Tìm kiếm bài viết

Sa tử cung sau sinh do nguyên nhân nào và cách điều trị?

Đăng vào 31/01/2023 - 13:15:19

337

Mục lục

Xem thêm

Sa tử cung sau sinh thường do các nguyên nhân nào và cách điều trị hiệu quả được nhiều người quan tâm. Để hiểu rõ hơn, mọi người đừng bỏ qua bài viết bên dưới.

Sa tử cung sau sinh do nguyên nhân nào và cách điều trị?

Sa tử cung sau sinh là tình trạng gặp nhiều hơn ở phụ nữ lớn tuổi và sinh con nhiều lần. Nếu không phát hiện kịp thời và điều trị, bệnh nhân sẽ gặp biến chứng nguy hiểm. 

Vậy nên giải đáp các thắc mắc và nhu cầu tìm hiểu của nhiều người. Kiddihub đã giới thiệu bài viết chi tiết dưới đây để giúp bạn hiểu rõ hơn bệnh lý này. 

Sa tử cung sau sinh là gì?

Như mọi người đều biết, tử cung là một trong những cơ quan tạo nên một phần của hệ thống sinh sản. Do đó chúng nằm trong vùng chậu và mang hình dáng gần giống một quả lê.

sa-tu-cung-sau-sinh
Tình trạng sa tử cung ảnh hưởng đến sinh hoạt và vận động hàng ngày

Chức năng của cơ quan này sẽ là nơi thai làm tổ và phát triển. Vậy nên phần tử cung giãn nở trong suốt quá trình mang thai để vừa với em bé. Sau khi sinh xong chúng thu nhỏ lại kích thước. 

Hiện tình trạng sa tử cung khi mang thai và sau sinh có nhiều điểm khác nhau. Tất cả tùy thuộc vào mức độ nâng đỡ của tử cung bị yếu như thế nào? 

Có trường hợp sa sinh dục một phần, tử cung đã trượt và lọt vào ống sinh âm đạo. Điều này đã tạo ra một cục u hoặc khối phồng lên. 

Nếu nghiêm trọng hơn, tử cung sẽ trượt xa đến mức bạn sờ thấy được bên ngoài âm đạo. Tình huống này được gọi là sa hoàn toàn. 

Đối tượng dễ mắc sa tử cung sau sinh 

sa tử cung sau sinh có thể làm ảnh hưởng đến phụ nữ ở mọi lứa tuổi, trong khoảng từ 20 tuổi trở lên. Đặc biệt xảy ra với người từng sinh nở hoặc mãn kinh. 

sa-tu-cung-sau-sinh
Phụ nữ sau sinh có nguy cơ cao bị sa dạ con

Theo cẩm nang sinh con, đã có một nửa số phụ nữ từ 50 – 79 tuổi đã mắc bệnh. Hoặc bị một số dạng khác của sa cơ quan vùng chậu. Ngoài ra sa cổ tử cung cũng xảy ra ở những phụ nữ có tiền sử gia đình như bà, mẹ, em gặp phải tình trạng này. 

Như chúng ra đã biết, mãn kinh xảy ra khi buồng trứng ngừng sản xuất các hormone điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt. Hormone đó còn được gọi là estrogen, chúng sẽ giúp giữ cho cơ sàn chậu của bạn khỏe mạnh. 

Trường hợp cơ sàn chậu kém săn chắc, nhão và yếu, phụ nữ sẽ gặp nguy cơ bị sa tử cung . Nếu thai phụ sinh con nhiều lần, từng làm phẫu thuật tử cung sau khi sảy thai cũng dễ mắc bệnh. 

Đặc biệt các phụ nữ lao động nặng nhọc, làm việc ở tư thế đứng, cúi, mang vật nặng cũng dễ mắc bệnh này. Đặc biệt sa dạ con cũng gặp cả ở phụ nữ chưa từng sinh đẻ do thể trạng yếu. 

Có thể bạn quan tâmSa tử cung có mang thai được không?

Một số triệu chứng thường gặp của sa tử cung sau sinh 

Nếu chị em bị sa tử cung ở mức độ nhẹ, bạn có thể không thấy một biểu hiện nào rõ ràng. Ngoài việc cảm thấy âm đạo căng phồng. Thường xuyên bị đau nhức lưng do căng các dây chằng treo tử cung. 

Tuy nhiên khi tử cung bị trượt ra khỏi vị trí xa hơn sẽ gây áp lực lên cơ quan vùng chậu. Ví dụ như bàng quang hoặc ruột, từ đó tạo ra các triệu chứng như:

Các triệu chứng thường gặp

Nội dung

Các triệu chứng ở đường âm đạo

 

Người bị sa tử cung sau sinh thường cảm thấy nặng nề hoặc áp lực trong vùng chậu. Đôi khi họ nhìn thấy hoặc cảm thấy khối phồng. Điều này tạo nên tình trạng nặng nề và có sức ép ở âm đạo. 

Ngoài ra chị em bị tiết dịch bất thường và tương đối nhiều ở âm đạo. Cổ tử cung sẽ tụt qua lỗ âm đạo. Đặc biệt luôn bị đau vùng khung chậu và phần bụng dưới hoặc lưng. 

Biểu hiện ở phần tiết niệu  

 

Người bệnh thường xuyên bị nhiễm trùng bàng quan. Điều này dẫn tới các vấn đề về tiểu tiện, bao gồm việc không tự chủ khi đi tiểu. Đôi khi tần suất bạn đi nhiều hơn trước rất nhiều, gây nên hiện tượng tiểu gấp hoặc són tiểu. 

Triệu chứng ruột 

 

Nếu bị sa tử cung sau sinh, phụ nữ không kiểm soát được tình trạng đầy hơi và phân lỏng, rắn. Thậm chí tình trạng táo bón kéo dài khiến chị em vô cùng khó chịu. 

Vậy nên người bệnh cần dùng tay hoặc rặn ép. Đôi khi phải tác động xung quanh âm đạo hoặc đáy chậu để dễ dàng đại tiện.  

Triệu chứng tình dục 

 

Khi bị sa tử cung khi mang thai hoặc sau sinh đều cảm thấy đau và khó khăn khi giao hợp. Người bệnh còn giảm ham muốn gần gũi bên chồng. 

Các triệu chứng có thể tồi tệ hơn nếu đứng và đi bộ trong khoảng thời gian dài. Bởi khi thực hiện hoạt động này, trọng lực sẽ tạo thêm áp lực lên các cơ vùng chậu. 

 

Nguyên nhân gây nên sa tử cung sau sinh 

Có nhiều lý do dẫn tới sa tử cung. Dưới đây là một số nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến bệnh trên. 

sa-tu-cung-sau-sinh
Tập thể dục sẽ giúp bà bầu tránh được bệnh sa dạ con
  • Chị em mang thai đôi hay đa thai, có kích thước thai nhi lớn khiến người mẹ phải rặn nhiều khi sinh. Vậy nên tử cung dễ bị sa xuống. 
  • Cơ thể người bệnh bị thừa cân và béo phì, gây áp lực xuống cho cơ xương chậu. 
  • Bị ho mãn tính nên làm tăng áp lực tới ổ bụng. Điều này đã vô tình làm sa dạ con.
  • Chị em có quá trình sinh nở phức tạp. Thậm chí từng phẫu thuật lớn ở vùng xương chậu làm mô khung chậu suy yếu. 
  • Sau khi sinh con xong, phụ nữ thường xuyên vác vật nặng không đúng cách.
  • Xảy ra dị tật bẩm sinh ở tử cung như tử cung 2 buồng. Hoặc cổ và eo tử cung có kích thước bất thường…
  • Sinh nở xong, sản phụ bị táo bón dẫn đến rối loạn đại tiện. 

Nếu bạn đang gặp phải một trong các tình trạng trên, hãy cần đến cơ sở y tế khám chữa ngay. Nhờ vậy mới biết mức độ sa xuống và có phương án điều trị hợp lý. 

Bạn có thể quan tâmMẹ bầu sảy thai bao lâu thì quan hệ được?

Các giai đoạn của sa tử cung 

Hiện nay có 4 mức độ sa tử cung sau sinh, bao gồm: 

  • Giai đoạn 1: Tử cung sẽ ở nửa trên của âm đạo.
  • Giai đoạn 2: Dạ con đã hạ xuống gần đến lỗ âm đạo. Thậm chí thập thò cách cửa âm đạo 1cm tính vào trong. 
  • Giai đoạn 3: Tử cung trượt xuống và nhô phần lớn ra phía ngoài âm đạo. 
  • Giai đoạn 4: Toàn bộ tử cung sa hẳn và nằm ngoài âm đạo. Đây được xem là giai đoạn nặng nhất của bệnh sa tử cung. 

Khi được chẩn đoán và khám chữa kịp thời, cơ hội khỏi bệnh sẽ rất cao. Ngược lại không được điều trị, sẽ làm ảnh hưởng tới cơ quan bộ phận khác trong cơ thể.

Một số cách điều trị sa tử cung sau sinh

Nếu ai bị sa tử cung sau sinh có thể điều trị bằng phương pháp phẫu thuật và không phẫu thuật. Tùy vào tình trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ thích hợp. 

Điều trị sa tử cung sau sinh nhờ phẫu thuật 

Với phương pháp này, người bệnh sẽ phải cắt tử cung và sửa chữa sa cổ tử cung. Trường hợp này có thể áp dụng với bệnh nhân bị nặng. Tùy theo tình trạng, bác sĩ đưa ra quyết định phù hợp. 

sa-tu-cung-sau-sinh
Đau bụng cũng là một trong những biểu hiện của sa tử cung sau sinh

Ngoài ra bất cứ phần nào của thành âm đạo, niệu đạo hoặc bàng quang cũng có thể được phẫu thuật cùng. Đây được cho là cuộc phẫu thuật lớn, cơ thể sẽ khó mang thai được nữa. 

Theo phương pháp phẫu thuật, bác sĩ sẽ treo tử cung qua nội soi ổ bụng, mở bụng hở hoặc ngả âm đạo. Theo đó đội ngũ chuyên môn có thể sử dụng mảnh ghép tổng hợp không tan. Mục đích để thay thế các cấu trúc cân, mạc, dây chằng bị hư hại. 

Hiện nay phẫu thuật phục hồi sàn chậu kỹ thuật cao, tiên tiến được ứng dụng rộng rãi trên thế giới. Cách này rất hiệu quả khi điều trị sa cổ tử cung.

Lựa chọn không phẫu thuật 

Nếu người bệnh không phẫu thuật có thể sử dụng các bài tập cơ sàn chậu. Phương pháp này được gọi là Kegel sẽ giúp tăng cường sức mạnh cơ sàn chậu. Tuy nhiên chỉ phù hợp trong trường hợp bị sa tử cung sau sinh nhẹ. 

Ngoài ra chị em cũng nên tập vật lý trị liệu sàn chậu với máy tập sàn chậu chuyên sâu. Ngoài ra nên đặt vòng nâng tử cung(Pessary) trong âm đạo.

Bài viết trên chúng tôi đã giới thiệu đến mọi người về cách điều trị của sa tử cung sau sinh. Nếu ai đang gặp tình trạng bệnh trên, hãy truy cập kiddihub.com ngay hôm nay.

Bài viết liên quan

Sinh mổ lần 3 có nguy hiểm không mẹ bầu xem ngay để biết!

20/02/2023

1290

Sinh mổ lần 3 có nguy hiểm không mẹ bầu xem ngay để biết!
Sinh mổ lần 3 có nguy hiểm không luôn là vấn đề được nhiều chị em phụ nữ tìm hiểu. Nếu cũng đang quan tâm, mời bạn hãy cùng Kiddihub tìm hiểu bài viết bên dưới.

Đọc tiếp

Sinh mổ lần 2 ở tuần 38 được không, mẹ cần chú ý những gì?

20/02/2023

1238

Sinh mổ lần 2 ở tuần 38 được không, mẹ cần chú ý những gì?
Sinh mổ lần 2 ở tuần 38 được không là thắc mắc chung của nhiều mẹ bầu hiện nay. Để tìm được lời giải đáp, mời bạn hãy cùng Kiddihub tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Đọc tiếp

Sinh mổ uống nước dừa được không, xem ngay để biết!

20/02/2023

1186

Sinh mổ uống nước dừa được không, xem ngay để biết!
Sinh mổ uống nước dừa được không là câu hỏi nhận được sự quan tâm từ chị em mới đẻ. Để có câu trả lời bạn hãy theo dõi nội dung bài viết bên dưới.

Đọc tiếp

Sinh mổ bao lâu được ăn nếp, xem ngay để biết!

20/02/2023

1164

Sinh mổ bao lâu được ăn nếp, xem ngay để biết!
Sinh mổ bao lâu được ăn nếp là băn khoăn của nhiều chị em. Thực tế thời gian này còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa, tình trạng vết mổ,… Xem ngay!

Đọc tiếp

Phụ nữ sau sinh mổ bao lâu thì quan hệ được và cần kiêng điều gì?

20/02/2023

1023

Phụ nữ sau sinh mổ bao lâu thì quan hệ được và cần kiêng điều gì?
Sau sinh mổ bao lâu thì quan hệ được là vấn đề luôn được quan tâm nhiều. Để giải đáp được băn khoăn, bạn đừng vội bỏ qua thông tin được Kiddihub chia sẻ dưới đây.

Đọc tiếp

Sau sinh mổ nên ăn gì tốt cho cả mẹ và con? Xem ngay để biết!

20/02/2023

1045

Sau sinh mổ nên ăn gì tốt cho cả mẹ và con? Xem ngay để biết!
Sau sinh mổ nên ăn gì và nên kiêng gì để tốt cho cả mẹ và con? Để có được câu trả lời, bạn hãy tham khảo những thông tin Kiddihub chia sẻ trong bài viết bên dưới.

Đọc tiếp

Phụ nữ sinh mổ bao lâu thì ăn được tôm? Một số điều mẹ cần chú ý

20/02/2023

4672

Phụ nữ sinh mổ bao lâu thì ăn được tôm? Một số điều mẹ cần chú ý
Sinh mổ bao lâu thì được ăn tôm là một trong những nỗi bận tâm của chị em. Nếu cũng đang quan tâm tìm hiểu, mời bạn hãy cùng Kiddihub theo dõi bài viết dưới đây.

Đọc tiếp

Sinh mổ: Những điều bạn cần biết về mổ đẻ 

20/02/2023

1212

Sinh mổ: Những điều bạn cần biết về mổ đẻ 
Sinh mổ nếu thuốc ca khó, sản phụ được chỉ định trong trường hợp này. Vậy để nắm rõ hơn về hình thức sinh mổ này mời bạn cùng theo dõi qua bài viết bên dưới.

Đọc tiếp

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • ...
  • >
  • >>