Tìm kiếm bài viết

Triệu chứng của sa tử cung và cách điều trị hiệu quả

Đăng vào 31/01/2023 - 11:56:20

611

Mục lục

Xem thêm

Sa tử cung là bệnh thường gặp ở phụ nữ và hiện đang được quan tâm và chú trọng. Để hiểu rõ hơn về biểu hiện của chúng, đừng bỏ qua bài viết bên dưới đây.

Triệu chứng của sa tử cung và cách điều trị hiệu quả

Sa tử cung hay còn gọi là sa dạ con hoặc sa sinh dục. Thông thường tử cung của phụ nữ được cố định bên trong khung chậu bằng nhiều cơ, mô và dây chằng. 

Tuy nhiên trong quá trình sinh con, lão hóa...cơ này dần yếu đi. Điều đó dẫn tới việc bản thân mắc tình trạng sa tử cung. Mời bạn cùng Kiddihub tìm hiểu triệu chứng, cũng như cách điều trị hiệu quả, giúp chị em khỏe hơn. 

Dấu hiệu của sa tử cung là gì? 

Những ai ban đầu nghe tới bệnh sa dạ con đều băn khoăn không biết sa tử cung có nguy hiểm không? Vậy nên dấu hiệu ban đầu của căn bệnh này được mọi người quan tâm. Dưới đây là một số biểu hiện dễ nhận biết nhất cho ai đang mắc bệnh trên: 

SA-TU-CUNG
Sa sinh dục thường xảy ra ở phụ nữ sống tại các nước kém phát triển

 

Các dấu hiệu

Chi tiết

Thứ nhất: Khối sa lồi ở vùng âm hộ và tầng sinh môn

Trong thời gian đầu, khối này kích thước nhỏ, tình trạng này cũng không xảy ra thường xuyên. Tuy nhiên khi chị em lao động hoặc đi lại nhiều, khối sa sẽ lại xuất hiện. 

Chỉ khi bạn nghỉ ngơi thì chúng mới tụt vào trong âm đạo hoặc có thể tự đẩy lên được. Nếu càng để lâu khối sa càng to, tình trạng đó tiếp diễn thường xuyên và không đẩy lên được nữa. 

Thứ hai: Cảm giác tức và nặng bụng dưới

Điều này dẫn đến đời sống sinh hoạt của bệnh nhân bị ảnh hưởng. Đem đến cho chị em cảm giác vướng víu khó chịu ở vùng âm hộ hay tầng sinh môn.

Thứ ba: Bàng quang và niệu đạo bị sa có thể xuất hiện tình trạng rối loạn tiểu tiện

Ví dụ như tiểu khó, tiểu buốt, són tiểu, tiểu ra máu khi có viêm bàng quang hay có sỏi hình thành. Thậm chí còn xảy ra một vài trường hợp đến viện cấp cứu vì bí đái cấp. 

Thứ tư : Sa trực tràng có thể dẫn tới rối loạn đại tiện

Cụ thể là bệnh nhân đại tiện khó và táo bón. Do đó họ sẽ có cảm giác mót rặn, tức nặng trong vùng hậu môn. 

Thứ năm: Hiện tượng chảy máu 

Nếu thấy hiện tượng này xảy ra và có dịch từ cổ tử cung phải đi kiểm tra ngay lập tức. 

Nhiều người cũng tự hỏi sa tử cung có mang thai được không? Thực tế nếu xảy ra ở người trẻ vẫn có khả năng này được. Tuy nhiên trường hợp này sẽ dễ bị sảy thai hoặc sinh non.

Bạn có thể quan tâmSa tử cung có quan hệ được không?

Các nguyên nhân cơ bản dẫn đến bệnh sa tử cung

Bệnh sa tử cung bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh phải kể đến là: 

SA-TU-CUNG
Hình ảnh minh họa tử cung bị sa xuống âm đạo
  • Chị em đã gặp phải một số chấn thương ở vùng chậu, cổ tử cung hay các mô nâng đỡ tử cung. 
  • Thai phụ lao động quá sức sau khi sinh nở do thời điểm này tử cung chưa thể co lại hoàn toàn. 
  • Nguyên nhân do dị tật tử cung bẩm sinh. Đó là tử cung có 2 buồng, kích thước cổ và eo tử cung rất bất thường. 
  • Phụ nữ sau sinh hay bị táo bón hoặc rối loạn đại tiện. Điều này sẽ dẫn đến tăng áp lực trong ổ bụng và gây ra bệnh.
  • Có sự can thiệp y khoa trong khi sinh. Đó là phẫu thuật nội soi, sinh mổ, bỏ nhau thai bằng tay hoặc sử dụng thuốc oxytocin. 

Nếu chị em thấy mình đang gặp phải một số tình trạng trên hãy chú ý theo dõi sức khỏe của bản thân. Hiện sa tử cung sau sinh ngày càng được quan tâm và chú trọng. Nếu không chữa trị kịp thời bệnh sẽ gây nên biến chứng nguy hiểm. 

Đối tượng dễ bị sa tử cung và cách kiểm tra bệnh

Bệnh sa sinh dục gặp ở nhiều đối tượng phụ nữ. Nhưng thường có nguy cơ cao đối với người sinh con qua đường âm đạo. Khi đó thời gian chuyển dạ lâu hoặc kích thước thai nhi quá lớn. 

Ngoài ra là người sau sinh thường xuyên bê vác nặng hoặc phụ nữ đang trong giai đoạn tiền mãn kinh. Thậm chí người mang thai muộn, sinh đẻ nhiều lần, mang thai đôi hoặc đa tha. Có trường hợp khó sinh, nhau thai bất thường hoặc từng sảy thai, phẫu thuật tử cung cũng mắc bệnh này. 

Do bệnh sa tử cung tiến triển rất nhanh nên nếu bạn cảm thấy đau căng tức bụng dưới, nặng vướng ở phần âm đạo. Hãy kiểm tra để xác định tình trạng bệnh và có hướng điều trị. 

Thậm chí bạn có thể trực tiếp dùng tay của mình để kiểm tra mức độ sa. Trước tiên hãy vệ sinh tay sạch sẽ, sử dụng bao tay y tế để ngăn tình trạng viêm nhiễm. 

Tiếp đó đưa 1 ngón tay vào trong tử cung để bắt đầu kiểm tra. Nếu bạn chạm thấy cục thịt lồi trong phần âm đạo ở vị trí đốt ngón tay thứ 2 thì có thể là sa tử cung độ 1. 

Còn khi ở vị trí đốt ngón tay thứ 1 thì bệnh này phát triển ở mức độ 2. Khi chị em chạm thấy có cục thịt lồi ở cửa âm đạo hoặc sa hẳn ra ngoài nhìn thấy được. Điều này có nghĩa là sa tử cung đã tiến triển sang mức độ 3, nặng nhất. 

Một số phương pháp điều trị sa tử cung hiệu quả 

Nếu ai mới bị bệnh này thường tự hỏi sa tử cung có chữa được không? Đối với từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ lựa chọn một số phương pháp điều trị cho phù hợp. 

SA-TU-CUNG
Rối loạn tiểu tiện, đại tiện cũng là biểu hiện của bệnh sa dạ con

Mức độ nhẹ và vừa phải

Nếu bệnh trong giai đoạn nhẹ, hãy áp dụng các bài tập kegel để tăng cường cơ sàn chậu. Điều này có tác dụng tăng cường độ đàn hồi, dẻo dai của các cơ. Mục đích để nâng đỡ tử cung. 

Ngoài ra việc phẫu thuật treo tử cung để nâng đỡ tử cung có thể được áp dụng. Việc này làm hạn chế việc tử cung bị sa xuống. Tuy nhiên điểm hạn chế của phương pháp đó là không áp dụng được với phụ nữ có ý định mang thai và dễ bị tái lại.

Bệnh ở mức độ nặng 

Nếu sa dạ con đang ở mức độ nặng, những bài tập kegel không còn hiệu quả nữa. Khi đó bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp là phẫu thuật cắt bỏ tử cung.

Phương án này sẽ là giải pháp hay phương án cuối cùng đối với bệnh nhân. Bởi việc cắt bỏ tử cung đồng nghĩa với việc làm người phụ nữ mất khả năng sinh con. Điều này có thể gây nên tâm lý tự ti, mặc cảm cho chị em.

Một số biến chứng của sa tử cung ít người biết

Theo cẩm nang sinh con, các biến chứng của sinh dục cực kỳ nguy hiểm. Chúng sẽ để lại một hệ lụy khôn lường ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản của người bệnh.

SA-TU-CUNG
Phụ nữ sau sinh cần chú ý theo dõi nếu thấy hiện tượng bất thường

Biến chứng nguy hiểm

Nội dung 

Sa tử cung gây loét âm đạo

Người bị sa tử cung ở cấp nặng nhất - cấp độ 3 thường dễ bị loét âm đạo. Bởi lúc này tử cung đã bị sa xuống tận cửa mình cọ xát với quần áo khi vận động, di chuyển. Do đó thời điểm đó lý tưởng để vi khuẩn có cơ hội xâm nhập và phát triển, tạo hiện tượng loét âm đạo.

Sa cơ quan khác ở vùng xương chậu

Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của sa tử cung chính là sa cơ quan khác vùng xương chậu - sa sinh dục. Theo đó dẫn tới tụt của các cơ quan vùng xương chậu như bàng quang, trực tràng theo tác động sa tụt của tử cung. 

Ngoài ra sa thành âm đạo trước với túi bàng quang kéo dài, lồi ra phía trước dẫn tới khó khăn trong việc đi tiểu. Nếu kéo dài sẽ gây nên nhiễm trùng đường nước tiểu. Với ai bị sa trực tràng thì lại dẫn tới việc đi tiêu gặp nhiều khó khăn.  

Viêm nhiễm diện rộng

Nếu ai có sức đề kháng kém, khi bị cọ xát dẫn tới viêm loét. Tình trạng đó kéo dài sẽ dẫn tới viêm nhiễm diện rộng. Cụ thể là viêm nhiễm âm đạo, viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang. Thậm chí nặng là nhiễm trùng máu và tử vong.

Vô sinh

Người bị sa dạ con nặng thì việc cắt bỏ là điều khó tránh khỏi. Khi đó người bệnh khó sẽ có khả năng sinh con. Do biến chứng nguy hiểm nên nếu ai đang mắc bệnh trên cần lưu tâm. Một khi để bệnh nặng mới tiến hành điều trị, khả năng phục hồi sẽ không cao.

Có thể bạn quan tâmSa tử cung có mang thai được không?

Trên đây là toàn bộ thông tin đầy đủ về nguyên nhân cũng như cách điều trị bệnh sa tử cung. Nếu bạn đang gặp phải những triệu chứng trên, hãy kết nối ngay tới kiddihub.com để nhận tư vấn tận tâm nhất.

Bài viết liên quan

Sinh con năm 2025 tháng nào tốt, hợp tuổi bố mẹ?

03/10/2024

2855

Sinh con năm 2025 tháng nào tốt, hợp tuổi bố mẹ?
Sinh năm 2025 tháng nào tốt? Hướng dẫn ba mẹ chọn tháng tốt sinh con năm 2025, hợp phong thủy, giúp bé có cuộc sống hạnh phúc và tài lộc đầy đủ

Đọc tiếp

Sinh mổ lần 3 có nguy hiểm không mẹ bầu xem ngay để biết!

20/02/2023

2715

Sinh mổ lần 3 có nguy hiểm không mẹ bầu xem ngay để biết!
Sinh mổ lần 3 có nguy hiểm không luôn là vấn đề được nhiều chị em phụ nữ tìm hiểu. Nếu cũng đang quan tâm, mời bạn hãy cùng Kiddihub tìm hiểu bài viết bên dưới.

Đọc tiếp

Sinh mổ lần 2 ở tuần 38 được không, mẹ cần chú ý những gì?

20/02/2023

2586

Sinh mổ lần 2 ở tuần 38 được không, mẹ cần chú ý những gì?
Sinh mổ lần 2 ở tuần 38 được không là thắc mắc chung của nhiều mẹ bầu hiện nay. Để tìm được lời giải đáp, mời bạn hãy cùng Kiddihub tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Đọc tiếp

Sinh mổ uống nước dừa được không, xem ngay để biết!

20/02/2023

2653

Sinh mổ uống nước dừa được không, xem ngay để biết!
Sinh mổ uống nước dừa được không là câu hỏi nhận được sự quan tâm từ chị em mới đẻ. Để có câu trả lời bạn hãy theo dõi nội dung bài viết bên dưới.

Đọc tiếp

Sinh mổ bao lâu được ăn nếp, xem ngay để biết!

20/02/2023

2468

Sinh mổ bao lâu được ăn nếp, xem ngay để biết!
Sinh mổ bao lâu được ăn nếp là băn khoăn của nhiều chị em. Thực tế thời gian này còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa, tình trạng vết mổ,… Xem ngay!

Đọc tiếp

Phụ nữ sau sinh mổ bao lâu thì quan hệ được và cần kiêng điều gì?

20/02/2023

2054

Phụ nữ sau sinh mổ bao lâu thì quan hệ được và cần kiêng điều gì?
Sau sinh mổ bao lâu thì quan hệ được là vấn đề luôn được quan tâm nhiều. Để giải đáp được băn khoăn, bạn đừng vội bỏ qua thông tin được Kiddihub chia sẻ dưới đây.

Đọc tiếp

Sau sinh mổ nên ăn gì tốt cho cả mẹ và con? Xem ngay để biết!

20/02/2023

2614

Sau sinh mổ nên ăn gì tốt cho cả mẹ và con? Xem ngay để biết!
Sau sinh mổ nên ăn gì và nên kiêng gì để tốt cho cả mẹ và con? Để có được câu trả lời, bạn hãy tham khảo những thông tin Kiddihub chia sẻ trong bài viết bên dưới.

Đọc tiếp

Phụ nữ sinh mổ bao lâu thì ăn được tôm? Một số điều mẹ cần chú ý

20/02/2023

6449

Phụ nữ sinh mổ bao lâu thì ăn được tôm? Một số điều mẹ cần chú ý
Sinh mổ bao lâu thì được ăn tôm là một trong những nỗi bận tâm của chị em. Nếu cũng đang quan tâm tìm hiểu, mời bạn hãy cùng Kiddihub theo dõi bài viết dưới đây.

Đọc tiếp

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • ...
  • >
  • >>