Siêu ưu đãi đầu năm chỉ có trên KiddiHub
Giảm 100% học phí tháng đầuĐăng vào 03/01/2023 - 13:50:31
593
Mục lục
Xem thêm
Tiêm phòng là một trong việc quan trọng với sức khỏe bà bầu khi mang thai con so. Nhưng lịch tiêm phòng khi mang thai lần đầu và các loại vắc-xin cần thiết là gì không phải ai cũng nắm được.
Để biết trong khi mang thai cần tiêm phòng những gì, tiêm vào tuần thứ mấy… mời bạn theo dõi chia sẻ Kiddihub nói tới trong bài viết này.
Khi mang bầu, hệ miễn dịch trong cơ thể người mẹ sẽ yếu hơn so với lúc bình thường. Điều này khiến nguy cơ nhiễm bệnh của bà bầu sẽ tăng cao.
Tuy nhiên hiện nay một số bệnh có thể phòng tránh được bằng cách tiêm vắc xin. Vậy nên, chị em trong độ tuổi sinh đẻ hay đang có kế hoạch mang thai nên tiêm phòng để tránh các rủi ro không đáng có.
Bên cạnh đó, một số vaccine hiện còn giúp bé yêu tăng cường được sức đề kháng ngay khi ở trong bụng mẹ nữa đấy. Chính vì thế, tiêm phòng trước hoặc trong khi mang thai không những bảo đảm sức khỏe cho mẹ mà còn tăng hệ miễn dịch cho bé.
Vaccine được chế tạo bởi virut chết, virus sống hoặc từ độc tố của những vi khuẩn giảm động lực. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên tiêm các loại vacxin làm từ virut còn sống. Bởi chúng có thể gây hại đối với thai nhi của bạn.
Hẳn ai cũng muốn có thai kỳ an toàn, khỏe mạnh để tạo cho bé sức khỏe tốt nhất. Đặc biệt là đối với những ai bầu con so.
Ngoài chế độ nghỉ ngơi, dinh dưỡng, bạn nên ghi nhớ lịch tiêm phòng khi mang thai lần đầu để không bỏ lỡ bất cứ mũi vắc xin bảo vệ bản thân và thai nhi nào trước những bệnh nguy hiểm.
Dưới đây là chi tiết về lịch tiêm phòng khi mang thai lần đầu bạn nên note lại ngay:
ACIP(Ủy ban Cố vấn về Thực hành Tiêm chủng) của CDC(Trung tâm Kiểm soát & Ngừa Bệnh tật tại Mỹ) khuyến cáo, trước khi mang thai phụ nữ nên tiêm chủng định kỳ những loại vaccin quai bị, sởi, sởi Đức và Varicella (thủy đậu).
Đặc biệt với những chị em trong độ tuổi sinh để hay đang có ý định mang thai hoặc dễ mắc các bệnh này nên tiêm phòng trước khi mang thai.
Bệnh | Tác hại | Lịch tiêm ngừa |
Quai bị - Sởi - Rubella | Quai bị- Sởi- Rubella là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Khi mang thai nếu mắc bệnh này sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như:
| Tiêm 1 mũi trước ít nhất từ 1 – 3 tháng khi có thai. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không được tiêm khi biết mình đã có thai. |
Thủy đậu | Trong 3 tháng đầu tiên, nếu bị thủy đậu mẹ bầu không những có nguy cơ sảy thai cao mà còn có thể lây sang thai nhi khiến bé bị thủy đậu bẩm sinh. Thậm chí có bé còn tử vong ngay khi sinh ra. Tỷ lệ lây nhiễm trong tám cá nguyệt đầu là 0.4%. Trẻ có nguy cơ bị thủy đậu do lây từ mẹ khi ra đời rơi vào khoảng từ 24 – 48%. | Bạn nên tiêm 2 trước khi mang thai từ 1 – 3 tháng. Đối với vaccin này, mẹ cũng không được tiêm khi mang thai. |
Cúm | Nhiễm cúm trong 3 tháng đầu có thể khiến bé bị dị tật bẩm sinh hoặc nhẹ cân hay sinh non. Nếu để tiến triển nặng, sau khi sinh ra trẻ có thể bị viêm phổi hoặc mắc nhiều vấn đề nghiêm trọng khác về sức khỏe. | Mỗi năm bạn nên tiêm 1 mũi vào bất kỳ thời điểm nào. Tuy nhiên, bạn nên tránh tiêm trong tam cá nguyệt đầu của thai kỳ. |
Viêm gan B | Căn bệnh này có thể gây ung thư gan, xơ gan. Viêm gan B thường lây qua dịch cơ thể và máu. Nếu như mẹ bầu bị nhiễm bệnh, khả năng lây cho bé là rất cao. Vì thế, bạn nên chủ động đến các bệnh viện lớn, uy tín để tiến hành xét nghiệm và tiêm chích để bảo vệ cho mẹ và bé. | Tiêm 3 liều, trong đó:
Tuy nhiên với vaccin này mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tiến hành tiêm phòng.
|
Vậy lịch tiêm phòng khi mang thai lần đầu là gì? Dưới đây là lịch tiêm phòng cho bà bầu bạn hãy note lại ngay:
Khi mang thai, mọi chị em đều được các bác sĩ khuyến cáo tiêm uốn ván theo quy định của Bộ Y tế Việt Nam.
Uốn ván hay phong đòn gánh chính là bệnh cấp tính do Tetanus exotoxin(ngoại độc tố) của vi Clostridium tetani phát triển ở vết thương khi bị yếm khí. Căn bệnh này gây khiến thần kinh bị tổn thương, cơ bắp từ đó cũng bị tê liệt và căng cứng. Nếu như không kịp thời điều trị, hoạt động của hô hấp sẽ ngưng lại và dẫn tới tử vong.
Sau khoảng 7 ngày, bệnh sẽ khởi phát những tổn thương. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của uốn ván đó là đau cơ, cơ bị co cứng. Chúng thường xuất hiện ở cơ thân, cơ gáy và cơ nhai.
Căn bệnh này có tỷ lệ tử vong khá cao lên tới 90%. Đặc biệt đối với trẻ sơ sinh, tỉ lệ này tăng lên 95%.
Uốn ván | Chi tiết |
Vì sao khi mang thai cần tiêm uốn ván? | Một số chị em vì chủ quan, thiếu hiểu biết nên không tiêm chủng uốn ván trước, trong khi mang thai. Vậy nên, cơ thể thai phụ không miễn dịch với uốn ván, làm tăng khả năng mắc bệnh. Bên cạnh đó, trẻ nhỏ cũng có thể mắc bệnh này bất cứ khi nào bởi không có miễn dịch khi còn trong bụng mẹ. Nguy cơ nhiễm bệnh sẽ càng cao hơn nếu như mẹ sinh tại cơ sở không đáp ứng được điều kiện vô trùng. Chính vì thế, tất cả chị em khi mang thai cần tiêm uốn ván để bảo vệ cho bản thân cũng như bé. |
Lịch tiêm uốn ván | Lịch tiêm phòng khi mang thai lần đầu như sau: - Mũi 1: Thường tiêm từ tháng thứ 5 trong thai kỳ. - Mũi 2: Tiêm sau mũi đầu 1 tháng và trước sinh ít nhất 1 tháng. Đối với những người mang thai lần thứ 2, chỉ cần tiêm phòng uốn ván 1 mũi nếu khi bầu con so đã tiêm đủ 2 mũi. |
Ngoài tiêm phòng uốn ván, mẹ cũng nên tiêm ho gà, bạch cầu. Ho gà chính là căn bệnh truyền nhiễm lây cực nhanh thông qua đường hô hấp. Bệnh này xuất hiện bởi xâm nhập của Bordetella pertussis. Ho gà khá nguy hiểm, thậm chí có thể dẫn tới tử vong nếu như diễn biến nặng.
XEM NGAY: Mẹ bầu tiêm uốn ván có ảnh hưởng tới thai nhi không?
Vắc xin giúp tạo miễn dịch chủ động phòng ngừa bệnh ho gà, bạch hầu được Bộ Y tế khuyên dùng là ADACEL của Pháp. Theo những nghiên cứu, mẹ bầu khi tiêm loại vacxin này khả năng phòng bệnh cho bản thân và bé cao gấp 6.39 lần người không tiêm.
Lịch tiêm phòng khi mang thai lần đầu với bệnh ho gà – bạch hầu như sau: Mẹ chỉ cần tiêm duy nhất 1 mũi từ 28 – 36 tuần của thai kỳ.
Đối với những mũi tiêm phòng như uốn ván, bạn cần lưu ý bởi hiện tượng sưng đau tại vị trí tiêm và sốt nhẹ sau tiêm. Hơn nữa, vắc xin phòng cúm cũng có thể gây ra hiện tượng chảy nước mũi, hắt hơi sau tiêm từ 1 – 2 ngày.
Đây chính là những dấu hiệu khá bình thường, vì thế thai phụ không cần phải quá lo lắng. Lúc này bạn không cần dùng thuốc, có thể áp dụng một số cách sau để hạ sốt, giảm các triệu chứng trên:
Đặc biệt, điều quan trọng nhất đó chính là mẹ phải ghi lại việc chủng ngừa của mình. Sau đó chia sẻ với bác sĩ trước khi thụ thai. Từ đó bác sĩ sẽ giúp bạn xác định được loại vaccine nào cần tiêm trong thời kỳ, hay vaccine nào còn thiếu cùng với đó là lịch tiêm phòng khi mang thai lần đầu.
Như vậy, mẹ bầu cần tiêm phòng 2 mũi vacxin uốn ván và 1 mũi ho gà -bạch hầu khi mang thai. Ngoài ra, bạn cũng có thể chủ động tiêm những vacxin khác theo chỉ định bác sĩ.
Hy vọng chia sẻ trên đã giúp bạn nắm được lịch tiêm phòng khi mang thai lần đầu. Đừng quên theo dõi kiddihub.com thường xuyên để cập nhật những cẩm nang sinh con mới nhất bạn nhé!
18/03/2025
509
Đọc tiếp
18/03/2025
1390
Đọc tiếp
18/03/2025
859
Đọc tiếp
17/03/2025
751
Đọc tiếp
17/03/2025
1201
Đọc tiếp
17/03/2025
3124
Đọc tiếp
08/03/2025
2897
Đọc tiếp
08/03/2025
1104
Đọc tiếp