Đăng vào 28/12/2022 - 10:59:25
2534
Mục lục
Xem thêm
Bụng bầu ngồi có ngấn không là câu hỏi băn khoăn của nhiều chị em. Cùng tìm hiểu câu trả lời cho vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé.
Bụng bầu ngồi có ngấn không là băn khoăn của nhiều chị em. Trong quá trình mang thai bên cạnh việc chăm sóc cơ thể ra sao để mẹ và bé đều khỏe mạnh thì những vấn đề về bụng bầu cũng được nhiều mẹ quan tâm. Nhiều chị em trước khi có em bé có một vòng eo nhỏ nhắn cùng vùng da căng mịn nên khi thấy bụng bầu ngồi có ngấn rất lo lắng. Đặc biệt nhiều chị em cho rằng bụng béo và bụng bầu giống nhau nên nghĩ rằng khi có bầu ngồi sẽ có ngấn bụng. Để tìm hiểu kỹ hơn tình trạng này và giải đáp băn khoăn của mẹ bầu hãy cùng Kiddihub khám phá bài viết dưới đây.
Theo các chuyên gia và bác sĩ, để xác định việc bụng bầu ngồi có ngấn không sẽ phụ thuộc vào từng giai đoạn trong thời kỳ chị em có em bé.
Đầu tiên, ở giai đoạn 3 tháng đầu của thời kỳ mang thai mẹ sẽ cần tập làm quen với việc em bé ở trong cơ thể. Lúc này mẹ bầu sẽ thấy những thay đổi về thể trạng, từ tinh thần đến các triệu chứng nghén và mệt mỏi. Đối với các mẹ bầu trước khi mang thai có vòng eo nhỏ thì tình trạng bụng có ngấn ở giai đoạn này hầu như không xảy ra. Ngược lại, với các chị em trước khi mang thai bụng có mỡ hoặc cân nặng tăng nhanh khi mang thai thì việc bụng bầu ngồi có ngấn sẽ xảy ra.
Như vậy, có thể thấy trong 3 tháng đầu mang thai, việc bụng bầu ngồi có ngấn không phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa của mẹ. Vấn đề này mẹ bầu cũng không cần lo lắng mà hãy tập trung bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ cho con kết hợp cùng vận động nhẹ nhàng và sinh hoạt lành mạnh để cơ thể luôn khỏe mạnh.
Tiếp theo, ở giai đoạn giữa của thai kỳ khi bụng của mẹ bầu đã lớn hơn do thai nhi đã phát triển thì mẹ bầu sẽ không thấy nhìn thấy ngấn bụng khi ngồi xuống nữa vì lúc này bụng đã căng và cứng hơn. Mẹ và bé vẫn cần được cung cấp các chất dinh dưỡng tuy nhiên cần điều chỉnh lượng thức ăn, tránh nạp quá nhiều.
Cuối cùng khi mẹ bầu ở giai đoạn cuối thai kỳ, lúc này kích thước bụng đã rất lớn, không những ngồi mà việc di chuyển cũng gặp nhiều khó khăn. Vì thế việc bụng bầu có ngấn lúc này cũng không thể xảy ra.
Việc bụng bầu ngồi có ngấn không được nhiều mẹ bầu cho rằng phụ thuộc vào tình trạng bụng cứng hay mềm. Vậy khi có thai bụng cứng hay mềm?
Trên thực tế, trong quá trình mang thai mẹ bầu sẽ cảm nhận được những thay đổi cả bên trong và bên ngoài. Đầu tiên, ở những tháng đầu của thai kỳ, thường bụng bầu sẽ mềm hơn những tháng gần cuối. Tuy nhiên nếu ở những tháng cuối thai kỳ mẹ bầu thấy bụng căng cứng kèm theo các cơn gò thì không được chủ quan. Lúc này nên tập trung nghỉ ngơi, tránh di chuyển nhiều và thư giãn nhiều hơn.
Tham khảo thêm: Mẹ bầu ra dịch nâu báo hiệu điều gì?
Không ít chị em khi mới mang thai thấy bụng lớn dần lên lại cho rằng mình đang bị béo bụng. Vì thế chủ quan không khám kỹ lưỡng và để tâm đến các dấu hiệu khác của cơ thể. Hãy cùng phân biệt bụng béo bụng bầu để không nhầm lẫn 2 tình trạng này mẹ bầu nhé!
Đối với bụng bầu, đặc điểm dễ nhận thấy nhất là bụng sẽ cứng và tròn hơn. Mẹ bầu có thể cảm nhận rõ dấu hiệu này khi sờ vào bụng. Ngược lại nếu bụng to chỉ vì mỡ thì sẽ mềm và nhão hơn. Tình trạng ngấn xuất hiện khi ngồi với trường hợp bụng mỡ cũng dễ xảy ra.
Tiếp theo là sự xuất hiện những vết rạn da khi có bầu. Tùy theo cơ địa, kích thước của vết rạn sẽ khác nhau và thời gian càng lâu vết rạn sẽ càng sẫm màu và rõ hơn. Đây là đặc điểm riêng chỉ có ở bụng bầu vì thế nếu phát hiện vết rạn trên bụng các mẹ không cần lo lắng đang bị bụng mỡ nhé.
Ngoài ra nhiều chị em đôi khi còn gặp phải tình trạng: béo bụng trên hoặc bụng dưới…. Vấn đề này là do cách ăn uống và sinh hoạt của chị em. Nguyên nhân thường là vì ít vận động, lượng mỡ thừa tích tụ hoặc do căng thẳng tinh thần. Với trường hợp bụng to vì những nguyên nhân này sẽ xuất hiện ngấn bụng khi ngồi.
Chị em hãy tham khảo thêm các bài viết về cẩm nang sinh con của Kiddihub để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích trong quá trình mang thai và sinh nở nhé!
Tuy nhiên nhiều chị em khi mang thai vẫn phải đối mặt với tình trạng tích tụ mỡ bụng. Đối với trường hợp này, mẹ bầu cần phải lưu ý những điều sau để khắc phục bụng mỡ:
Đây được cho là cách khắc phục hiệu quả với chị em đang mang thai và muốn hạn chế mỡ bụng xuất hiện. Thay vì ăn 3 bữa quá nhiều khiến hệ tiêu hóa hoạt động quá mức; mẹ bầu hãy chia nhỏ các bữa ăn hàng ngày để giảm áp lực lên hệ tiêu hóa.
Có thể chia thành 5-6 bữa nhỏ với các bữa ăn nhẹ, mẹ bầu sẽ thấy bụng của mình nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Như vậy lượng calo nạp vào cơ thể mẹ bầu không quá nhiều so với mức độ đốt cháy năng lượng từ đó góp phần ngăn chặn tình trạng béo bụng.
Protein là cần thiết cho cơ thể, đây cũng là yếu tố thiết yếu trong việc hỗ trợ giảm cân và giảm mỡ bụng. Bổ sung protein đúng cách trong bữa ăn sẽ giúp cơ săn chắc và giảm mỡ thừa hiệu quả. Mẹ bầu nên cân nhắc để bổ sung lượng protein cần thiết để không cần lo lắng việc bụng bầu ngồi có ngấn không.
Những loại thực phẩm như rau củ chứa rất nhiều chất xơ và ít calo. Điều này rất tốt với mẹ bầu và hạn chế tình trạng tích tụ mỡ thừa, các mẹ có thể thêm vào thực đơn: bông cải xanh, súp lơ….
Đường là tác nhân hàng đầu gây ra tình trạng tích tụ mỡ thừa tại bụng của mẹ bầu. Vì thế mẹ bầu cần hạn chế tối đa lượng đường nạp vào cơ thể.
Đây là nguyên tắc cơ bản khi chị em muốn có một sức khỏe tốt trong suốt thai kỳ cũng như tránh tích tụ mỡ thừa vùng bụng. Tùy theo cơ địa, mỗi ngày mẹ bầu nên uống đủ nước khoảng 1,5-2 lít và không nên sử dụng các loại nước ngọt có gas
Không chỉ những người bình thường, việc ăn uống thường ngày của mẹ bầu cũng ảnh hưởng rất nhiều đến cân nặng và là tác nhân hàng đầu gây tích tụ mỡ. Chính vì thế, mẹ bầu nên xây dựng cho mình một chế độ ăn hợp lý, đảm bảo đủ sức khỏe nhưng không tích mỡ và tăng cân.
Vận động không chỉ giúp ích trong việc nâng cao sức khỏe cho mẹ và bé mà còn mang lại hiệu quả tốt trong việc ngăn chặn mỡ thừa tích tụ ở bụng. Tùy thuộc từng giai đoạn của thai kỳ, mẹ bầu sẽ có những bài vận động phù hợp, vì thế hãy tham khảo bác sĩ và các chuyên gia để lên cho mình một chế độ luyện tập vận động phù hợp.
Tuy nhiên cần lưu ý, ở giai đoạn cuối của thai kỳ, mẹ bầu không nên vận động mạnh mà cần dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn. Điều quan trọng nhất lúc này là sức khỏe của mẹ và bé, đảm bảo cơ thể mẹ sẵn sàng để “vượt cạn”.
Trên đây là những chia sẻ giải đáp việc bụng bầu ngồi có ngấn không. Mong rằng với những thông tin trên của Kiddihub mẹ bầu đã có những kiến thức hữu ích để yên tâm hơn trong thai kỳ của mình. Chúc mẹ bầu khỏe mạnh sinh bé và nhanh chóng lấy lại vóc dáng sau sinh!
KOS English Center: Đột phá tiếng Anh, chinh phục tương lai
Trung tâm Du học Asung có thực sự đáng tin cậy?
Hướng dẫn mua khóa học Udemy giá rẻ mới nhất
Anh ngữ Quốc tế Amslink - Bí quyết chinh phục tiếng Anh hiệu quả với công nghệ 4.0!
Vua Giày Hiệu – Điểm đến lý tưởng cho bố mẹ trẻ với giày Dior chất lượng, giá tốt
Bí Kíp Học Tốt Những Môn Đại Cương Hiệu Quả Cho Tân Sinh Viên
Tìm trường/trung tâm học tốt nhất cho con
03/10/2024
2833
Đọc tiếp
20/02/2023
2713
Đọc tiếp
20/02/2023
2585
Đọc tiếp
20/02/2023
2651
Đọc tiếp
20/02/2023
2466
Đọc tiếp
20/02/2023
2053
Đọc tiếp
20/02/2023
2613
Đọc tiếp
20/02/2023
6445
Đọc tiếp