Siêu ưu đãi đầu năm chỉ có trên KiddiHub
Giảm 100% học phí tháng đầuĐăng vào 29/12/2022 - 10:14:26
1530
Mục lục
Xem thêm
Mang thai là điều tuyệt vời mà tạo hóa dành cho chị em phụ nữ. Quá trình mang thai sẽ mang đến nhiều điều mới lạ, thú vị cho người mẹ. Hơn hết, kích thước bụng bầu qua các tuần là điểm khác biệt nhất trên cơ thể. Mỗi tuần qua đi chiếc bụng sẽ lớn dần, em bé được hình thành với đầy đủ các bộ phận. Bạn có thể tìm hiểu sự thay đổi của bé khi còn nằm trong bụng mẹ ở bài viết này. Cùng Kiddihub tìm hiểu nhé.
Thời gian mang thai hầu hết của chị em phụ nữ sẽ kéo dài 9 tháng 10 ngày. Trong khi có bầu, chị em sẽ thấy được sự thay đổi về cả cân nặng và kích thước thai. Quá trình thay đổi của bụng bầu hay sự phát triển của em bé sẽ chia thành 3 giai đoạn.
Ba tháng đầu sẽ là thời kỳ tam cá nguyệt thứ nhất, cơ thể của bạn sẽ không có nhiều thay đổi. Bởi túi thai mới chỉ hình thành và bắt đầu sản xuất hormone thai kỳ hCG ( tuần 1- tuần 4) nên khi thử thai, bạn sẽ nhận được kết quả dương tính. Túi thai chỉ nhỏ bằng hạt hoa anh túc.
Đến tuần thứ 5 thai kỳ, em bé sẽ có hình dạng giống con nòng nọc. Tuy nhiên, em bé của bạn sẽ bắt đầu hình thành các bộ phận và có tim thai. Kích thước thai sẽ bằng hạt vừng. Sau đó, theo thời gian từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 10, mũi, miệng, tai của bé sẽ bắt đầu định hình. Các bộ khác như ruột, não cũng dần phát triển. Bàn tay bàn chân bé xíu dần mọc.
Em bé bắt đầu hình thành hệ thần kinh nguyên thủy, ống hô hấp bắt đầu nối dài. Sang tuần 9 hình thái cơ bản của một thai nhi đã hình thành. Chiều dài đầu- mông dao động từ 23-30mm.
Đến tuần 10, bạn nhỏ đã hoàn thành gần như hết các phần quan trọng của quá trình phát triển. Đôi tay và đôi chân nho nhỏ đã có thể gập duỗi, bạn ấy có chiều dài đầu- mông 31-40mm. Từ tuần thứ 11 -12 các phản xạ của bạn nhỏ bắt đầu nhanh hơn. Bụng của mẹ sẽ chưa có những thay đổi rõ rệt, kích thước của thai nhi khoảng 0,6cm.
Bụng bầu như thế nào ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai? Lúc này kích thước em bé tăng lên khoảng 15,24cm nên bạn sẽ dễ dàng quan sát hơn. Bụng bầu có thể cao hoặc thấp và to hơn gấp đôi so với tháng đầu tiên. Bạn có thể cảm nhận khi sờ vào và thấy được các cử động của em bé.
Tuần thứ 13, bạn nhỏ đã có vân tay, tĩnh mạch và các cơ quan nội tạng. Ở tuần này, bạn đã có thể biết được giới tính của con đấy. Thai nhi tuần thứ 14 - 15 sẽ có kích thước bằng quả táo.
Tuần thứ 16, da đầu của bé sẽ tạo hình và vẫn chưa có nang tóc phát triển. Bên cạnh đó, bạn có thể cảm giác được thai máy do các cử động duỗi co của bé. Đến tuần thứ 19, giác quan của bé được hoàn thiện nên mẹ có thể hát và trò chuyện cùng con. Trọng lượng thai nhi khoảng 240g nên bạn cũng thấy rõ được bụng bầu qua các tuần thay đổi ra sao.
Tuần thứ 20- 24 hệ thống tiêu hóa của con đã dần tạo ra phân su. Những chuyển động của bé được thể hiện bằng các cú đạp từ nhẹ đến mạnh vào thành tử cung. Cân nặng lúc này ở cuối tam cá nguyệt thứ 2 của con đạt khoảng 600g và gần giống như một bắp ngô.
Khi bước qua tháng thứ 7 cũng là thời gian mẹ bước sang tam cá nguyệt thứ 3. Đây là thời gian quan trọng để em bé hoàn thiện cơ thể. Lúc này bụng bầu qua các tuần cuối sẽ to lên nhanh chóng. Vóc dáng cơ thể mẹ sẽ trở thành “chữ S” đúng điệu.
Làn da nhăn nheo của bé bắt đầu căng lên vì lớp mỡ dần làm đầy. Tóc bé cũng mọc nhiều hơn và nặng khoảng 875 ở tuần 27. Mỗi tuần qua đi, em bé của bé của bạn sẽ dần hoàn thiện các chức năng: thị lực, thính giác, phổi, não bộ…
Mang thai theo từng tuần ở tam cá nguyệt thứ 3 sẽ khiến cơ thể người mẹ trở nên nặng nề hơn. Từ tuần 29- 34, em bé trong bụng sẽ tăng trung bình 200g. Tiếp tục ở tuần 34 - 40, cân nặng của bé tăng trung bình khoảng 200- 250g và bạn nên theo dõi bé thường xuyên mỗi tuần 1 lần. Giai đoạn này dễ xuất hiện những biến chứng nguy hiểm, mẹ bầu nên sẵn sàng tinh thần để chào đón em bé nhé.
Lưu ý rằng, em bé được coi là đủ tháng khi bước vào tuần thứ 39, Nếu mẹ có dấu hiệu lâm bồn hãy nhanh chóng nhập viện để được bác sĩ thăm khám. Điều này sẽ đảm bảo sức khỏe và độ an toàn cho cả mẹ và thai nhi trong giai đoạn nước rút này.
Bụng bầu qua các giai đoạn sẽ khác nhau vì tùy vào cơ địa của mỗi chị em phụ nữ. Bên cạnh đó, kích thước thai nhi cũng không giống nhau vì số lần mang thai và số lượng thai nhi của người mẹ. Tuy nhiên, khi nhìn bụng bầu, bạn sẽ biết được một số kiểu bụng phổ biến như:
Bụng bầu nhỏ: thường sẽ gặp nhiều ở chị em mang thai lần đầu. Bụng nhỏ sẽ không phải là điều lo ngại bởi khi thăm khám, đánh giá thai nhi có phát triển tốt hay không dựa vào nước ối và các chỉ số liên quan.
Bụng bầu to: một số trường hợp chị em mang thai lần 2, lần 3 sẽ có kích thước bụng khá lớn. Hoặc do vị trí thai nhi hay do lượng nước ối nhiều nên khi nhìn vào bạn sẽ thấy bụng bầu khá to tròn
Bụng bầu cao: thường sẽ gặp ở những người thường xuyên vận động thể dục thể thao. Cơ bụng săn chắc, khỏe mạnh nên khi mang thai sẽ nằm ở vị trí cao hơn so với bình thường.
Bụng bầu thấp: các trường hợp mang thai và sinh nở nhiều lần sẽ có bụng bầu thấp. Vì phần mỡ và da ở bụng sẽ không còn săn chắc, độ đàn hồi kém. Quá trình mang thai tiếp sẽ khiến bụng tụt hơn và dễ nhận thấy nhất khi vào những tuần cuối thai kỳ.
Bụng bầu rộng: với kiểu bụng bầu này sẽ ít gặp hơn vì hầu hết các trường hợp này, mẹ bầu sẽ được chẩn đoán là ngôi thai ngang, khó sinh thường.
Tham khảo thêm: Bụng bầu căng cứng có sao không?
Ở những tháng đầu tiên của thai kỳ, thai còn khá nhỏ và gần như các mẹ bầu sẽ không lộ rõ sự thay đổi kích thước của vòng bụng. Vì thế, để biết được bụng có thay đổi hay không, bạn hãy dùng thước đo để biết được vòng bụng khi mang thai như thế nào.
Trong các tuần tiếp theo, em bé sẽ lớn nhanh nhờ chế độ dinh dưỡng từ cơ thể mẹ. Vì thế, khi quan sát rất dễ nhận biết, đặc biệt ở tam cá nguyệt cuối. Việc theo dõi bụng bầu qua từng tuần sẽ giúp xác định được kích thước và cân nặng của bé. Như vậy chị em sẽ yên tâm hơn khi mang bầu.
Trên đây là những chia sẻ của Kiddihub về sự thay đổi bụng bầu qua các tuần. Mỗi giai đoạn mang thai đều vô cùng quan trọng, bạn cần chú ý theo dõi và thăm khám định kỳ. Hy vọng bài viết này của chúng tôi sẽ mang đến cho bạn đọc những kiến thức hữu ích về sự phát triển của thai nhi qua từng tam cá nguyệt. Đừng quên theo dõi Kiddihub để có thêm nhiều thông tin hữu ích về cẩm nang sinh con nhé!
18/03/2025
509
Đọc tiếp
18/03/2025
1389
Đọc tiếp
18/03/2025
859
Đọc tiếp
17/03/2025
751
Đọc tiếp
17/03/2025
1198
Đọc tiếp
17/03/2025
3120
Đọc tiếp
08/03/2025
2894
Đọc tiếp
08/03/2025
1104
Đọc tiếp