Đăng vào 20/02/2023 - 15:40:18
2710
Mục lục
Xem thêm
Sinh mổ lần 3 có nguy hiểm không luôn là vấn đề được nhiều chị em phụ nữ tìm hiểu. Nếu cũng đang quan tâm, mời bạn hãy cùng Kiddihub tìm hiểu bài viết bên dưới.
Phương pháp sinh mổ được áp dụng cho những sản phụ khó sinh thường. Bên cạnh đó, trường hợp sinh mổ lần 3 có nguy hiểm không là băn khoăn được chị em quan tâm.
Việc sinh mổ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe nhiều hơn so với sinh thường. Vết mổ lần đầu tiên còn ảnh hưởng đến quá trình mang thai và sinh nở lần kế tiếp. Để biết được sinh mổ lần 3 có nguy hiểm hay không, mời bạn hãy cùng Kiddihub tìm hiểu qua bài viết bên dưới.
Sinh mổ là quá trình mổ bụng dưới và tử cung của thai phụ để lấy em bé ra ngoài. Quá trình vết thương lành còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Cơ địa, sức khỏe, số lần sinh mổ của mẹ, hỗ trợ y tế.
Nếu sản phụ sinh mổ lần đầu tiên hoặc lần thứ 2, khả năng vết thương lành lại rất nhanh. Tuy nhiên, đến lần sinh mổ thứ 3, vết thương sẽ hồi phục chậm hơn. Những trường hợp mẹ bầu sẽ được chỉ định sinh mổ là:
Trường hợp cần sinh mổ | Chi tiết |
Sinh mổ chủ động | Bác sĩ chỉ định sinh mổ đối với mẹ bầu bị cao huyết áp, nhau thai bám cổ tử cung. |
Sinh mổ khẩn cấp | Đây là tình huống mẹ bầu chuyển dạ nhưng xuất hiện tình trạng suy thai, trong vòng vài phút khi phát hiện vấn đề cần được đưa thai nhi ra ngoài nhanh chóng. |
Xem thêm: Mang thai khi cho con bú ảnh hưởng như thế nào đến con?
Sản phụ sinh mổ lần 3 có nguy hiểm không? Những mẹ bầu sinh mổ lần 3 lúc này thể lực đã rất kém. Nếu đẻ mổ từ lần 1, lần 2, thể trạng sẽ càng kém hơn so với những sản phụ đẻ thường lần trước. Mẹ có thể sẽ phải chịu những cơn đau nhiều hơn, đồng thời khả năng hồi phục cũng chậm hơn.
Bên cạnh đó, sau sinh nhiều mẹ bầu có sức đề kháng kém còn phải sử dụng thuốc kháng sinh để giảm đau trong nhiều ngày. Điều này vô tình gây ra những thay đổi bất thường ở người mẹ như: Tắc tia sữa, chậm kinh, hệ nội tiết của mẹ bị rối loạn.
Mẹ bầu sinh mổ lần 3 cách lần 2 bao lâu đảm bảo an toàn? Theo các chuyên gia, phụ nữ nên sinh mổ lần 3 cách lần 2 khoảng từ 3 – 5 năm. Tuy nhiên, việc sinh con lần thứ 3 vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, rủi ro.
Chính vì vậy, các cặp vợ chồng đang có ý định sinh con lần thứ 3 nên thăm khám và trao đổi với bác sĩ để nhận được lời khuyên phù hợp.
2 năm là khoảng thời gian tối thiểu để vết thương mổ đẻ lần thứ 2 hồi phục hoàn toàn. Nếu mang thai quá sớm, thời gian để nghỉ ngơi, bình phục dưới 2 năm sẽ khiến vết mổ dễ bị bục, vỡ. Thai phụ dễ phải đối mặt với một số biến chứng sản khoa như: Nhiễm trùng, tiền sản giật, băng huyết sau sinh,...
Trong khoảng thời gian từ 2- 5 năm, vết mổ và tử cung có đủ thời gian phục hồi, bạn có thể yên tâm mang thai. Lúc này, thai nhi sẽ có khả năng phát triển khỏe mạnh, bình thường. Đồng thời hạn chế được nguy cơ sinh non, suy thai, sảy thai và các yếu tố dị tật khác.
Có thể bạn quan tâm: Sau sinh mổ mẹ nên ăn gì để tốt cho cả mẹ và bé?
Khi tìm hiểu sinh mổ lần 3 nên sinh ở tuần bao nhiêu, mẹ bầu cũng cần quan tâm đến vấn đề nguy cơ có thể đối mặt trong lần sinh nở này. Khi đã sinh mổ 2 lần, ở lần thứ 3 thai phụ dễ gặp nhiều biến chứng thai kỳ có diễn biến phức tạp như:
Biến chứng | Chi tiết |
✔️ Nứt vỡ tử cung | Với những mẹ bầu lần 1, lần 2 đều là sinh mổ vẫn còn sẹo tại tử cung. Lúc này, các cơ tử cung đã trở nên yếu hơn nhiều. Các cơ này sẽ không đủ sức chống đỡ nếu có cơn gò tử cung kéo đến. Từ đó dẫn tới tình trạng bục, nứt vết mổ rất nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và con. Nguy cơ dẫn đến trường hợp này càng cao hơn nếu lần sinh mổ thứ 3 quá gần với lần sinh mổ thứ 2. |
✔️ Gặp các vấn đề về nhau thai | Nhau thai tiền đạo, nhau cài răng lược, nhau thai bong non,... là những vấn đề sản phụ sinh mổ lần thứ 3 gặp phải. Những trường hợp này cần được bác sĩ nhận định và theo dõi để có hướng xử lý phù hợp. Tình trạng nhau cài răng lược thậm chí còn có thể dẫn đến băng huyết sau sinh. |
✔️ Dễ bị dính ruột | Thai phụ có khả năng bị dính ruột vào bàng quang, thành bụng nếu sinh mổ liên tiếp trong thời gian ngắn(dưới 1 năm). Tỷ lệ cao gấp 3 lần so với các mẹ đẻ thường và mẹ đẻ mổ có kiêng cữ(kiêng 3 năm sau sinh mổ mới mang bầu lại). |
✔️ Sau sinh phụ nữ cần nhiều thời gian để phục hồi | Dù quá trình mổ lấy thai nhi diễn ra khá nhanh chóng so với quá trình sinh con bằng phương pháp tự nhiên. Nhưng thời gian để sản phụ phục hồi sau sinh lại lâu hơn rất nhiều. Nếu sinh mổ lần đầu tiên, thông thường mẹ sẽ phải dành ra từ 7 – 10 ngày nằm viện. Tiếp theo là 6 tuần dưỡng sức tại nhà để cơ thể có thời gian hồi phục. Tuy nhiên, đối với mẹ sinh mổ lần thứ 3 sẽ mất nhiều thời gian phục hồi hơn. Nguyên nhân là do phải chịu đựng cơn đau từ vết mổ mới lẫn vết mổ cũ. |
✔️ Tổn thương bàng quang | Trong quá trình phẫu thuật, bàng quang có thể vô tình bị đụng chạm vào làm tổn thương gây nên chứng bí tiểu sau sinh. Tức là khi sinh mổ song, bạn có cảm giác buồn tiểu nhưng không đi tiểu được. Nếu thai phụ được gây mê, gây tê bằng thuốc Bupivacain hoặc Fentanyl trong khi mổ cũng có khả năng gặp phải trường hợp này. Vì loại thuốc kể trên có tác dụng gây mất cảm giác khu vực bụng dưới trong vòng 8 giờ. Dù vậy, tổn thương bàng quang do sinh mổ vẫn có thể khắc phục được. Vì thế mẹ bầu không cần quá lo lắng khi bản thân mắc phải. |
Để đảm bảo an toàn tối đa cho lần sinh mổ thứ 3, mẹ bầu cần nắm rõ một số lưu ý quan trọng như sau:
Mong rằng những thông tin trên đây sẽ giúp mẹ bầu biết được sinh mổ lần 3 có nguy hiểm không. Nếu còn bất cứ băn khoăn gì, bạn đừng ngại kết nối kiddihub.com để có tư vấn kịp thời.
KOS English Center: Đột phá tiếng Anh, chinh phục tương lai
Trung tâm Du học Asung có thực sự đáng tin cậy?
Hướng dẫn mua khóa học Udemy giá rẻ mới nhất
Anh ngữ Quốc tế Amslink - Bí quyết chinh phục tiếng Anh hiệu quả với công nghệ 4.0!
Vua Giày Hiệu – Điểm đến lý tưởng cho bố mẹ trẻ với giày Dior chất lượng, giá tốt
Bí Kíp Học Tốt Những Môn Đại Cương Hiệu Quả Cho Tân Sinh Viên
Tìm trường/trung tâm học tốt nhất cho con
03/10/2024
2799
Đọc tiếp
20/02/2023
2710
Đọc tiếp
20/02/2023
2584
Đọc tiếp
20/02/2023
2650
Đọc tiếp
20/02/2023
2465
Đọc tiếp
20/02/2023
2053
Đọc tiếp
20/02/2023
2613
Đọc tiếp
20/02/2023
6441
Đọc tiếp