Tìm kiếm bài viết

Khám thai định kỳ đầy đủ, chuẩn xác dành cho bà bầu 

Đăng vào 16/01/2023 - 09:09:49

899

Mục lục

Xem thêm

Khám thai định kỳ là yếu tố quan trọng để bảo đảm sức khỏe của mẹ và bé. Thông qua quá trình này mẹ sẽ nắm được tình trạng thai nhi như thế nào.

Khám thai định kỳ đầy đủ, chuẩn xác dành cho bà bầu 

Khám thai định kỳ là yếu tố quan trọng để bảo đảm sức khỏe của mẹ và bé. Thông qua quá trình này mẹ sẽ nắm được tình trạng thai nhi như thế nào.

Khám thai định kỳ đầy đủ, chuẩn xác dành cho bà bầu 

Khám thai định kỳ là việc làm quan trọng bất cứ mẹ bầu nào cũng cần chú ý đến. Việc khám thai không chỉ theo dõi sức khỏe còn phát hiện ra những bất thường xảy ra.

Vậy mẹ bầu nên khám bao nhiêu lần khi mang thai? Lịch khám thai như thế nào? Mời bạn cùng Kiddihub khám phá cụ thể qua nội dung bài viết bên dưới đây. Tin chắc rằng những chia sẻ này giúp ích đến mẹ bầu để có được thai kỳ khỏe mạnh.

Mẹ bầu nên khám bao nhiêu lần khi mang thai? 10 - 15 lần 

Khi đến bệnh viện sẽ có nhiều bác sĩ phụ trách khám thai. Đây là lý do tại sao mẹ bầu nên chọn một bác sĩ mình cảm thấy tin tưởng để chăm sóc cũng như tư vấn cho thai phụ trong quá trình mang thai.

kham-thai-dinh-ky
Nên khám thai bao nhiêu lần khi mang bầu - 10 – 15 lần trước khi sinh

Vậy nên khám thai bao nhiêu lần khi mang bầu? Hầu hết phụ nữ mang thai đều đi khám định kỳ từ 10 – 15 lần trước khi sinh. 

Mẹ bầu đến khám mỗi tháng một lần trong hai kỳ đầu của tam nguyệt. Có nghĩa là mẹ đến khám mỗi tháng một lần trong thời gian mang thai từ tháng thứ nhất đến 6. Đặc biệt từ tuần 28 đến 36 mẹ nên đến khám hai lần một tuần và mỗi tuần một lần cho đến khi sinh.

XEM THÊM: Thai nhi phát triển theo tuần như thế nào?

Lịch khám thai định kỳ chuẩn cho bà bầu nên biết

Bất cứ mẹ nào cũng quan tâm đến thai nhi trong quá trình mang bầu. Vậy để biết lịch khám thai định kỳ chuẩn như thế nào mời bạn cùng cẩm nang sinh con khám phá qua bên dưới:

Mốc khám thai định kỳ trong tam cá nguyệt thứ nhất 

Mốc khám thai định kỳ trong tam cá nguyệt thứ nhất diễn ra như thế nào? Mẹ bầu hãy theo dõi phần bên dưới:

kham-thai-dinh-ky
Khám thai lần đầu tiên thực hiện khi bạn mang bầu khoảng 5 – 8 tuần

Thông tin

Chi tiết

✔️ Khám thai định kỳ - lần khám thai đầu tiên

khám thai lần đầu khi nào là điều được nhiều người quan tâm đến khi mang thai lần đầu. Thường lần đầu tiên thực hiện khi bạn mang bầu khoảng 5 – 8 tuần.

Đây là các mốc khám thai quan trọng để đánh giá bạn có thai hay không. Mặt khác còn xác định vị trí làm tổ của phôi và tim thai.

Bạn biết mình có thai khi thấy trễ kinh 1 tuần, dấu hiệu có thai sớm hoặc 2 vạch. Quy trình khám thai lần đầu thường bác sĩ thực hiện xét nghiệm:

  • Kiểm tra cân nặng, chiều cao tính chỉ số BMI của cơ thể nhằm kiểm soát cân nặng khi mang thai.
  • Đo huyết áp để xem có bị cao hay không, nguy cơ tiền sản giật.
  • Thử nước tiểu.
  • Siêu âm kiểm tra vị trí phôi cũng như tuổi thai.
  • Tính tuổi thai, ngày dự sinh dựa vào ngày đầu tiên cuối kỳ kinh.
  • Xét nghiệm máu.

Những xét nghiệm này được chỉ định thực hiện khi thai 8 tuần. Nên nếu đi khám thai chưa qua 8 tuần mẹ không cần xét nghiệm.

Bên cạnh đó, bác sĩ còn tư vấn về những điều quan trọng khi mang thai. Đồng thời cung cấp thông tin liên quan đến thai kỳ.

✔️ Khám thai thứ 2 vào khoảng 8 tuần

Nếu là lần đầu khám thai bạn khám sau khi mới cấn thai bác sĩ sẽ chưa kiểm tra được phôi hoặc tim. 

Lần này bác sĩ tiến hành thăm khám thường quy. Chẳng hạn cân nặng, nước tiểu, thử máu, đo huyết áp để đánh giá tình trạng thai.

Sau 8 tuần cũng là mốc tính ngày dự sinh cho thai nhi chuẩn xác.

✔️ Lần khám thai thứ 3 tuần thứ 11 – 13 tuần 6 ngày

Lịch khám thai định kỳ cho bà bầu gồm mốc khám, xét nghiệm quan trọng. Nhằm theo dõi thai kỳ và phát hiện sớm những bất thường ở thai nhi, khi khám. Đồng thời kiểm tra cân nặng, đo huyết áp, siêu âm bạn cần:

  • Xét nghiệm Double test.
  • Siêu âm dị dạng chi, thoát vị cơ hoành.
  • Siêu âm đo độ mờ da gáy để biết thai nhi có nguy cơ bị Down không.

Nếu kết quả đo độ mờ da gáy nhận thấy thai có nguy cơ mắc bệnh di truyền, bác sĩ chủ định xem xét nghiệm sinh thiết gai nhau. Sinh thiết gai nhau thực hiện sớm hơn trong thai kỳ từ tuần 10 – 13. 

Dựa vào kết quả xét nghiệm, tuổi của mẹ và thai sẽ tính toán tỷ lệ nguy cơ mắc hội chứng Down, Trisomy 13 và Trisomy 18 là bao nhiêu.

 

 

 

Khám thai định kỳ tam cá nguyệt thứ hai

Mỗi tháng bạn cần đi khám định kỳ một lần theo lịch hẹn của bác sĩ. Trong lần tam cá nguyệt thứ hai diễn ra như sau: 

XEM THÊM: Bộ phận sinh dục của thai nhi phát triển chậm nguy hiểm như thế nào?

kham-thai-dinh-ky
Mỗi tháng bạn cần đi khám định kỳ một lần theo lịch hẹn của bác sĩ

Thông tin

Chi tiết

✔️ Khám lần thứ 4 thai từ 14 – 16 tuần

Trong mốc thai này bác sĩ chỉ định kiểm tra cân nặng, huyết áp, khám thai, nước tiểu, siêu âm sức khỏe.

✔️ Khám lần thứ 5 thai được 16 – 20 tuần

Mốc khám thai định kỳ này cực kỳ quan trọng, cần thực hiện nhiều kiểm tra, xét nghiệm.

  • Cân nặng.
  • Huyết áp.
  • Khám thai.
  • Nước tiểu.
  • Mốc siêu âm thai.
  • Chọc ối.
  • Xét nghiệm Triple Test.
  • Thử máu.
  • Tư vấn chích ngừa uốn ván.

Trong lần khám này mẹ bầu không nên bỏ qua. Bởi bác sĩ còn kê toa những viên uống bổ sung phù hợp.

✔️ Lần thứ 6 thai được 20 – 24 tuần

Kiểm tra cân nặng, huyết áp, khám thai, nước tiêu và siêu âm sự phát triển thai nhi.

Thường tuần thứ 20 thai kỳ là mốc siêu âm 4D để kiểm tra hình thái thai nhi, tầm soát thất thường, vị trí bám nhau thai, lượng nước ối.

Sau khi xem kết quả siêu âm nếu thấy bất thường về thể chất, bác sĩ cho bạn biết để cân nhắc. Qua đó quyết định nên đình chỉ thai nghén hay không. Để bảo đảm sức khỏe mẹ bầu, việc đình chỉ thai nghén nên được tiến hành trước 24 tuần mang thai.

✔️ Lần thứ 7 tuần thứ 24 – 27 tuần 6 ngày

 

Thời điểm khám thai này thực hiện kiểm tra cân nặng, huyết áp, khám thai, thử nước tiểu, siêu âm, tầm soát đái tháo đường thai kỳ.

 

Lịch khám thai trong tam cá nguyệt thứ ba

Trong lầm khám thai tam cá nguyệt thứ ba này cực kỳ quan trọng. Bác sĩ cho biết vấn đề sức khỏe bạn gặp phải hay không.

kham-thai-dinh-ky
Trong lầm khám thai tam cá nguyệt thứ ba này cực kỳ quan trọng

Thông tin

Chi tiết

✔️ Khám thai thứ 8 – 10 từ tuần 28 – 36

Ngoài thăm khám thường quy ra bác sĩ còn yêu cầu bạn thực hiện các xét nghiệm như: Máu, nước tiểu, siêu âm, tiêm phòng uốn ván cuống rốn, xét nghiệm Non-stress.

Từ tuần 30 trở đi bạn cần đếm cử động thai và tái khám khi đau bụng, ra huyết, thai máy ít, có dấu hiệu bất thường.

✔️ Khám lần 11 – 14 thai từ 36 – 40 tuần

Khi mang thai giai đoạn này lịch khám định kỳ chuẩn là 1 lần/tuần. Trong mỗi lần bác sĩ thực hiện khám thường quy, kiểm tra cổ tử cung kết hợp siêu âm.

Ngoài ra, bạn được đề nghị làm xét nghiệm khung chậu để đánh giá khả năng sinh thường không.

Nếu bạn có dấu hiệu bụng sa bụng, bác sĩ tư vấn cho bạn cách nhận biết dấu hiệu sắp sinh để nhập viện kịp thời khi có dấu hiệu chuyển dạ.

✔️ Lần khám thứ 15 tuần thứ 40 – 42

Nếu thai 41 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ, bác sĩ thăm khám kết hợp cùng siêu âm kiểm tra nước ối.

Điều này giúp bác sĩ cân nhắc liệu có nên can thiệp để bạn sinh con hay chờ chuyển dạ tự nhiên.

 

Trên đây là một số thông tin về lịch khám thai định kỳ đầy đủ, chuẩn xác dành cho bà bầu. Mong rằng với những chia sẻ kiddihub.com cung cấp giúp ích đến mẹ bầu trong quá trình mang thai.

Bài viết liên quan

Sinh mổ lần 3 có nguy hiểm không mẹ bầu xem ngay để biết!

20/02/2023

1336

Sinh mổ lần 3 có nguy hiểm không mẹ bầu xem ngay để biết!
Sinh mổ lần 3 có nguy hiểm không luôn là vấn đề được nhiều chị em phụ nữ tìm hiểu. Nếu cũng đang quan tâm, mời bạn hãy cùng Kiddihub tìm hiểu bài viết bên dưới.

Đọc tiếp

Sinh mổ lần 2 ở tuần 38 được không, mẹ cần chú ý những gì?

20/02/2023

1285

Sinh mổ lần 2 ở tuần 38 được không, mẹ cần chú ý những gì?
Sinh mổ lần 2 ở tuần 38 được không là thắc mắc chung của nhiều mẹ bầu hiện nay. Để tìm được lời giải đáp, mời bạn hãy cùng Kiddihub tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Đọc tiếp

Sinh mổ uống nước dừa được không, xem ngay để biết!

20/02/2023

1239

Sinh mổ uống nước dừa được không, xem ngay để biết!
Sinh mổ uống nước dừa được không là câu hỏi nhận được sự quan tâm từ chị em mới đẻ. Để có câu trả lời bạn hãy theo dõi nội dung bài viết bên dưới.

Đọc tiếp

Sinh mổ bao lâu được ăn nếp, xem ngay để biết!

20/02/2023

1216

Sinh mổ bao lâu được ăn nếp, xem ngay để biết!
Sinh mổ bao lâu được ăn nếp là băn khoăn của nhiều chị em. Thực tế thời gian này còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa, tình trạng vết mổ,… Xem ngay!

Đọc tiếp

Phụ nữ sau sinh mổ bao lâu thì quan hệ được và cần kiêng điều gì?

20/02/2023

1067

Phụ nữ sau sinh mổ bao lâu thì quan hệ được và cần kiêng điều gì?
Sau sinh mổ bao lâu thì quan hệ được là vấn đề luôn được quan tâm nhiều. Để giải đáp được băn khoăn, bạn đừng vội bỏ qua thông tin được Kiddihub chia sẻ dưới đây.

Đọc tiếp

Sau sinh mổ nên ăn gì tốt cho cả mẹ và con? Xem ngay để biết!

20/02/2023

1095

Sau sinh mổ nên ăn gì tốt cho cả mẹ và con? Xem ngay để biết!
Sau sinh mổ nên ăn gì và nên kiêng gì để tốt cho cả mẹ và con? Để có được câu trả lời, bạn hãy tham khảo những thông tin Kiddihub chia sẻ trong bài viết bên dưới.

Đọc tiếp

Phụ nữ sinh mổ bao lâu thì ăn được tôm? Một số điều mẹ cần chú ý

20/02/2023

4752

Phụ nữ sinh mổ bao lâu thì ăn được tôm? Một số điều mẹ cần chú ý
Sinh mổ bao lâu thì được ăn tôm là một trong những nỗi bận tâm của chị em. Nếu cũng đang quan tâm tìm hiểu, mời bạn hãy cùng Kiddihub theo dõi bài viết dưới đây.

Đọc tiếp

Sinh mổ: Những điều bạn cần biết về mổ đẻ 

20/02/2023

1256

Sinh mổ: Những điều bạn cần biết về mổ đẻ 
Sinh mổ nếu thuốc ca khó, sản phụ được chỉ định trong trường hợp này. Vậy để nắm rõ hơn về hình thức sinh mổ này mời bạn cùng theo dõi qua bài viết bên dưới.

Đọc tiếp

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • ...
  • >
  • >>