Đăng vào 20/02/2023 - 11:31:28
1596
Mục lục
Xem thêm
Mang thai là điều mong mỏi của mọi cặp đôi để đón thành viên mới đến với gia đình. Ở những tháng đầu thai phụ sẽ không nhận thấy được nếu không nắm rõ các dấu hiệu mang thai?
Ngay khi có tin vui, bạn nên nắm rõ dấu hiệu mang thai khi mang thai 3 tháng đầu, bởi đây là thời điểm khá nhạy cảm. Lúc này thai nhi còn rất nhỏ, cơ thể vẫn đang trong quá trình thích nghi với việc làm mẹ. Vậy trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ thai phụ cần lưu ý những gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Kiddihub nhé!
Quá trình mang thai là quá trình xảy ra khi trứng gặp tinh trùng và tạo thành phôi. Tại thời điểm này, phôi được chuyển vào tử cung để làm tổ và ở mỗi giai đoạn, mẹ sẽ thấy sự thay đổi rõ rệt về chiều cao, cân nặng thậm chí là sự hoàn thiện của các cơ quan, bộ phận trên cơ thể bé. Cụ thể, từ khi thụ thai đến tuần thứ 8 của thai kỳ, em bé được gọi là phôi thai cho đến sau tuần thứ 8 cho đến khi chào đời thì được gọi là thai nhi.
Thông thường, thời gian mang thai của người mẹ kéo dài khoảng 40 tuần thai kỳ, tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối. Cụ thể hơn, 9 tháng 10 ngày của thai kỳ được chia thành 3 giai đoạn hay còn được gọi là 3 tam cá nguyệt và mỗi tam cá nguyệt sẽ kéo dài 12-13 tuần (khoảng 3 tháng).
Vì không thể xác định chính xác ngày thụ thai nên tuổi thai được tính từ ngày bắt đầu của chu kỳ kinh cuối cùng. Do đó, tuổi thai giữa các thai phụ có thể chênh lệch rất lớn do chênh lệch về ngày quan hệ tình dục và ngày thụ thai. Một số dấu hiệu mang thai để bà bầu có thể nhận biết mình có thai trong vài tuần đầu tiên:
Một số người có dấu hiệu mang thai đau bụng hoặc chảy máu âm đạo, bị nhầm lẫn với máu kinh nguyệt. Tuy nhiên, hiện tượng chảy máu báo thai rất ít, chỉ có dịch tiết âm đạo màu đỏ hoặc hơi đổi màu ở quần nhỏ sáng màu. Trong khi đó nếu là máu kinh nguyệt sẽ ra ồ ạt với số lượng nhiều.
Máu báo thai chính xác xuất hiện khoảng 10-14 ngày sau khi trứng được thụ tinh, bạn có thể dựa vào thời điểm này so với ngày giao hợp để kiểm tra. Nguyên nhân chảy máu là do phôi nang di chuyển vào tử cung sau khi thụ tinh và bám vào niêm mạc tử cung để làm tổ. Quá trình này làm niêm mạc tử cung bong ra một chút, khiến một lượng máu nhỏ rỉ ra ngoài âm đạo.
Khi bạn mang thai, trứng sẽ tự làm tổ trong tử cung, vì vậy kinh nguyệt sẽ không xuất hiện như một chu kỳ bình thường, cơ thể sẽ sản xuất hormone hCG để làm tăng bề dày của niêm mạc tử cung để nuôi dưỡng thai nhi và duy trì thai kỳ.
Hầu hết phụ nữ theo dõi, nghi ngờ và nhận biết chính xác có thai qua chu kỳ kinh nguyệt. Nếu trễ kinh, bạn có thể dùng que thử thai tại nhà để kiểm tra nồng độ hormone hCG trong nước tiểu. Nếu kết quả dương tính, tốt nhất mẹ nên đi khám càng sớm càng tốt để được chẩn đoán chính xác mình có thai hay không và tình trạng sức khỏe của thai ra sao.
Đau bụng âm ỉ có thể xảy ra khi trứng đã thụ tinh di chuyển vào tử cung để làm tổ và sự thay đổi nội tiết tố cũng ảnh hưởng đến tiêu hóa. Giai đoạn đau bụng dưới khi mang thai thường xảy ra từ 6-12 ngày sau khi trứng được thụ tinh nhưng ít chị em để ý đến. Triệu chứng đau bụng khi mang thai rất dễ bị nhầm lẫn với đau bụng do khó tiêu hoặc đau bụng liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt. Vì vậy, các mẹ vẫn cần tìm kiếm và kết hợp với những dấu hiệu mang thai khác để khẳng định mình có thai hay không.
Buồn nôn, ốm nghén không phải là dấu hiệu mang thai sớm trong vài tuần đầu tiên mà thường xảy ra khi thai kỳ kéo dài trên 1 tháng. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu thường không để ý đến những dấu hiệu mang thai sớm mà chỉ phát hiện ra khi có các triệu chứng ốm nghén.
Các triệu chứng khi mang thai có thể xảy ra bất cứ lúc nào dù ngày hay đêm và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày của bạn. Những triệu chứng này thường biến mất sau khoảng 16 đến 20 tuần của thai kỳ.
Tham khảo thêm: Đi khám thai lần đầu khi nào, xem ngay để biết!
Nhận biết mang thai qua màu da và môi là mẹo vặt biết có thai phổ biến được nhiều thế hệ phụ nữ áp dụng. Vấn đề da và môi nhợt nhạt là do các vấn đề như chóng mặt, mệt mỏi và buồn nôn ảnh hưởng đến khuôn mặt của người phụ nữ khi mang thai. Tuy nhiên, đây chỉ là mẹo vặt và không áp dụng cho tất cả mọi người.
Một mẹo vặt biết có thai phổ biến khác được mọi người truyền tai nhau là vòng một trở nên lớn hơn. Nguyên nhân là do sau khi trứng được thụ tinh và làm tổ trong tử cung, cơ thể người phụ nữ trải qua sự thay đổi lớn, lượng máu đến ngực tăng lên, lượng hormone để kích thích bộ phận này cũng nhiều hơn.
Nhiều bà bầu cho biết họ thường gặp các triệu chứng như ngực sưng to, nặng hơn và khó chịu trong những tuần đầu tiên của thai kỳ. Vùng da xung quanh núm vú cũng trở nên sẫm màu hơn bình thường do ảnh hưởng của nội tiết tố, triệu chứng này sẽ cải thiện nếu bạn tự xoa bóp và thay quần áo thoải mái hơn.
Khi mang thai, sự thay đổi nội tiết tố ảnh hưởng rất nhiều đến khẩu vị của bà bầu. Ở thời gian này, với một số bà bầu các loại đồ ngọt sẽ trở nên hấp dẫn hơn khiến mẹ có xu hướng ăn nhiều đồ ngọt hơn so với bình thường. Nhưng bên cạnh đó, nhiều người lại thèm ăn các loại thực phẩm có tính axit như xoài, cóc… Những loại trái cây này chứa axit giúp thúc đẩy quá trình tiết dịch vị, tiêu hóa thức ăn nhanh hơn, kích thích cảm giác thèm ăn.
Sau khi trứng và tinh trùng được thụ tinh, trong suốt thời kỳ mang thai sẽ hình thành một lớp dịch nhầy màu trắng đục. Đây là triệu chứng khi mang thai bình thường nếu không kèm theo ngứa, có mùi hôi hoặc đổi màu sang xanh hoặc vàng
Bên cạnh những dấu hiệu mang thai mà các thai phụ cần nắm rõ thì những lưu ý khi mang thai trong 3 tháng đầu của thai kỳ cũng không kém phần quan trọng.
Khi mang thai, thời điểm tam cá nguyệt đầu tiên là thời điểm vô cùng quan trọng. Ngoài việc cẩn thận với chế độ ăn uống, hạn chế vận động mạnh thì thời điểm đi khám thai định kỳ trong giai đoạn này cũng là một trong những lưu ý khi mang thai quan trọng trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ.
Việc bổ sung các dưỡng chất cần thiết từ thực phẩm tươi là điều hết sức quan trọng trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ. Ở giai đoạn này người mẹ sẽ thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn nhưng cần cố gắng ăn và bổ sung những thực phẩm dinh dưỡng cho cơ thể. Các thai phụ nên bổ sung các thực phẩm giàu các chất như axit folic, canxi, sắt, protein có trong ngũ cốc, các loại rau xanh, các loại họ đậu, thịt, cá, trứng,... sẽ làm giảm những triệu chứng khi mang thai gây khó chịu cho thai phụ.
Tuy nhiên, trong 3 tháng đầu thai kỳ cần phải chú ý đến chế độ ăn uống bởi có một số thực phẩm không tốt cho giai đoạn này và cần tránh xa như: trái thơm, đu đủ xanh, rau ngót,.. vì các thực phẩm này có thể gây thắt tử cung gây đau nhức, khó chịu và có thể gây sảy thai.
Tham khảo thêm: Mang thai 3 tháng đầu mẹ bầu không nên ăn gì?
Ở các yếu tố trên thì yếu tố tâm lý của thai phụ ở trong 3 tháng đầu thai kỳ là quan trọng nhất. Vì vậy, mẹ phải duy trì một tinh thần dễ chịu và tránh những tình huống căng thẳng ảnh hưởng đến thai nhi. Nhận biết sớm các dấu hiệu mang thai và thay đổi lối sống, cố gắng nghỉ ngơi để thai kỳ an toàn, tránh những tổn thương thai nhi nặng dẫn đến động thai, sảy thai hoặc các biến chứng không mong muốn.
Đó là những thông tin về dấu hiệu mang thai mang thai mà Kiddihub muốn chia sẻ đến các thai phụ. Mong bài viết này của Kiddihub sẽ giúp ích được cho quá trình mang thai của thai phụ. Chúc các mẹ luôn khỏe mạnh và có được một thai kỳ suôn sẻ, an toàn!
KOS English Center: Đột phá tiếng Anh, chinh phục tương lai
Trung tâm Du học Asung có thực sự đáng tin cậy?
Hướng dẫn mua khóa học Udemy giá rẻ mới nhất
Anh ngữ Quốc tế Amslink - Bí quyết chinh phục tiếng Anh hiệu quả với công nghệ 4.0!
Vua Giày Hiệu – Điểm đến lý tưởng cho bố mẹ trẻ với giày Dior chất lượng, giá tốt
Bí Kíp Học Tốt Những Môn Đại Cương Hiệu Quả Cho Tân Sinh Viên
Tìm trường/trung tâm học tốt nhất cho con
03/10/2024
2816
Đọc tiếp
20/02/2023
2713
Đọc tiếp
20/02/2023
2584
Đọc tiếp
20/02/2023
2651
Đọc tiếp
20/02/2023
2465
Đọc tiếp
20/02/2023
2053
Đọc tiếp
20/02/2023
2613
Đọc tiếp
20/02/2023
6443
Đọc tiếp