Tìm kiếm bài viết

Sảy thai ra máu cục có những triệu chứng gì? Những điều mẹ bầu cần lưu ý

Đăng vào 02/02/2023 - 15:13:11

1414

Mục lục

Xem thêm

Sảy thai ra máu cục có triệu chứng phổ biến nhất là chảy máu âm đạo. Máu ban đầu có thể có các đốm. Triệu chứng nặng hơn sẽ xuất hiện dưới dạng máu chảy nhiều khi cổ tử cung giãn nở

Sảy thai ra máu cục có những triệu chứng gì? Những điều mẹ bầu cần lưu ý

Sảy thai ra máu cục - trường hợp sảy thai mà không bất cứ bà mẹ nào muốn xảy ra, tâm trạng vô cùng lo lắng và bất an sẽ là không tránh khỏi. Để tìm hiểu thêm về tình trạng này, các mẹ hãy cùng đồng hành với Kiddihub ở bài viết dưới đây để biết được những triệu chứng gì và những điều mẹ bầu cần lưu ý nếu rơi vào trường hợp sảy thai ra máu cục nhé! 

Tổng quan về sảy thai ra máu cục 

Nguyên nhân

Có nhiều lý do tại sao sảy thai có thể xảy ra, mặc dù nguyên nhân thường khó xác định. 

  • Nếu trường hợp  xảy ra trong ba tháng đầu của thai kỳ, nguyên nhân thường là do thai nhi có vấn đề, chiếm khoảng 3/4 ca sảy thai xảy ra trong giai đoạn này.
  • Nếu sảy thai ra máu cục xảy ra sau ba tháng đầu của thai kỳ, lý do thường xuất phát từ các vấn đề của người mẹ như tình trạng sức khỏe tiềm ẩn, do va chạm,...  
  • Những trường hợp sảy thai muộn hơn cũng có thể do sự nhiễm trùng xung quanh em bé, dẫn đến túi ối bị vỡ trước khi có bất kỳ cơn đau hoặc chảy máu báo hiệu. Đôi khi điều này xuất phát từ việc cổ tử cung của người mẹ mở ra quá sớm.
say-thai-ra-mau-cuc
Nguyên nhân sảy thai ra máu cục thường khó xác định cụ thể

Triệu chứng

Mỗi người đều có những dấu hiệu và triệu chứng sảy thai ra máu cục khác nhau. Ví dụ, thai nhi ở tuần thứ 14 sẽ lớn hơn nhiều so với thai nhi ở tuần thứ 6, do đó mẹ bầu có thể bị chảy máu và mất mô nhiều hơn khi sảy thai ở giai đoạn này. Dấu hiệu sảy thai thường thấy nhất là chảy máu âm đạo.

Màu sắc của máu sảy thai cũng có nhiều khác biệt, chẳng hạn từ đốm sáng hoặc tiết dịch màu nâu đến chảy máu nhiều và máu đỏ tươi hoặc máu thành dạng đông đặc. Chảy máu có thể xuất hiện trong ít ngày và không liên tục. Tuy nhiên, hiện tượng chảy máu âm đạo nhẹ tương đối phổ biến trong ba tháng đầu của thai kỳ và điều này không có nghĩa là mẹ bầu sẽ bị sảy thai. 

Các triệu chứng khác của sảy thai ra máu cục bao gồm:

  • Chuột rút
  • Đau vùng bụng dưới 
  • Dịch chảy ra từ âm đạo 
  • Xả mô từ âm đạo 
  • Không còn gặp phải các triệu chứng lúc mang thai, chẳng hạn như cảm thấy ốm nghén và tức ngực
say-thai-ra-mau-cuc
Triệu chứng có thể thấy khi bị sảy thai là chuột rút và đau ở vùng bụng dưới 

Phản ứng khi sảy thai 

Sảy thai ra máu cục là một trải nghiệm kiệt quệ về cảm xúc và thể chất. Mẹ bầu sẽ có thể có cảm giác tội lỗi, sốc và tức giận, nguy hiểm hơn sẽ dẫn đến hiện tượng trầm cảm. Do đó, người nhà cần hết sức quan tâm đến các vấn đề về tinh thần của mẹ bầu cũng như tham khảo lời khuyên từ bác sĩ để chăm sóc người mẹ hậu sảy thai một cách đúng đắn. 

Chảy máu do sảy thai ra máu cục trông như thế nào?

Chảy máu có thể bắt đầu từ đốm sáng, hoặc có thể nặng hơn và xuất hiện dưới dạng tia máu phun ra. Khi cổ tử cung giãn nở, máu có thể tiết ra nhiều hơn. Máu sảy thai có thể có màu hồng, đỏ hoặc nâu. Máu đỏ là dạng máu từ trong cơ thể trực tiếp đi ra, còn máu có màu nâu là máu đã ở trong tử cung một thời gian. Bạn cũng có thể thấy khí hư ra nhiều, có màu như bã cà phê, hoặc gần như đen khi sảy thai.

say-thai-ra-mau-cuc
Máu đông lại thành cục do sảy thai

Sảy thai ra máu cục kéo dài bao lâu?

Cũng giống như lượng máu mẹ bầu thấy, thời gian sảy thai sẽ khác nhau ở mỗi người và thậm chí là từ lần mang thai này sang lần mang thai khác. Trong nhiều trường hợp, sảy thai ra máu cục sẽ mất khoảng hai tuần để trôi qua tự nhiên. Bác sĩ có thể kê toa thuốc misoprostol (Cytotec) để giúp quá trình sảy thai này diễn ra nhanh hơn.

Ở một số mẹ, việc chảy máu sảy thai có thể bắt đầu và kết thúc trong vòng hai ngày kể từ khi bắt đầu dùng thuốc. Nhưng đối với một số mẹ bầu, quá trình này có thể mất đến hai tuần.

Tham khảo thêm: Sảy thai tự nhiên ra máu trong bao lâu?

Những lưu ý cho mẹ bầu khi gặp trường hợp sảy thai ra máu

Một số mẹ bầu bị sảy thai ra máu cục tại nhà trước khi có cơ hội gặp bác sĩ hoặc đến bệnh viện. Vậy nên, trong trường hợp túi thai bị sảy, mẹ bầu cần lưu ý:

  • Sử dụng miếng đệm để kiểm soát chảy máu
  • Sử dụng thuốc paracetamol nếu bạn bị đau
  • Chú ý vệ sinh cá nhân hàng ngày: Nên dùng nước ấm ít nhất 2 lần/ngày với dung dịch vệ sinh phụ nữ chuyên dụng để vệ sinh vùng kín, điều này giúp chị em chống lại các bệnh viêm nhiễm và khử mùi hôi vùng kín hiệu quả.
  • Dùng túi chườm nóng (hoặc chai nước chứa đầy nước nóng) chườm lên vùng bụng, lưng và bẹn. Việc làm này có tác dụng phòng ngừa đau lưng, mỏi gối, giúp cơ thể nhanh hồi phục.
  • Nên ăn nhiều rau củ quả để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Mẹ hãy chọn các loại thịt như: Thịt bò, thịt lợn, thịt dê… để tăng cường bổ sung sắt cho cơ thể. Các loại rau như: Bí ngô, súp lơ xanh, rau chân vịt, nho, chuối, các loại đậu, ngũ cốc… cũng là những thực phẩm giàu sắt. Lưu ý, đừng quên bổ sung vitamin C để tăng cường hấp thu dưỡng chất này.
say-thai-ra-mau-cuc
Một số vấn đề quan trọng mẹ bầu lưu ý khi bị sảy thai ra máu cục

Trường hợp nào mẹ bầu nên liên hệ bác sĩ? 

Mẹ bầu cần liên lạc với bác sĩ ngay khi nhận thấy mình đang có các biểu hiện của trường hợp bị sảy thai ra máu cục. Để có những chẩn đoán và kết luận cụ thể trong trường hợp mẹ bầu sảy thai, bác sĩ có thể sẽ tiến hành siêu âm để nghe tim thai, đồng thời cũng có thể yêu cầu xét nghiệm máu để kiểm tra mức độ gonadotropin màng đệm ở người (hcG).

Nếu sảy thai được xác nhận, các y bác sĩ sẽ đưa ra phương án lựa chọn trong việc xử lý túi thai bị sảy là can thiệp trực tiếp hoặc chờ sảy thai tự nhiên. Quá trình này thường xảy ra trong vòng hai tuần.

Khi sảy thai không hoàn toàn 

Sảy thai có thể không hoàn toàn nếu:

  • Máu sảy thai là máu cục
  • Mẹ bầu bị sốt
  • Còn mô trong tử cung 

Nếu có những triệu chứng như vậy, bác sĩ có thể đề nghị nong và nạo. Đây là một quy trình phẫu thuật được thực hiện để loại bỏ các mô còn lại. Thủ tục được thực hiện dưới dạng gây mê toàn thân hoặc tùy vùng cơ thể và được coi là an toàn. Nong và nạo thai thường không dẫn đến các biến chứng lâu dài.

Trong tình trạng dọa sảy thai

say-thai-ra-mau-cuc
Tình trạng dọa sảy thai có thể xử lý kịp thời

Mẹ bầu cần phải báo cho bác sĩ biết trong bất kỳ tình trạng chảy máu hoặc có trường hợp đau đớn nào gặp phải trong thai kỳ. Trong một số trường hợp, mẹ bầu có thể bị dọa sảy thai và có thể có một số phương pháp điều trị có thể hữu ích như: 

  • Bổ sung nội tiết tố nếu máu sảy thai xuất phát từ nồng độ progesterone thấp
  • Khâu cổ tử cung nếu vấn đề do cổ tử cung mở sớm

Mẹ bầu cần kiêng gì khi bị sảy thai? 

Sảy thai kiêng gì cũng là một trong những vấn đề mẹ bầu vô cùng quan tâm. Dưới đây là một vài lời khuyên mẹ bầu nên tham khảo nếu bị sảy thai kinh nguyệt ra cục thịt

  • Sau khi phá thai mẹ bầu không được tắm ngay vì lúc này cơ thể có sức đề kháng yếu nên rất dễ bị nhiễm lạnh. 
  • Không nên tắm bồn bởi tử cung hiện tại bị tổn thương sẽ dễ bị vi khuẩn xâm nhập, dẫn đến viêm nhiễm phụ khoa
  • Kiêng quan hệ vợ chồng sau sảy thai để tránh tổn thương và viêm nhiễm tử cung
  • Không nên có thai trở lại ngay vì tử cung cần thời gian để hồi phục 
  • Kiêng làm việc nặng nhọc 
  • Kiêng ngồi xổm, ngồi gập bụng 

Tham khảo thêm: Mẹ bầu ăn dứa được không? Ăn dứa sảy thai là thật?

say-thai-ra-mau-cuc
Chú ý chế độ ăn uống và vệ sinh cá nhân sau sảy thai kinh nguyệt ra cục thịt

Sảy thai ra máu cục là điều không mẹ bầu nào mong muốn và có thể gây đau đớn về thể chất cũng như cảm xúc cho mẹ. Song nếu phải gặp trường hợp này, cơ thể mẹ bầu có thể tự hồi phục sau vài tuần, vậy nên mẹ hãy luôn bình tĩnh, ổn định cảm xúc và chú ý theo dõi sức khỏe đúng cách để cơ thể mau chóng hồi phục nhé. Mong rằng bài chia sẻ từ Kiddihub sẽ giúp các mẹ bầu có thêm thông tin hữu ích bỏ túi vào cẩm nang sinh con của mình, đồng thời nhận biết và phòng tránh các trường hợp sảy thai, thai sinh hóa IVF không mong muốn.  

Bài viết liên quan

Sinh mổ lần 3 có nguy hiểm không mẹ bầu xem ngay để biết!

20/02/2023

2115

Sinh mổ lần 3 có nguy hiểm không mẹ bầu xem ngay để biết!
Sinh mổ lần 3 có nguy hiểm không luôn là vấn đề được nhiều chị em phụ nữ tìm hiểu. Nếu cũng đang quan tâm, mời bạn hãy cùng Kiddihub tìm hiểu bài viết bên dưới.

Đọc tiếp

Sinh mổ lần 2 ở tuần 38 được không, mẹ cần chú ý những gì?

20/02/2023

1982

Sinh mổ lần 2 ở tuần 38 được không, mẹ cần chú ý những gì?
Sinh mổ lần 2 ở tuần 38 được không là thắc mắc chung của nhiều mẹ bầu hiện nay. Để tìm được lời giải đáp, mời bạn hãy cùng Kiddihub tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Đọc tiếp

Sinh mổ uống nước dừa được không, xem ngay để biết!

20/02/2023

2036

Sinh mổ uống nước dừa được không, xem ngay để biết!
Sinh mổ uống nước dừa được không là câu hỏi nhận được sự quan tâm từ chị em mới đẻ. Để có câu trả lời bạn hãy theo dõi nội dung bài viết bên dưới.

Đọc tiếp

Sinh mổ bao lâu được ăn nếp, xem ngay để biết!

20/02/2023

1894

Sinh mổ bao lâu được ăn nếp, xem ngay để biết!
Sinh mổ bao lâu được ăn nếp là băn khoăn của nhiều chị em. Thực tế thời gian này còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa, tình trạng vết mổ,… Xem ngay!

Đọc tiếp

Phụ nữ sau sinh mổ bao lâu thì quan hệ được và cần kiêng điều gì?

20/02/2023

1574

Phụ nữ sau sinh mổ bao lâu thì quan hệ được và cần kiêng điều gì?
Sau sinh mổ bao lâu thì quan hệ được là vấn đề luôn được quan tâm nhiều. Để giải đáp được băn khoăn, bạn đừng vội bỏ qua thông tin được Kiddihub chia sẻ dưới đây.

Đọc tiếp

Sau sinh mổ nên ăn gì tốt cho cả mẹ và con? Xem ngay để biết!

20/02/2023

1727

Sau sinh mổ nên ăn gì tốt cho cả mẹ và con? Xem ngay để biết!
Sau sinh mổ nên ăn gì và nên kiêng gì để tốt cho cả mẹ và con? Để có được câu trả lời, bạn hãy tham khảo những thông tin Kiddihub chia sẻ trong bài viết bên dưới.

Đọc tiếp

Phụ nữ sinh mổ bao lâu thì ăn được tôm? Một số điều mẹ cần chú ý

20/02/2023

5749

Phụ nữ sinh mổ bao lâu thì ăn được tôm? Một số điều mẹ cần chú ý
Sinh mổ bao lâu thì được ăn tôm là một trong những nỗi bận tâm của chị em. Nếu cũng đang quan tâm tìm hiểu, mời bạn hãy cùng Kiddihub theo dõi bài viết dưới đây.

Đọc tiếp

Sinh mổ: Những điều bạn cần biết về mổ đẻ 

20/02/2023

1961

Sinh mổ: Những điều bạn cần biết về mổ đẻ 
Sinh mổ nếu thuốc ca khó, sản phụ được chỉ định trong trường hợp này. Vậy để nắm rõ hơn về hình thức sinh mổ này mời bạn cùng theo dõi qua bài viết bên dưới.

Đọc tiếp

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • ...
  • >
  • >>