Siêu ưu đãi đầu năm chỉ có trên KiddiHub
Giảm 100% học phí tháng đầuĐăng vào 03/01/2023 - 13:59:56
792
Mục lục
Xem thêm
Tiêu chảy là căn bệnh dễ gặp khi mang thai. Vậy nguyên nhân mẹ bầu bị tiêu chảy do đâu? Cách điều trị như thế nào để không gây ra hậu quả đáng tiếc? Tất cả những băn khoăn này sẽ được Kiddihub giải đáp ngay sau đây.
Tiêu chảy chính là tình trạng rối loạn đường ruột dễ gặp ở những chị em khi mang thai. Nguyên nhân gây ra bệnh này có thể là do nội tiết tố thay đổi hay chế độ dinh dưỡng hoặc phản ứng phụ với vitamin,… Cụ thể:
Nguyên nhân | Chi tiết |
Thay đổi nội tiết tố | khi mang thai, các Hormone sẽ thay đổi. Để phù hợp sự phát triển của bé, nội tiết tố cũng cần biến đổi. Khi đó Hormone Protaglandin sẽ tăng lên làm kích thích gây hiện tượng co thắt tử cung. Bên cạnh đấy, nó còn khiến chuyển động dọc đường tiêu hóa tăng lên. Lúc này, phân sẽ di chuyển trong ruột nhanh hơn dẫn đến tình trạng tiêu chảy. Đây cũng chính là lý do phụ nữ khi đến kỳ kinh nguyệt cũng dễ bị tiêu chảy hơn bình thường. |
Do chế độ dinh dưỡng | Khi mang thai, mẹ bầu cần thay đổi chế độ ăn dinh dưỡng sao cho phù hợp nhất. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến thai phụ bị tiêu chảy. Cụ thể, hệ tiêu hóa khó thích ứng được những thay đổi đột ngột, dẫn đến đau bụng đi ngoài. Hơn nữa, mẹ bầu cũng trở nên nhạy cảm với thực phẩm hơn khi mang thai. Nhất là các loại: Sữa, cá, thịt,... dẫn đến đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu và đau bụng tiêu chảy. |
Phản ứng phụ của vitamin, thuốc | Trong quá trình mang thai, nhiều mẹ bầu bổ sung vitamin nên đã bị tiêu chảy do phản ứng phụ của thuốc. Dù có thể bổ sung dưỡng chất cho sức của của cả mẹ và bé nhưng vitamin có thể dẫn đến đau bụng, đau dạ dày. Tương tự, Acid Folic và sắt cũng tốt cho bà bầu, nhưng dễ gây ra phản ứng phụ ở đường tiêu hóa. Các chuyên gia khuyên rằng bạn nên bắt đầu từ liều thấp rồi mới tăng dần. Một số loại thuốc, vitamin ít có tác dụng phụ được khuyên dùng bao gồm: Phức hợp Aminoacid, sắt Carbonyl, Polysaccharid. Ngoài ra, để giảm kích ứng tối đa mẹ bầu nên uống thuốc sau bữa ăn. |
Nhiễm trùng ruột | Cơ thể của mẹ bầu sẽ trở nên yếu, hay sốt, lạnh, chóng mặt, buồn nôn, phân lỏng,... khi bị nhiễm trùng ruột. Nguyên nhân là vì thai phụ đã tiếp xúc với thực phẩm hoặc nước ô nhiễm. Virus, vi khuẩn, ký sinh trùng độc hại sẽ khiến nhiễm trùng hệ tiêu hóa nặng nề. Đặc biệt, nhiều loại vi khuẩn còn có ảnh hưởng đến thai nhi qua đường nhau thai hoặc lúc sinh. Khiến bé bị sinh non, thậm chí nặng hơn còn bị sảy thai, lưu thai,... |
Các hội chứng về ruột | Các hội chứng về ruột có thể là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị tiêu chảy. Cụ thể: Hội chứng ruột kích thích, bệnh Crohn, bệnh Celiac, viêm loét đại tràng. Khi bị tiêu chảy do các bệnh về đường ruột sẽ có một số biểu hiện đi kèm là: Chuột rút, đau bụng, đầy hơi, buồn nôn, mệt mỏi. Nếu để lâu dài sẽ bị sút cân và thiếu máu. |
Một trong những biến chứng đáng lo ngại do tiêu chảy gây nên chính là mất nước và điện giải. Vì thế, việc sớm nhận biết các biểu hiện mang thai bị tiêu chảy rất quan trọng, cụ thể:
Ngay khi nhận thấy những biểu hiện này, mẹ bầu nên tìm các biện pháp điều trị kịp thời. Mục đích là để tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm. Đồng thời, thai phụ hãy đến gặp bác sĩ nếu thấy:
Vậy thai phụ bị tiêu chảy có sao không? Để lâu sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi thế nào? Để giải đáp được băn khoăn, bạn hãy tiếp tục theo dõi phần bên dưới.
Tùy vào từng nguyên nhân, tình trạng tiêu chảy ở mẹ bầu có thể kéo dài từ 1 – 10 ngày. Khi thai phụ bị tiêu chảy nặng hoặc kéo dài nhưng không điều trị kịp thời có thể gây ra một số hậu quả như:
Có thể thấy, sự ảnh hưởng đến thai nhi còn tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ khi mẹ bầu bị tiêu chảy. Tuy nhiên, bạn cần phải tìm cách điều trị kịp thời để tránh kéo dài tình trạng này.
Khi mang thai bị tiêu chảy là vấn đề không thể coi thường, cần sớm đi khám để được điều trị cho nhanh khỏi. Bên cạnh đó, mẹ bầu không nên tự ý mua thuốc uống hoặc sử dụng thuốc do mách bảo vì có thể gây hại cho thai nhi.
Nếu bị tiêu chảy, bạn có thể áp dụng các cách chữa tiêu chảy cho mẹ bầu được chia sẻ dưới đây để điều trị. Cụ thể:
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Mẹ bầu ho nhiều phải làm sao? 3+ cách xử trí an toàn, xem ngay!
Để điều trị tiêu chảy khi mang thai, bổ sung nước và điện giải là nguyên tắc đầu tiên bất cứ ai cũng phải thực hiện. Bởi lẽ, khi bị tiêu chảy, cơ thể sẽ mất đi rất nhiều nước, nếu không bù kịp thời sẽ gây nguy hiểm cho cả hai mẹ con.
Thai phụ có thể bổ sung nước bằng việc uống nước lọc hoặc các loại nước tốt cho hệ tiêu hóa như: Nước mật ong, trà gừng,... Bạn nên ngừng uống các loại nước ép, đồ uống có đường, sữa vì những thứ này sẽ khiến tình trạng tiêu chảy trở nên nặng hơn.
Mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý đến vấn đề ăn uống khi bị tiêu chảy. Bạn cần tránh một số loại thực phẩm khiến tình trạng tiêu chảy khi mang thai ngày càng nặng nề hơn như:
Thực phẩm cần tránh | Chi tiết |
Đồ chiên nhiều dầu | Dù ngon miệng nhưng các món chiên rán lại không hề tốt cho hệ tiêu hóa. Nhất là khi thai phụ đang bị tiêu chảy nên tuyệt đối tránh xa loại thực phẩm này. |
Thịt đỏ | Thịt bò, thịt cừu,... có nhiều chất đạm và thành phần dinh dưỡng nên rất khó tiêu. Bên cạnh đó, việc ăn thịt đỏ chưa được nấu chín như: Tái, nhúng,... sẽ làm cho tình trạng bà bầu bị tiêu chảy trở nên tồi tệ hơn. |
Hải sản | Có nhiều loại hải sản chứa hàm lượng thủy ngân vô cơ. Đây là chất mẹ bầu không thể tiêu hóa nên nếu ăn hải sản sẽ khiến tiêu chảy nặng hơn. Ngoài ra, bất cứ bà bầu nào cũng nên hạn chế ăn hải sản vì thủy ngân sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi. |
Sữa tươi | Khi không bảo quản đúng cách, sữa tươi có nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao. Với mẹ bầu bị tiêu chảy nếu uống nhiều sữa tươi dù chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng cũng không thật sự tốt. |
Đồ uống có ga | Giải pháp để chữa tiêu chảy cho mẹ bầu chính là uống nhiều nước. Tuy nhiên, bạn không nên uống nước có ga hoặc cà phê. Nguyên nhân là do các loại đồ uống này có tác dụng lợi tiểu nên sẽ làm cho tình trạng tiêu chảy trở nên trầm trọng hơn. Bên cạnh đó, hàm lượng cafein trong cà phê cũng sẽ gây ra nhiều vấn đề đối với hệ tiêu hóa của thai phụ. |
Một số loại trái cây | Đu đủ là trái cây có khả năng gây co bóp tử cung, đồng thời kích thích hệ tiêu hóa làm việc nhanh hơn. Do đó, mẹ bầu không được ăn đu đủ khi đang bị tiêu chảy. Ngoài ra, dứa là loại trái cây có chứa Bromelain, đây là enzyme có thể làm tăng nguy cơ sảy thai và tiêu chảy. Vì thế, mẹ bầu cần loại bỏ dứa ra khỏi thực đơn trong những ngày đang bị tiêu chảy cũng như cả thai kỳ. |
Khi mang thai nếu bị tiêu chảy, mẹ bầu không được tự ý mua thuốc về nhà uống. Thai phụ nên đi thăm khám để bác sĩ nắm bắt được tình hình bệnh và kê đơn thuốc phù hợp. Từ đó, giúp việc chữa trị bị tiêu chảy đạt hiệu quả cao.
Nếu tự ý dùng thuốc, mẹ bầu có thể không chữa được bệnh. Ngược lại, việc này còn gây hại cho thai nhi nên cần cẩn trọng trong vấn đề này.
Mẹ bầu hãy đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị nếu thấy tình trạng tiêu chảy khi mang thai có diễn biến ngày càng nặng và không tự khỏi được.
Bác sĩ sẽ kiểm tra, kê đơn thuốc và hướng dẫn cách sử dụng phù hợp. Từ đó giúp mẹ bầu có thể sớm chấm dứt tình trạng tiêu chảy trong thời gian ngắn nhất.
Trong quá trình mang thai, cách tốt nhất để mẹ bầu không bị tiêu chảy chính là chủ động phòng tránh. Dưới đây là một số cách phòng tiêu chảy hiệu quả khi mang thai, mẹ có thể tham khảo và thực hiện:
Trên đây là những nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị khi mẹ bầu bị tiêu chảy. Để tham khảo thêm nhiều cẩm nang sinh con hữu ích khác, bạn đừng quên theo dõi Kiddihub.com ngay bây giờ!
18/03/2025
485
Đọc tiếp
18/03/2025
1341
Đọc tiếp
18/03/2025
809
Đọc tiếp
17/03/2025
709
Đọc tiếp
17/03/2025
1095
Đọc tiếp
17/03/2025
2907
Đọc tiếp
08/03/2025
2679
Đọc tiếp
08/03/2025
1071
Đọc tiếp