Tìm kiếm bài viết

Những cách giữ thai khi bị tử cung đôi hiệu quả và an toàn

Đăng vào 17/01/2023 - 13:25:26

789

Mục lục

Xem thêm

Tử cung đôi là một dị dạng bẩm sinh hiếm gặp, mặc dù không gây ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày nhưng cần phải chú ý đến cách giữ thai khi bị tử cung đôi

Những cách giữ thai khi bị tử cung đôi hiệu quả và an toàn

Cách giữ thai khi bị tử cung đôi là một trong những vấn đề được nhiều mẹ bầu có tình trạng tử cung đôi quan tâm. Lý do là bởi tử cung đôi là một trong những dị dạng bẩm sinh hiếm gặp mặc dù không gây ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày nhưng lại rất dễ gây ra tình trạng sảy thai. Nếu như đậu thai thành công cũng sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của thai nhi và sức khỏe mẹ bầu. Vậy nên trong bài viết này các mẹ hãy cùng Kiddihub tìm hiểu một số cách giữ thai khi gặp vấn đề tử cung đôi nhé!

Tử cung đôi là gì?

Trước khi tìm hiểu về các cách giữ thai khi bị tử cung đôi các mẹ cần phải biết thế nào là tử cung đôi. Tử cung là bộ phận cần thiết đối với phụ nữ, nhất là khi mang thai, là nơi nuôi dưỡng, chăm sóc thai nhi tới khi em bé chào đời. Tử cung bình thường là một cơ quan nội tạng rỗng hình quả lê lộn ngược.

Trong khi đó tử cung đôi là một dị tật bẩm sinh hiếm gặp, đặc trưng cho các dị tật tử cung (dị dạng của tử cung). Tử cung đôi là khi tử cung có hai buồng riêng biệt, mỗi buồng tử cung đều có thể dẫn đến cổ tử cung, âm đạo và buồng trứng. Điều này có nghĩa là bạn có thể có hai tử cung và hai ống dẫn trứng riêng biệt.

cach-giu-thai-khi-tu-cung-bi-doi
Tử cung đôi là một dị tật tử cung bẩm sinh hiếm gặp

Khi phụ nữ có tử cung đôi mang thai, các nhánh của động mạch nuôi thai nhi bị giãn ra, lòng tử cung hẹp, tử cung không co giãn đủ sẽ dễ khiến thai nhi bị chậm phát triển, sinh non hoặc thậm chí là sảy thai.

Tình trạng tử cung đôi cũng có nhiều loại và mang hình dạng khác nhau, cụ thể như sau:

  • Tử cung có vách ngăn: Là những trường hợp người bệnh có một tử cung nhưng vách ngăn đôi, ngoài ra vẫn có 2 ống dẫn trứng và 2 buồng trứng như bình thường.
  • Tử cung lưỡng tính: Với những mẹ rơi vào trường hợp này, tử cung vẫn thông với âm đạo nhưng được chia thành hai nửa và cả hai nửa đều thông với ống dẫn trứng cùng buồng trứng.
  • Tử cung song sinh: Đây là trường hợp bệnh nhân có 2 tử cung và 2 vòi tử cung rõ ràng nhưng chỉ có một âm đạo. Đồng thời, mỗi bên tử cung đều có một ống dẫn trứng và buồng trứng riêng biệt.

Nguyên nhân bị tử cung đôi 

Tử cung đôi là hiện tượng bất thường của tử cung xảy ra khi thai nhi còn nằm trong bụng mẹ. Tử cung của thai nhi được hình thành trong quá trình phát triển phôi thai bằng sự hợp nhất của hai ống dẫn song song để tạo thành một cơ quan rỗng gọi là tử cung. Nếu sự kết hợp của hai ống diễn ra suôn sẻ, một tử cung hoàn toàn bình thường sẽ được hình thành.

Nếu quá trình hợp nhất này xảy ra bất thường, tử cung lưỡng tính hoặc song sinh sẽ xảy ra. Lý do cho sự hợp nhất không hoàn chỉnh này vẫn chưa thể biết được. Nhiều giả thuyết cho rằng yếu tố di truyền có thể là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng tử cung đôi.

cach-giu-thai-khi-tu-cung-bi-doi
Nguyên nhân gây ra tình trạng mẹ bầu bị tử cung đôi

Theo đó, tử cung đôi có thể có một cổ tử cung và một âm đạo, hoặc mỗi khoang tử cung có thể có một cổ tử cung riêng biệt. Trong nhiều trường hợp, một vách ngăn mỏng xuất hiện trong âm đạo, chia âm đạo thành hai kênh riêng biệt, được gọi là vách ngăn tử cung. Việc tìm hiểu nguyên nhân bị tử cung đôi sẽ giúp các mẹ tìm ra được cách giữ thai khi bị tử cung đôi hiệu quả và phù hợp nhất.

Tham khảo thêm: cách giữ thai khi cổ tử cung ngắn

Ảnh hưởng của tử cung đôi đến sức khỏe thai nhi và mẹ bầu

Trong trường hợp gặp phải vấn đề tử cung đôi, thì phụ nữ vẫn có thể mang thai và sinh nở bình thường nhưng khả năng thụ thai sẽ thấp hơn, do trứng đi vào tử cung khó phát triển bình thường. Ngoài ra, khi mang thai, các nhánh động mạch nuôi thai nhi có thể bị đứt, tính linh hoạt của tử cung yếu đi, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Nếu mẹ bầu bị tử cung đôi thì thai nhi rất khó tìm được điểm bám trong tử cung. Khi thai nhi lớn lên và phát triển, vách ngăn tử cung sẽ là một trở ngại, có thể gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi và làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non. Ngoài ra, việc xác định vị trí của thai nhi cũng rất khó khăn, quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng của thai nhi cũng bị cản trở, làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng bào thai.

cach-giu-thai-khi-tu-cung-bi-doi
Ảnh hưởng của tử cung đôi đối với sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi

Ngoài ra, tử cung đôi cũng có thể gây ra các vấn đề sau:

  • Sinh khó: Trong khi tử cung chứa phôi phát triển thì kích thước của phần tử cung còn lại không thay đổi nhiều. Do đó, quá trình mang thai khó khăn hơn rất nhiều. Do đó, phụ nữ mang thai có tử cung đôi thường được chỉ định mổ lấy thai. Tuy nhiên, trong trường hợp thai nhi nhỏ và tử cung còn sót lại không ảnh hưởng đến quá trình sinh nở, không cản trở em bé chui ra ngoài thì mẹ bầu bị tử cung đôi vẫn có thể sinh thường.
  • Nhẹ cân: Sản phụ có tử cung đơn có 2 mạch tử cung chịu trách nhiệm cung cấp máu và dinh dưỡng cho thai nhi. Trong khi với tử cung đôi, mỗi tử cung chỉ có một động mạch tử cung đảm nhiệm vai trò cung cấp máu cho thai nhi. Hệ quả là lượng máu đến thai nhi giảm và bé không nhận đủ chất dinh dưỡng, làm tăng nguy cơ suy bào thai, sinh con nhẹ cân.
  • Sinh non: Đây là vấn đề rất phổ biến với các mẹ có tử cung đôi do tử cung chứa thai nhi phát triển chậm hơn bình thường nên rất dễ xảy ra tình trạng trẻ sinh non thiếu tháng.
  • Sảy thai: Các mẹ bầu có tử cung đôi hiếm khi có thể phát triển đầy đủ cả hai bên tử cung. Đây là nguyên nhân chính làm tăng nguy cơ sảy thai. Ngoài ra, trong những trường hợp này, buồng trứng của mẹ rất hẹp và nếu thai nhi phát triển vượt quá giới hạn sẽ gây sảy thai.

Những cách giữ thai khi bị tử cung đôi hiệu quả

Để có được những cách cách giữ thai khi bị tử cung đôi an toàn và phù hợp nhất thì trước hết chị em cần phải xác định được tình trạng của cơ thể bằng cách đến gặp bác sĩ để được kiểm tra kỹ càng.

Những cách kiểm tra xem người mẹ có bị tình trạng tử cung đôi hay không

Theo đó, nếu nghi ngờ có tử cung đôi, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện các kiểm tra sau:

  • Siêu âm: Tùy từng trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân siêu âm qua thành bụng hoặc qua âm đạo.
  • Chụp cộng hưởng từ (Magnetic Resonance Imaging -MRI) tử cung - buồng trứng.
  • Chụp X-quang tử cung và vòi trứng có tiêm thuốc cản quang.

Tùy vào trường hợp cụ thể của từng mẹ mà bác sĩ có thể chỉ định hoặc không chỉ định điều trị tình trạng tử cung đôi. Nếu các mẹ không có triệu chứng bất thường thì không cần điều trị. Còn nếu người mẹ có tử cung đôi và 2 âm đạo thì cần tiến hành điều trị ngoại khoa phẫu thuật tử cung đôi nhằm cắt bỏ vách ngăn tạo điều kiện thuận lợi cho việc mang thai và sinh nở sau này.

Nếu bạn có tử cung đôi và đang mang thai, bạn phải đặc biệt chú ý đến sức khỏe thai kỳ, bởi nguy cơ thai nhi bất thường về vị trí, thai chậm phát triển do khoang tử cung hẹp, thai chết lưu, sinh non... là khá cao. Vị trí thai nhi bất lợi là biểu hiện phổ biến nhất ở các mẹ bầu bị tử cung đôi. Nếu vị trí ngôi thai không thuận lợi và vị trí tử cung không có thai nằm thấp gây chèn ép đường ra của thai nhi qua âm đạo thì các mẹ sẽ thường được bác sĩ chỉ định mổ lấy thai nhằm đảm bảo an toàn.

cach-giu-thai-khi-tu-cung-bi-doi
Cách giữ thai khi bị tử cung đôi hiệu quả và an toàn

Theo đó, để đảm bảo an toàn cho thai nhi và mẹ thì trong quá trình mang thai cũng như trước khi mang thai, người mẹ cần:

  • Tăng cường sức khỏe,duy trì đều đặn việc tập thể dục và vận động ở một tần suất phù hợp
  • Điều chỉnh chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng và lành mạnh
  • Hạn chế tối đa việc sử dụng và tiếp xúc rượu bia, thuốc lá, kể cả là với những người xung quanh như chồng, bố mẹ, người trong gia đình
  • Đối với những lần mang thai về sau mẹ có thể bổ sung thêm hàm lượng sắt, axit folic. Đồng thời tiến hành khám thai sớm, nói rõ về tình trạng song tử cung, tiền sử mang thai trước đó để bác sĩ đưa ra lời khuyên, hướng dẫn chính xác nhất.

Trên đây là toàn bộ những thông tin cần thiết về cách giữ thai khi bị tử cung đôi mà các mẹ cần nên chú ý để đảm bảo quá trình mang thai diễn ra thuận lợi và sinh con an toàn. Để có nhiều thông tin chi tiết hơn về cẩm nang sinh con hay có bất kỳ thắc mắc nào khác thì hãy liên hệ ngay với Kiddihub để được giải đáp một cách tận tình nhất.

Bài viết liên quan

Sinh mổ lần 3 có nguy hiểm không mẹ bầu xem ngay để biết!

20/02/2023

1333

Sinh mổ lần 3 có nguy hiểm không mẹ bầu xem ngay để biết!
Sinh mổ lần 3 có nguy hiểm không luôn là vấn đề được nhiều chị em phụ nữ tìm hiểu. Nếu cũng đang quan tâm, mời bạn hãy cùng Kiddihub tìm hiểu bài viết bên dưới.

Đọc tiếp

Sinh mổ lần 2 ở tuần 38 được không, mẹ cần chú ý những gì?

20/02/2023

1284

Sinh mổ lần 2 ở tuần 38 được không, mẹ cần chú ý những gì?
Sinh mổ lần 2 ở tuần 38 được không là thắc mắc chung của nhiều mẹ bầu hiện nay. Để tìm được lời giải đáp, mời bạn hãy cùng Kiddihub tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Đọc tiếp

Sinh mổ uống nước dừa được không, xem ngay để biết!

20/02/2023

1238

Sinh mổ uống nước dừa được không, xem ngay để biết!
Sinh mổ uống nước dừa được không là câu hỏi nhận được sự quan tâm từ chị em mới đẻ. Để có câu trả lời bạn hãy theo dõi nội dung bài viết bên dưới.

Đọc tiếp

Sinh mổ bao lâu được ăn nếp, xem ngay để biết!

20/02/2023

1211

Sinh mổ bao lâu được ăn nếp, xem ngay để biết!
Sinh mổ bao lâu được ăn nếp là băn khoăn của nhiều chị em. Thực tế thời gian này còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa, tình trạng vết mổ,… Xem ngay!

Đọc tiếp

Phụ nữ sau sinh mổ bao lâu thì quan hệ được và cần kiêng điều gì?

20/02/2023

1062

Phụ nữ sau sinh mổ bao lâu thì quan hệ được và cần kiêng điều gì?
Sau sinh mổ bao lâu thì quan hệ được là vấn đề luôn được quan tâm nhiều. Để giải đáp được băn khoăn, bạn đừng vội bỏ qua thông tin được Kiddihub chia sẻ dưới đây.

Đọc tiếp

Sau sinh mổ nên ăn gì tốt cho cả mẹ và con? Xem ngay để biết!

20/02/2023

1090

Sau sinh mổ nên ăn gì tốt cho cả mẹ và con? Xem ngay để biết!
Sau sinh mổ nên ăn gì và nên kiêng gì để tốt cho cả mẹ và con? Để có được câu trả lời, bạn hãy tham khảo những thông tin Kiddihub chia sẻ trong bài viết bên dưới.

Đọc tiếp

Phụ nữ sinh mổ bao lâu thì ăn được tôm? Một số điều mẹ cần chú ý

20/02/2023

4744

Phụ nữ sinh mổ bao lâu thì ăn được tôm? Một số điều mẹ cần chú ý
Sinh mổ bao lâu thì được ăn tôm là một trong những nỗi bận tâm của chị em. Nếu cũng đang quan tâm tìm hiểu, mời bạn hãy cùng Kiddihub theo dõi bài viết dưới đây.

Đọc tiếp

Sinh mổ: Những điều bạn cần biết về mổ đẻ 

20/02/2023

1252

Sinh mổ: Những điều bạn cần biết về mổ đẻ 
Sinh mổ nếu thuốc ca khó, sản phụ được chỉ định trong trường hợp này. Vậy để nắm rõ hơn về hình thức sinh mổ này mời bạn cùng theo dõi qua bài viết bên dưới.

Đọc tiếp

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • ...
  • >
  • >>