viết

Thai nhi phát triển nhanh nhất khi nào? Xem ngay để biết!

Đăng vào 12/01/2023 - 11:21:29

1496

Mục lục

Xem thêm

Thai nhi phát triển nhanh nhất khi nào? Cân nặng bé vượt chuẩn có sao không? Để giải đáp được thắc mắc, bạn đừng vội lướt qua bài viết Kiddihub chia sẻ dưới đây.

Thai nhi phát triển nhanh nhất khi nào? Xem ngay để biết!

Thai nhi phát triển nhanh nhất khi nào? Vấn đề này được các cặp bố mẹ tìm hiểu rất nhiều bởi phát triển toàn diện và khỏe mạnh luôn là mối quan tâm lớn.

Để biết được giai đoạn nào thai nhi phát triển nhanh nhất, cũng như tìm hiểu cân nặng của bé vượt chuẩn có sao không, mời bạn hãy cùng Kiddihub khám phá bài viết dưới đây.

Thai nhi phát triển nhanh nhất khi nào? 

Thai nhi phát triển nhanh nhất khi nào được các bậc phụ huynh quan tâm cũng như tìm hiểu nhiều. Theo đó, chu kỳ 3 tháng giữa của thai kỳ đánh dấu sự trưởng thành của thai nhi về các cơ quan trên cơ thể và phát triển hệ thần kinh. 

thai-nhi-phat-trien-nhanh-nhat-khi-nao
Thai nhi phát triển nhanh nhất trong chu kỳ 3 tháng giữa của thai kỳ

Trong suốt giai đoạn này, kích thước của bé phát triển khá nhanh chóng, nhiều thai nhi có trọng lượng khoảng 300gr. Lúc này, bụng của mẹ bầu sẽ to lên đáng kể và có thể cảm nhận được sự chuyển động của thai nhi.

Đây cũng là thời điểm nhiều mẹ bầu cảm thấy năng lượng tràn đầy, so với chu kỳ 3 tháng đầu khỏe hơn rất nhiều. Sang tháng cuối của chu kỳ - ở tháng thứ 5, bé chuyển động nhiều hơn và đã biết đạp. Đối với các mẹ bầu, đây chính là khoảnh khắc cực kỳ đáng nhớ.

XEM THÊM: Bụng bầu bị va đập có sao không?

Thai nhi phát triển nhanh khiến cân nặng vượt chuẩn có sao không?

Thai nhi phát triển nhanh chóng dẫn đến quá cân phải làm thế nào? Lo lắng này của các bậc phụ huynh đối với bé yêu của mình là điều dễ hiểu. 

Nguyên nhân khiến cân nặng của thai nhi vượt chuẩn

Tìm được nguyên nhân làm cho cân nặng của thai nhi phát triển nhanh nhất sẽ giúp mẹ bầu có hướng điều chỉnh kịp thời và phù hợp.

thai-nhi-phat-trien-nhanh-nhat-khi-nao
Nguyên nhân khiến cân nặng của thai nhi vượt chuẩn có thể là: Di truyền, chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu chứa nhiều dinh dưỡng,...

Cân nặng của bé trong bụng mẹ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Di truyền hoặc người mẹ đã sinh nhiều lần, so với con trước con sau có thể sẽ to hơn.

Một nguyên nhân khác khiến giai đoạn phát triển của thai nhi nhanh chóng dẫn đến nặng cân. Đó là do chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu chứa nhiều chất dinh dưỡng và thai nhi có thể hấp thu tốt.

Tuy nhiên, thai nhi quá cân chủ yếu vì: Ăn nhiều đường, tinh bột, ngủ nhiều, ít vận động,... Điều này cũng làm cho mẹ bầu có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ.

Nguy cơ gặp phải nếu thai nhi có cân nặng vượt chuẩn

Thai nhi có cân nặng hơn so với bình thường có thể gây ra nhiều nguy cơ cho cả mẹ bầu và em bé. Cụ thể là: 

  • Khiến thai phụ mệt mỏi trong việc ngủ nghỉ, đi lại vận động nặng nề vì thai quá to.
  • Tử cung to dẫn đến chèn ép vào tĩnh mạch vùng chậu, gây chân bị phù.
  • Quá trình chuyển dạ và sinh nở của mẹ bầu sau này gặp nhiều bất lợi. Chủ yếu là không đẻ thường được, phải chỉ định đẻ mổ.
  • Gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé sau khi ra đời. Bởi lẽ, khi sinh ra trẻ quá to và mắc các bệnh lý phát sinh từ cân nặng vượt chuẩn như: Hạ đường huyết, hạ canxi huyết, hạ thân nhiệt, suy tuần hoàn, suy hô hấp,...

Khi phát hiện cân nặng của thai nhi vượt chuẩn, mẹ bầu cần điều chỉnh cân đối theo chỉ định của bác sĩ. Đồng thời cũng phải theo sát quá trình phát triển của bé trong những tháng đầu chào đời.

Biện pháp khắc phục khi cân nặng thai nhi vượt chuẩn

Để có thể khắc phục khi cân nặng của thai nhi vượt chuẩn, các bậc phụ huynh hãy tham khảo cẩm nang sinh con dưới đây:

thai-nhi-phat-trien-nhanh-nhat-khi-nao
Điều chỉnh chế độ ăn uống của mẹ bầu là một trong những biện pháp khắc phục khi cân nặng thai nhi vượt chuẩn

Biện pháp

Chi tiết

✔ Mẹ bầu nên chế độ ăn uống của mình

Mẹ bầu cần điều chỉnh chế độ ăn uống của mình sao cho khoa học. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, không quá dư thừa kiểu nhồi nhét, bồi bổ.

Đặc biệt, nếu bị tiểu đường thai kỳ, bạn cần phải tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn uống bác sĩ chỉ định riêng như: Hạn chế ăn thực phẩm chứa tinh bột, đường ngọt.

✔ Chia các bữa ăn nhỏ ra

Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để bữa chính không còn quá nhiều chất dinh dưỡng, giúp hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả. 

Việc này cũng giúp ngăn ngừa được tình trạng thai nhi hấp thu các dư chất thừa trong bữa ăn lớn nên không bị tăng cân quá nhiều.

✔ Thường xuyên tập thể dục

Bác sĩ luôn khuyên các mẹ bầu nên vận động, tập thể dục nhẹ nhàng trong quá trình mang thai. Tuy nhiên chỉ trong trường hợp thai phụ không có bất kỳ dấu hiệu bất thường liên quan đến sảy thai, ra máu.

Việc này giúp mẹ bầu cải thiện tâm trạng và đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, calo và tiêu hao lượng mỡ. Việc này rất tốt cho cả sự tăng cân không cần thiết ở cả mẹ và bé.

✔ Thăm khám thai theo định kỳ

Thăm khám định kỳ để biết được thai nhi phát triển như thế nào, từ đó có những điều chỉnh kịp thời. 

 

Tìm hiểu chi tiết kích thước túi thai theo tuần 

Kích thước túi thai theo tuần ngày càng phát triển để đáp ứng được nhu cầu của bé. Vì vậy, việc theo dõi kích thước túi ối rất quan trọng, giúp mẹ bầu biết được giai đoạn phát triển của thai nhi tương ứng. Cụ thể: 

XEM THÊM: Các giai đoạn phát triển của thai nhi mẹ nên biết

Thai nhi phát triển ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất

Sau khi thụ tinh và bám vào thành tử cung, lúc đầu em bé chỉ là phôi thai có 2 lớp tế bào. Từ đó sẽ phát triển thành các bộ phận trên cơ thể.

thai-nhi-phat-trien-nhanh-nhat-khi-nao
Trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất, thai nhi sẽ sớm đạt được kích thước bằng một quả đào và liên tục di chuyển

Quá trình phát triển này sẽ rất nhanh, thai nhi sẽ sớm đạt được kích thước bằng một quả đào và liên tục di chuyển. Bên cạnh đó, ruột của em bé đang hình thành và tim đập nhanh, mí mắt, mũi, miệng cũng dần hình thành.

Ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất, thai từ 4 tuần tuổi đến 8 tuần tuổi có đường kính túi thai từ 3mm – 29mm. Từ 7 tuần tuổi đến 12 tuần tuổi có chiều dài đầu mông từ 8 – 51mm.

Thai nhi phát triển nhanh nhất khi nào? Có phải ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2?

Kích thước túi thai theo tuần đầu trong tam cá nguyệt thứ 2, lúc này em bé dài khoảng 10cm và nặng khoảng 75gr. Dấu vân tay riêng biệt duy nhất và nhỏ đã xuất hiện, mỗi ngày tim bơm 25 lít máu. Bộ xương của bé cũng bắt đầu cứng lại từ lớp sụn, phát triển khả năng nghe trong những tuần tới.

Ở giai đoạn này, thai nhi sẽ có chiều dài đầu mông là 71mm vào tuần thứ 13. Sau khoảng thời gian này, thai nhi sẽ lớn dần lên. Từ đó có thể nhìn rõ từng bộ phận khi siêu âm nên việc đo kích thước của túi thai là việc không quá cần thiết. 

Kích thước của túi thai trong tam cá nguyệt thứ 3

Vào đầu tam cá nguyệt thứ 3, em bé có cân nặng khoảng 1.13kg và dài khoảng 40.5cm. Thai nhi lúc này có thể chớp mắt, làn da nhăn nheo cũng bắt đầu mịn ra khi hình thành chất béo. 

thai-nhi-phat-trien-nhanh-nhat-khi-nao
Trong tam cá nguyệt thứ 3, thai nhi có thể chớp mắt, làn da nhăn nheo cũng bắt đầu mịn khi có chất béo hình thành

Đồng thời, móng tay, móng chân, tóc và hàng tỷ tế bào thần kinh của em bé cũng đang phát triển. Kết thúc thai kỳ, trung bình bé sẽ dài từ 48 – 53 cm và nặng từ 2,7 – 4,0 kg.

Mong rằng những thông tin được chia sẻ trên đây đã giúp mẹ bầu giải đáp được thắc mắc thai nhi phát triển nhanh nhất khi nào? Để khám phá thêm nhiều bài viết bổ ích khác, bạn đừng quên theo dõi kiddihub.com ngay hôm nay!

Bài viết liên quan

Sinh con năm 2025 tháng nào tốt, hợp tuổi bố mẹ?

03/10/2024

2823

Sinh con năm 2025 tháng nào tốt, hợp tuổi bố mẹ?
Sinh năm 2025 tháng nào tốt? Hướng dẫn ba mẹ chọn tháng tốt sinh con năm 2025, hợp phong thủy, giúp bé có cuộc sống hạnh phúc và tài lộc đầy đủ

Đọc tiếp

Sinh mổ lần 3 có nguy hiểm không mẹ bầu xem ngay để biết!

20/02/2023

2713

Sinh mổ lần 3 có nguy hiểm không mẹ bầu xem ngay để biết!
Sinh mổ lần 3 có nguy hiểm không luôn là vấn đề được nhiều chị em phụ nữ tìm hiểu. Nếu cũng đang quan tâm, mời bạn hãy cùng Kiddihub tìm hiểu bài viết bên dưới.

Đọc tiếp

Sinh mổ lần 2 ở tuần 38 được không, mẹ cần chú ý những gì?

20/02/2023

2584

Sinh mổ lần 2 ở tuần 38 được không, mẹ cần chú ý những gì?
Sinh mổ lần 2 ở tuần 38 được không là thắc mắc chung của nhiều mẹ bầu hiện nay. Để tìm được lời giải đáp, mời bạn hãy cùng Kiddihub tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Đọc tiếp

Sinh mổ uống nước dừa được không, xem ngay để biết!

20/02/2023

2651

Sinh mổ uống nước dừa được không, xem ngay để biết!
Sinh mổ uống nước dừa được không là câu hỏi nhận được sự quan tâm từ chị em mới đẻ. Để có câu trả lời bạn hãy theo dõi nội dung bài viết bên dưới.

Đọc tiếp

Sinh mổ bao lâu được ăn nếp, xem ngay để biết!

20/02/2023

2465

Sinh mổ bao lâu được ăn nếp, xem ngay để biết!
Sinh mổ bao lâu được ăn nếp là băn khoăn của nhiều chị em. Thực tế thời gian này còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa, tình trạng vết mổ,… Xem ngay!

Đọc tiếp

Phụ nữ sau sinh mổ bao lâu thì quan hệ được và cần kiêng điều gì?

20/02/2023

2053

Phụ nữ sau sinh mổ bao lâu thì quan hệ được và cần kiêng điều gì?
Sau sinh mổ bao lâu thì quan hệ được là vấn đề luôn được quan tâm nhiều. Để giải đáp được băn khoăn, bạn đừng vội bỏ qua thông tin được Kiddihub chia sẻ dưới đây.

Đọc tiếp

Sau sinh mổ nên ăn gì tốt cho cả mẹ và con? Xem ngay để biết!

20/02/2023

2613

Sau sinh mổ nên ăn gì tốt cho cả mẹ và con? Xem ngay để biết!
Sau sinh mổ nên ăn gì và nên kiêng gì để tốt cho cả mẹ và con? Để có được câu trả lời, bạn hãy tham khảo những thông tin Kiddihub chia sẻ trong bài viết bên dưới.

Đọc tiếp

Phụ nữ sinh mổ bao lâu thì ăn được tôm? Một số điều mẹ cần chú ý

20/02/2023

6444

Phụ nữ sinh mổ bao lâu thì ăn được tôm? Một số điều mẹ cần chú ý
Sinh mổ bao lâu thì được ăn tôm là một trong những nỗi bận tâm của chị em. Nếu cũng đang quan tâm tìm hiểu, mời bạn hãy cùng Kiddihub theo dõi bài viết dưới đây.

Đọc tiếp

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • ...
  • >
  • >>