Tìm kiếm bài viết

Chi tiết lịch khám thai chuẩn của Bộ Y Tế, mẹ bầu đừng bỏ lỡ!

Đăng vào 31/01/2023 - 09:44:51

470

Mục lục

Xem thêm

Lịch khám thai chuẩn của Bộ Y Tế giúp mẹ bầu theo dõi sức khỏe của thai nhi và xử lý bất thường kịp thời. Để biết chi tiết hơn, mời bạn theo dõi nội dung sau đây.

Chi tiết lịch khám thai chuẩn của Bộ Y Tế, mẹ bầu đừng bỏ lỡ!

Ngoài việc chú trọng chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi, lịch khám thai chuẩn của Bộ Y Tế là vấn đề rất được mẹ bầu quan tâm. 

Vì khi tuân thủ đúng, bạn có thể theo dõi sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Đồng thời có biện pháp xử lý nếu phát hiện có bất thường xảy xa. Để biết chi tiết về lịch khám thai này, bạn đừng vội bỏ qua bài viết Kiddihub phân tích dưới đây.

Tìm hiểu sự cần thiết của lịch khám thai định kỳ

Trước khi nắm rõ các giai đoạn khám thai quan trọng, mẹ bầu cần biết được sự cần thiết của lịch khám thai định kỳ. Đây là hoạt động thăm khám sức khỏe tại các cơ sở y tế được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa. 

lich-kham-thai-chuan-bo-y-te
Khám thai định kỳ giúp mẹ bầu và bác sĩ biết được thai nhi đang phát triển bình thường trong giai đoạn thai nghén

Khám thai diễn ra trong suốt thời gian thai kỳ của người mẹ. Hoạt động này mang đến một số lợi ích như: 

  • Giúp bác sĩ cũng như mẹ bầu biết được thai nhi trong giai đoạn thai nghén có phát triển bình thường hay không. Bé có nguy cơ bệnh tật xuất hiện hay không cũng như chế độ dinh dưỡng đã hợp lý hay chưa.
  • Bác sĩ sẽ phát hiện được các nguy cơ tiềm ẩn gây ảnh hưởng đến thai nhi cũng như dị tật bẩm sinh thông qua khám thai định kỳ. Từ đó có thể xử lý kịp thời, ngăn chặn các yếu tố bất lợi tác động tiêu cực đến sức khỏe của mẹ và bé. 
  • Mỗi xét nghiệm chỉ cho kết quả tương ứng trong một khoảng thời gian nhất định. Vì thế, mẹ bầu cần tuân thủ lịch khám thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.

Bên cạnh đó, khi khám thai định kỳ mẹ bầu sẽ được bác sĩ tư vấn về chế độ dinh dưỡng hàng ngày như: Các loại thực phẩm nên/không nên ăn, chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. 

Bạn hãy nhớ rằng, chỉ khi sức khỏe của bản thân được đảm bảo, thai nhi mới có thể phát triển bình thường qua các giai đoạn.

Xem thêm: Đi khám thai cần mang theo những gì?

Chi tiết lịch khám thai chuẩn của Bộ Y Tế

Lịch khám thai chuẩn Bộ Y Tế được chia thành 3 giai đoạn là: 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ. Theo đó, mẹ bầu cần khám đủ 7 lần mới được xem là khám thai định kỳ đầy đủ(trường hợp thai nhi phát triển bình thường), cụ thể:

lich-kham-thai-chuan-bo-y-te
Mẹ bầu khám thai định kỳ 7 lần mới được xem là khám thai đầy đủ, tuân thủ lịch khám thai chuẩn của Bộ Y Tế

Chi tiết lịch khám thai chuẩn của Bộ Y Tế

Chi tiết

Khám thai lần thứ nhất(trong khoảng 6 - 8 tuần)

Trong lịch khám thai cho bà bầu, ở lần khám đầu tiên bạn sẽ được kiểm tra để biết được thai đã về tử cung hay chưa. Thai nhi phát triển có bình thường trong bụng mẹ hay không?

Cùng với đó là bác sĩ sẽ yêu cầu thai phụ làm xét nghiệm máu, nước tiểu. Mục đích là để phát hiện các bệnh lý kèm theo như: Tiểu đường thai kỳ, tim sản, cao huyết áp,...

Từ kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn nên tiếp tục hay chấm dứt thai kỳ sớm, lịch khám thai tiếp theo và cách thức bổ sung dinh dưỡng.

Lưu ý: Trong lần siêu âm thai đầu tiên này, vì thai nhi còn khá nhỏ nên mẹ bầu cần uống nhiều nước và nhịn đi tiểu. Vì khi bàng quang căng chứa nhiều nước sẽ giúp thai được đẩy lên để quá trình thăm khám dễ dàng hơn.

Lần thứ 2(từ 11 - 14 tuần)

Bác sĩ sẽ tiến hành các bước siêu âm để tính chính xác ngày thụ thai, xác định ngày dự sinh và thai nhi có đang phát triển tốt hay không.

Mốc khám thai quan trọng nhất là thai nhi ở tuần thứ 12 trong thai kỳ.Bởi lần khám này có thể tiến hành đo độ mờ da gáy để dự đoán bất thường trên nhiễm sắc thể gây ra các bệnh như: Dị dạng tim, chi, down, thoát vị cơ hoành,...

Lần thứ 3(giai đoạn 16 tuần)

Ở tuần thai thứ 16, mẹ bầu sẽ được bác sĩ thăm khám thông thường và theo dõi thai nhi. Căn cứ vào tình trạng sức khỏe của thai phụ để yêu cầu làm thêm xét nghiệm nếu cần.

Trong giai đoạn này, dị dạng, dị tật thai nhi được chẩn đoán tương đối rõ ràng. Khi thai nhi càng lớn càng khó quan sát dị tật, dị dạng hơn. Từ đó, mẹ bầu sẽ được tư vấn để chấm dứt thai kỳ sớm để tránh ảnh hưởng đến tâm lý về sau.

Lần thứ 4(trong khoảng 22 - 23 tuần)

Các bước khám thai định kỳ ở tuần thứ 22 có vai trò rất quan trọng trong việc tầm soát các loại dị tật bẩm sinh ở thai nhi. 

Các bất thường về hình thái trong thời điểm này như: Sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng các cơ quan, nội tạng,... thông qua siêu âm thai định kỳ có thể phát hiện được. 

Từ đó, bác sĩ sẽ tiến hành tư vấn hướng can thiệp thích hợp cho mẹ bầu nếu không may phát hiện các dị tật ở thai nhi. 

Lần thứ 5(khi thai nhi ở tuần 26)

Ở giai đoạn tuần thứ 26 của thai kỳ, khi siêu âm thai sẽ phát hiện được bất thường của cả mẹ và con(nếu có). 

Trong tuần thứ 26, thai phụ sẽ được tiêm mũi uốn ván 1 lần(hoặc lần 2 với người mang thai thứ 2, cách lần mang thai thứ nhất dưới 5 năm).

Lịch khám thai lần thứ 6(ở tuần thứ 31 - 32)

Thời điểm này, thai phụ sẽ được siêu âm để phát hiện các vấn đề hình thái xảy ra muộn như: Bất thường ở não, tim,... 

Khám thai định kỳ để nhận biết tình trạng thai phát triển chậm trong tử cung(một trong những nguyên nhân khiến suy thai và ngạt sau sinh). 

Ngoài ra, cũng trong lần khám này, mẹ bầu sẽ được tiêm mũi uốn ván lần thứ 2.

Lần thứ 7(tuần thứ 36)

Ở lần khám thai thứ 7 này, bác sĩ sẽ đo tim thai cũng như chuyển động của thai nhi. Đồng thời dự báo cân nặng lúc sinh của bé. 

Nếu trọng lượng thai nhi không đáp ứng cân nặng tiêu chuẩn tại thời điểm tương ứng sẽ có tư vấn dinh dưỡng phù hợp cho mẹ bầu một cách kịp thời. 

Trong lần khám thai định kỳ này, bác sĩ cũng đưa ra tiên lượng về phương pháp sinh là sinh mổ hay sinh thường.

 

Có thể bạn quan tâm: Phòng khám thai gần đây

Khi đi khám thai, mẹ bầu cần lưu ý những gì?

Ngoài việc nắm rõ lịch khám thai định kỳ, mẹ bầu cũng đừng quên một số lưu ý để việc khám thai diễn ra thuận lợi. Cụ thể là: 

Bên cạnh việc nắm rõ các mốc khám thai định kỳ, mẹ bầu cần lưu ý một số điều quan trọng

  • Chọn trang phục thoải mái: Những chiếc váy bầu rộng rãi, không vướng víu, rườm rà mang đến cho mẹ bầu cảm giác dễ chịu hơn. 
  • Về vấn đề ăn uống: Trước khi siêu âm, thai phụ không nên sử dụng chất kích thích như: Bia rượu, cà phê, thuốc lá, nước ngọt,... nhằm tránh tác động tiêu cực đến thai nhi. Nếu siêu âm 4D hoặc đi tim thai, mẹ bầu cần ăn no để em bé đạp.
  • Sắp xếp hồ sơ và kết quả khám thai theo ngày gọn gàng để dễ dàng lưu trữ và mang theo khi đi khám lần sau.
  • Mang dép, giày bệt, thoải mái, không dây buộc, dễ mang vào tháo ra. Mục đích là để quá trình thăm khám diễn ra thuận lợi nhất vì bạn cần di chuyển lên xuống ghế siêu âm và đi giữa các khi xét nghiệm, khu khám,...

Ngoài ra còn một vài lưu ý liên quan đến chuyên khoa mẹ bầu sẽ được bác sĩ nhắc trước ngày khám. Bạn hãy chú ý và tuân theo một cách nghiêm ngặt.

Trên đây là những thông tin chia sẻ chi tiết lịch khám thai chuẩn của Bộ Y Tế. Bạn đừng quên theo dõi chuyên trang thường xuyên để cập nhật nhiều cẩm nang sinh con hay và bổ ích khác.  

Bài viết liên quan

Sinh mổ lần 3 có nguy hiểm không mẹ bầu xem ngay để biết!

20/02/2023

1288

Sinh mổ lần 3 có nguy hiểm không mẹ bầu xem ngay để biết!
Sinh mổ lần 3 có nguy hiểm không luôn là vấn đề được nhiều chị em phụ nữ tìm hiểu. Nếu cũng đang quan tâm, mời bạn hãy cùng Kiddihub tìm hiểu bài viết bên dưới.

Đọc tiếp

Sinh mổ lần 2 ở tuần 38 được không, mẹ cần chú ý những gì?

20/02/2023

1236

Sinh mổ lần 2 ở tuần 38 được không, mẹ cần chú ý những gì?
Sinh mổ lần 2 ở tuần 38 được không là thắc mắc chung của nhiều mẹ bầu hiện nay. Để tìm được lời giải đáp, mời bạn hãy cùng Kiddihub tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Đọc tiếp

Sinh mổ uống nước dừa được không, xem ngay để biết!

20/02/2023

1184

Sinh mổ uống nước dừa được không, xem ngay để biết!
Sinh mổ uống nước dừa được không là câu hỏi nhận được sự quan tâm từ chị em mới đẻ. Để có câu trả lời bạn hãy theo dõi nội dung bài viết bên dưới.

Đọc tiếp

Sinh mổ bao lâu được ăn nếp, xem ngay để biết!

20/02/2023

1158

Sinh mổ bao lâu được ăn nếp, xem ngay để biết!
Sinh mổ bao lâu được ăn nếp là băn khoăn của nhiều chị em. Thực tế thời gian này còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa, tình trạng vết mổ,… Xem ngay!

Đọc tiếp

Phụ nữ sau sinh mổ bao lâu thì quan hệ được và cần kiêng điều gì?

20/02/2023

1023

Phụ nữ sau sinh mổ bao lâu thì quan hệ được và cần kiêng điều gì?
Sau sinh mổ bao lâu thì quan hệ được là vấn đề luôn được quan tâm nhiều. Để giải đáp được băn khoăn, bạn đừng vội bỏ qua thông tin được Kiddihub chia sẻ dưới đây.

Đọc tiếp

Sau sinh mổ nên ăn gì tốt cho cả mẹ và con? Xem ngay để biết!

20/02/2023

1044

Sau sinh mổ nên ăn gì tốt cho cả mẹ và con? Xem ngay để biết!
Sau sinh mổ nên ăn gì và nên kiêng gì để tốt cho cả mẹ và con? Để có được câu trả lời, bạn hãy tham khảo những thông tin Kiddihub chia sẻ trong bài viết bên dưới.

Đọc tiếp

Phụ nữ sinh mổ bao lâu thì ăn được tôm? Một số điều mẹ cần chú ý

20/02/2023

4660

Phụ nữ sinh mổ bao lâu thì ăn được tôm? Một số điều mẹ cần chú ý
Sinh mổ bao lâu thì được ăn tôm là một trong những nỗi bận tâm của chị em. Nếu cũng đang quan tâm tìm hiểu, mời bạn hãy cùng Kiddihub theo dõi bài viết dưới đây.

Đọc tiếp

Sinh mổ: Những điều bạn cần biết về mổ đẻ 

20/02/2023

1207

Sinh mổ: Những điều bạn cần biết về mổ đẻ 
Sinh mổ nếu thuốc ca khó, sản phụ được chỉ định trong trường hợp này. Vậy để nắm rõ hơn về hình thức sinh mổ này mời bạn cùng theo dõi qua bài viết bên dưới.

Đọc tiếp

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • ...
  • >
  • >>