Tìm kiếm bài viết

Các dấu hiệu sảy thai các mẹ bầu cần lưu ý

Đăng vào 01/02/2023 - 17:12:48

1370

Mục lục

Xem thêm

Khi các thai phụ trong giai đoạn mang thai thì chuyện sảy thai có thể xảy ra dù các mẹ bầu đều không mong muốn. Vì vậy, các thai phụ cần nắm rõ các dấu hiệu sảy thai mà Kiddihub chia sé dưới đây nhé!

Các dấu hiệu sảy thai các mẹ bầu cần lưu ý

Sảy thai - hai từ ngắn gọn mà không người phụ nữ nào muốn nghe hay nói đến. Thật không may, hơn 10% phụ nữ mang thai không giữ được em bé trong những tháng đầu tiên của thai kỳ. Tìm hiểu các dấu hiệu và cách phòng ngừa sảy thai để giúp bạn giảm thiểu rủi ro này để có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.

Sảy thai là gì?

Sảy thai như thế nào? Bị sảy thai là hiện tượng thai mất tự nhiên trước tuần thứ 20. Thống kê cho thấy có khoảng 10-20% thai phụ phải bỏ thai do sảy. Trên thực tế thì tỉ lệ mất thai cao hơn vì nhiều trường hợp sảy thai xảy diễn ra quá sớm, trước cả khi người phụ nữ biết mình có thai.

Tuy nhiên, mất thai một lần không có nghĩa là bạn không thể mang thai lần nữa và cũng không gây ra tình trạng sinh non sau này. Tỉ lệ này chỉ chiếm khoảng 1% ở những người bị sảy thai từ ba lần trở lên.

dau-hieu-say-thai
Sảy thai như thế nào?

Có nhiều loại sảy thai khác nhau và tùy thuộc vào triệu chứng và giai đoạn thai kỳ, bác sĩ sẽ chẩn đoán một trong các trường hợp sảy thai sau:

  • Sảy thai hoàn toàn: là hiện tượng này xảy ra khi tất cả các mô của thai nhi đã bị trục xuất ra ngoài khỏi cơ thể người mẹ.
  • Sảy thai không hoàn toàn: Cơ thể người mẹ giải phóng các mô của thai nhi nhưng một số mô vẫn còn sót lại trong tử cung.
  • Sảy thai lỡ: Giai đoạn này phôi thai đã chết nhưng nhau thai và mô phôi thai vẫn còn trong tử cung của người mẹ. Đa số các trường hợp mất thai lỡ đều không được phát hiện cho đến lần siêu âm tiếp theo và được bác sĩ tình cờ phát hiện.
  • Dọa sảy: Khi bị dọa sảy thai, cổ tử cung sẽ bắt đầu ra máu bất thường. Trong trường hợp này, nếu phát hiện và điều trị kịp thời thì sẽ ngăn ngừa nguy cơ mất thai.
  • Mất thai do nhiễm trùng: Nếu mô bào thai không bong ra hoàn toàn, rất dễ xảy ra nhiễm trùng tử cung dẫn đến sảy thai do nhiễm trùng.

Tham khảo thêm: Sảy thai tự nhiên ra máu trong bao lâu?

Sảy thai là do đâu?

Khi mang thai, cơ thể người mẹ cung cấp nội tiết tố và dưỡng chất để thai nhi phát triển toàn diện. Hầu hết các trường hợp không giữ được thai trong ba tháng đầu là do thai nhi phát triển không bình thường. Vậy sảy thai có dấu hiệu gì, nguyên nhân do đâu?

dau-hieu-say-thai
Các nguyên nhân nào dẫn tới việc sảy thai?

Do nhiễm sắc thể hoặc vấn đề di truyền

Thai nhi hình thành và phát triển với một bộ nhiễm sắc thể của mẹ và một bộ nhiễm sắc thể của bố. Chẳng may khi bị khiếm khuyết một đoạn nhiễm sắc thể sẽ gây ra những tổn thương, bất thường ở thai nhi dẫn đến sảy thai. Những bất thường này của thai nhi thường gây ra:

  • Thai chết lưu trong tử cung: Phôi hình thành nhưng ngừng phát triển trước khi bạn nhận ra mình đang mang thai hoặc có bất kỳ triệu chứng thai chết lưu nào.
  • Tơ nang noãn: không hình thành phôi.
  • Mang thai mol: Trong trường hợp này, tế bào trứng đã thụ tinh không sống sót, dẫn đến cái chết của thai nhi trong những tuần đầu tiên của thai kỳ.
  • Trứng hoặc tinh trùng bị tổn thương: phôi thai ngừng phát triển dẫn đến sảy thai.

Bệnh lý

Các bệnh lý nền và lối sống không lành mạnh ở phụ nữ mang thai cũng góp phần kìm hãm sự phát triển của thai nhi. Cụ thể như mẹ ăn không đủ chất hoặc suy dinh dưỡng, chế độ ăn uống trước khi mang thai gây thừa cân, béo phì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Mẹ bầu cũng không nên sử dụng các chất gây nghiện hay uống nhiều rượu.

Người mẹ bị rối loạn tuyến giáp không được điều trị đầy đủ, bị rối loạn nội tiết tố, bị tiểu đường; người mẹ bị nhiễm trùng hoặc bị thương có nguy cơ sảy thai cao hơn. Ngoài ra, các mẹ có vấn đề về cổ tử cung (nhiễm trùng, ung thư...)hay tử cung của người mẹ có hình dạng bất thường cũng dễ gây hại cho thai nhi.

dau-hieu-say-thai
Lối sống không lành mạnh của mẹ bầu cũng là nguyên nhân gây sảy thai

Sảy thai có dấu hiệu gì? Sảy thai có đau không?

Liệu rằng có dấu hiệu nào báo trước việc sảy thai và sảy thai có đau không? Nếu bạn gặp các triệu chứng sau trong những tháng đầu của thai kỳ, hãy cẩn thận vì đây có thể là dấu hiệu cho thấy thai nhi đã chết:

Giai đoạn tuần 2-4

Trong vài tuần đầu tiên sau khi thụ thai, hầu hết các mẹ thậm chí không biết mình đang mang thai vì dấu hiệu mang thai phổ biến nhất là trễ kinh vẫn chưa đến. Người ta gọi là “có thai hóa học”, nhiều người nhầm lẫn giữa mang thai hóa học với chu kỳ kinh nguyệt bởi cả hai đều có những triệu chứng khá giống nhau như chảy máu âm đạo, chuột rút, đau bụng, đau lưng...

Giai đoạn từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 12 của thai kỳ

Sảy thai có dấu hiệu gì: chảy máu nhiều. Sau khi biết mình có thai, bạn nên đề phòng các triệu chứng sảy thai điển hình, bao gồm chảy máu âm đạo, từ tuần thứ tư của thai kỳ cho đến hết tam cá nguyệt thứ nhất. Màu máu âm đạo có thể là nâu, hồng, đỏ nhạt hoặc đỏ sẫm với các cục máu đông.

dau-hieu-say-thai
Các triệu chứng, dấu hiệu sảy thai điển hình

Sảy thai có đau không? Đa phần các mẹ bị sảy thai cũng sẽ cảm thấy chuột rút ở bụng hoặc xương chậu và đau lưng dưới. Cơn đau thậm chí có thể lan xuống đùi. Ngay cả khi bạn bị sảy thai, bạn sẽ nhận thấy tất cả các triệu chứng khi mang thai mà gặp phải như căng tức ngực, mệt mỏi, buồn nôn... đã hoàn toàn biến mất. Nguyên nhân là do nồng độ hormone thai kỳ giảm xuống, điều này cho thấy quá trình mang thai đã kết thúc.

Giai đoạn tuần thứ 13 đến tuần thứ 20

Sau khi bước vào tam cá nguyệt thứ hai, các triệu chứng phổ biến của sảy thai tiếp tục là chảy máu âm đạo, đau bụng và đau lưng. Một số dấu hiệu khác cần chú ý là tăng áp lực vùng chậu và tiết dịch nhầy âm đạo.

Tham khảo thêm: Mẹ bầu ăn dứa được không? Ăn dứa sảy thai là thật?

Các biện pháp hữu ích giúp phòng ngừa sảy thai

Rất khó để ngăn ngừa hoàn toàn hiện tượng mất thai. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể duy trì một thai kỳ khỏe mạnh và giảm nguy cơ bị sảy thai bằng các cách sau:

Bổ sung axit folic

Các chuyên gia cho biết bổ sung 400mcg axit folic mỗi ngày giúp giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh - nguyên nhân gây sảy thai tự nhiên. Vì vậy, ngay khi có ý định mang thai, bạn nên bổ sung axit folic hàng ngày. Tiếp tục sử dụng trong suốt thai kỳ để tránh mọi rủi ro cho em bé.

Xây dựng lối sống lành mạnh

Lối sống không lành mạnh là nguyên nhân phổ biến khiến thai nhi chậm phát triển hoặc bị mất thai. Do đó, phụ nữ mang thai nên tránh khói thuốc, tránh uống quá nhiều rượu bia và hạn chế lượng caffeine mỗi ngày từ 300 mg trở xuống. Đồng thời, bạn cần đảm bảo tập thể dục đều đặn, chọn các bài tập phù hợp với bà bầu như yoga, bơi lội, đi bộ… Ngủ đủ giấc, chế độ ăn uống lành mạnh và bổ dưỡng trong cả ba tam cá nguyệt.

dau-hieu-say-thai
Các thai phụ nên tập thể dục thể thao khi mang bầu sẽ hạn chế tình trạng sảy thai

Giữ cân nặng hợp lý

Thừa cân, béo phì và suy dinh dưỡng đều làm tăng nguy cơ biến chứng thai kỳ, bao gồm sảy thai. Vì vậy, bạn nên giữ cân nặng ổn định trước khi mang thai và tăng cân bình thường trong suốt thai kỳ.

Ngăn ngừa nhiễm trùng

Các mẹ bầu nên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc nước rửa tay. Điều này giúp ngăn ngừa các bệnh về đường hô hấp như cúm, cảm lạnh và viêm phổi. Ngoài ra, hãy chắc chắn rằng bạn đã tiêm phòng đầy đủ trước khi mang thai để tránh được việc mắc các bệnh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi như thủy đậu, sởi, rubella, viêm gan...

Đối phó với các bệnh mãn tính

Nếu bạn có tình trạng sức khỏe như cao huyết áp, tiểu đường hoặc bệnh tự miễn dịch, hãy tìm cách điều trị. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa hiện tượng sảy thai tự nhiên.

Trên đây là những thông tin về sảy thaiKiddihub muốn chia sẻ cùng các mẹ bầu đang trong quá trình mang thai. Mong bài viết này sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích đến cho mọi người. Hãy theo dõi Kiddihub để thường xuyên cập nhật các thông tin về cẩm nang sinh con nhé!

Bài viết liên quan

Sinh con năm 2025 tháng nào tốt, hợp tuổi bố mẹ?

03/10/2024

1067

Sinh con năm 2025 tháng nào tốt, hợp tuổi bố mẹ?
Sinh năm 2025 tháng nào tốt? Hướng dẫn ba mẹ chọn tháng tốt sinh con năm 2025, hợp phong thủy, giúp bé có cuộc sống hạnh phúc và tài lộc đầy đủ

Đọc tiếp

Sinh mổ lần 3 có nguy hiểm không mẹ bầu xem ngay để biết!

20/02/2023

2534

Sinh mổ lần 3 có nguy hiểm không mẹ bầu xem ngay để biết!
Sinh mổ lần 3 có nguy hiểm không luôn là vấn đề được nhiều chị em phụ nữ tìm hiểu. Nếu cũng đang quan tâm, mời bạn hãy cùng Kiddihub tìm hiểu bài viết bên dưới.

Đọc tiếp

Sinh mổ lần 2 ở tuần 38 được không, mẹ cần chú ý những gì?

20/02/2023

2413

Sinh mổ lần 2 ở tuần 38 được không, mẹ cần chú ý những gì?
Sinh mổ lần 2 ở tuần 38 được không là thắc mắc chung của nhiều mẹ bầu hiện nay. Để tìm được lời giải đáp, mời bạn hãy cùng Kiddihub tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Đọc tiếp

Sinh mổ uống nước dừa được không, xem ngay để biết!

20/02/2023

2430

Sinh mổ uống nước dừa được không, xem ngay để biết!
Sinh mổ uống nước dừa được không là câu hỏi nhận được sự quan tâm từ chị em mới đẻ. Để có câu trả lời bạn hãy theo dõi nội dung bài viết bên dưới.

Đọc tiếp

Sinh mổ bao lâu được ăn nếp, xem ngay để biết!

20/02/2023

2283

Sinh mổ bao lâu được ăn nếp, xem ngay để biết!
Sinh mổ bao lâu được ăn nếp là băn khoăn của nhiều chị em. Thực tế thời gian này còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa, tình trạng vết mổ,… Xem ngay!

Đọc tiếp

Phụ nữ sau sinh mổ bao lâu thì quan hệ được và cần kiêng điều gì?

20/02/2023

1968

Phụ nữ sau sinh mổ bao lâu thì quan hệ được và cần kiêng điều gì?
Sau sinh mổ bao lâu thì quan hệ được là vấn đề luôn được quan tâm nhiều. Để giải đáp được băn khoăn, bạn đừng vội bỏ qua thông tin được Kiddihub chia sẻ dưới đây.

Đọc tiếp

Sau sinh mổ nên ăn gì tốt cho cả mẹ và con? Xem ngay để biết!

20/02/2023

2114

Sau sinh mổ nên ăn gì tốt cho cả mẹ và con? Xem ngay để biết!
Sau sinh mổ nên ăn gì và nên kiêng gì để tốt cho cả mẹ và con? Để có được câu trả lời, bạn hãy tham khảo những thông tin Kiddihub chia sẻ trong bài viết bên dưới.

Đọc tiếp

Phụ nữ sinh mổ bao lâu thì ăn được tôm? Một số điều mẹ cần chú ý

20/02/2023

6210

Phụ nữ sinh mổ bao lâu thì ăn được tôm? Một số điều mẹ cần chú ý
Sinh mổ bao lâu thì được ăn tôm là một trong những nỗi bận tâm của chị em. Nếu cũng đang quan tâm tìm hiểu, mời bạn hãy cùng Kiddihub theo dõi bài viết dưới đây.

Đọc tiếp

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • ...
  • >
  • >>