Siêu ưu đãi đầu năm chỉ có trên KiddiHub

Giảm 100% học phí tháng đầu
0 giờ : 0 phút : 0 giây
Tìm kiếm bài viết

Bụng bầu kêu bụp bụp là do đâu? Có nguy hiểm không?

Đăng vào 10/01/2023 - 14:29:19

7324

Mục lục

Xem thêm

Bụng bầu kêu bụp bụp là do đâu? Có nguy hiểm không?

Bụng bầu kêu bụp bụp là một hiện tượng có nhiều mẹ bầu gặp phải trong quá trình mang thai và do nhiều nguyên nhân tạo nên. Đây không phải là một vấn đề quá nguy hiểm mà là một hiện tượng khá phổ biến. Tuy nhiên, đối với các mẹ bầu đang trải qua quá trình thai sản đầu tiên trong đời thì bụng kêu khi mang thai là điều mà các mẹ đáng lưu tâm. Để tìm hiểu sâu về vấn đề này, các mẹ, các bố hãy cùng Kiddihub theo dõi bài viết dưới đây nhé! 

1. Nguyên nhân chính khiến bụng bầu kêu bụp bụp

Hiện tượng bụng bầu kêu bụp bụp do nhiều nguyên nhân gây ra. Có thể là do hệ tiêu hóa của mẹ hoạt động kém, cơn gò tử cung và thường gặp hơn là do thai nhi nấc cụt trong bụng mẹ tạo nên. Thai nhi bị nấc cụt sẽ tạo nên những cú giật khiến vùng bụng dưới kêu ọc ọc khi mang thai. Khi đặt tay lên bụng, các mẹ bầu sẽ cảm thấy có tiếng gõ đều đều hoặc sẽ nghe thấy tiếng bụp bụp. 

bung-bau-keu-bup-bup
Khi đặt tay lên bụng mẹ bầu sẽ cảm thấy có tiếng gõ hoặc nghe thấy tiếng bụng bầu kêu bụp bụp

Mỗi cơn nấc cụt của thai nhi có thể kéo dài từ 3 phút đến 15 phút. Và một ngày bé có thể có đến 2 - 3 cơn nấc, khiến mẹ nghe thấy tiếng bụng bầu kêu ục ục. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ và hầu hết các thai nhi khi trong bụng mẹ đều có thể nấc cụt. Nhưng không có nghĩa là tất cả các thai nhi đều phải nấc cụt.

Tuy nhiên, bầu bụng kêu ục ục do thai nhi nấc cụt trong bụng mẹ cũng dễ bị nhầm lẫn với các cử động thai khác nên các mẹ cũng cần để ý kỹ. Để tìm hiểu sâu hơn về hiện tượng này hãy cùng Kiddihub tìm hiểu những phần tiếp theo bụng kêu ọc ọc khi mang thai của mẹ bầu nhé!

2. Bụng bầu kêu bụp bụp do thai nhi nấc cụt ở tuần thứ mấy?

Ở giai đoạn thứ hai của thai kỳ, mẹ bầu bắt đầu sẽ có những dấu hiệu mang thai bụng kêu lục bục rõ rệt. Các bé nằm trong bụng mẹ sẽ có nhiều động thái có phần “tinh nghịch”. 

Các con không chỉ xoay người, nhào lộn, đạp vào bụng mẹ mà các con còn bắt đầu biết biểu lộ cảm xúc khá thú vị như vui, buồn, …. Và nấc cụt cũng là một trong những động thái thường gặp ở kỳ thai giáo này.

bung-bau-keu-bup-bup
Nấc cụt là một trong những động thái thường gặp ở kỳ thai giáo, do quá trình thở tự nhiên của thai nhi.

Dựa theo thực tế thì thường các bé sẽ nấc cụt vào tuần thai thứ 9. Thế nhưng, thời điểm này mẹ bầu sẽ chưa cảm nhận được cơn nấc của con rõ rệt. Đến cuối quý 2, đầu quý 3 của thai kỳ thì các mẹ mới cảm nhận được rõ ràng hơn. 

Thai nhi nấc cụt không phải là một vấn đề quá lớn. Nhưng nếu những cơn nấc của các bé thường xuyên hơn, bụng bầu kêu bụp bụp to hơn thì các mẹ bầu hãy nên đi đến bác sĩ chuyên môn để kiểm tra nhé.

3. Biểu hiện của thai nhi bị nấc cụt như thế nào?

Trong thai kỳ mang thai, mẹ bầu có thể cảm nhận nhiều chuyển động khác nhau của bé, trong đó có cả nấc cụt. Đây là một phản xạ tự nhiên, thường xuất hiện từ giữa thai kỳ và kéo dài đến khi bé chào đời. Những nhịp giật nhẹ, đều đặn trong bụng chính là dấu hiệu đặc trưng của hiện tượng này.

a. Nhịp điệu

Khi thai nhi bị nấc cụt, mẹ bầu sẽ cảm nhận được những cơn co giật nhẹ ở vùng bụng dưới. Nếu đặt tay lên bụng, có thể nhận thấy những rung động đều đặn, tương tự như nhịp tim hoặc tiếng gõ nhịp nhàng. Khác với nấc cụt, thai máy (các chuyển động của thai nhi trong tam cá nguyệt thứ hai) và cử động thai (di chuyển của bé trong giai đoạn cuối thai kỳ) không có nhịp điệu cố định. Những cử động này có thể nhanh hoặc chậm, mạnh hoặc nhẹ và xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau, tùy thuộc vào tư thế và vị trí tay chân của bé.

b. Thời gian

Mỗi cơn nấc thường kéo dài từ 3 đến 15 phút và có thể xảy ra nhiều lần trong ngày. Một số mẹ bầu có thể nhận ra các cơn nấc của bé từ khá sớm, trong khi một số khác lại không nhận thấy điều này trong suốt thai kỳ. Việc không cảm nhận được thai nhi bị nấc không phải là dấu hiệu bất thường, vì vậy mẹ bầu không cần quá lo lắng.

c. Thời điểm

Nấc cụt có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày, không phân biệt sáng hay tối. Trong một số trường hợp, mẹ có thể quan sát thấy cử động nấc của bé thông qua hình ảnh siêu âm thai.

d. Mức độ

Ở tam cá nguyệt thứ hai, các cơn nấc cụt và thai máy đều khá nhẹ nhàng, không có sự khác biệt rõ rệt. Tuy nhiên, khi bước sang ba tháng cuối thai kỳ, thai máy trở nên mạnh mẽ hơn, đôi khi có thể thấy rõ bàn tay hoặc bàn chân bé in trên thành bụng mẹ. Ngược lại, những cơn nấc cụt vẫn giữ cường độ nhẹ, không gây khó chịu cho mẹ bầu.

4. Tại sao thai nhi nấc cụt trong bụng mẹ

Hầu hết các trường hợp thai nhi nấc cụt khiến bụng bầu kêu bụp bụp đều bình thường. Tuy nhiên, sẽ có những nguyên nhân khiến cho bé nấc cụt bất thường mà các mẹ bầu cần lưu ý sau đây:

a. Dây rốn quấn chặt 

Khi bắt đầu từ tuần 32, mẹ bầu sẽ cảm nhận thấy em bé có vẻ nấc cụt thường xuyên và với thời gian kéo dài hơn. Thì hiện tượng này có thể là do dây rốn bị chèn ép dẫn đến lượng oxy vận chuyển đến bị giảm khiến bé bị nấc cụt nhiều hơn. 

Hiện tượng này được xem là khá nguy hiểm. Nếu nó diễn ra trong một thời gian dài hoặc mẹ bầu phát hiện ra bất kỳ dấu hiệu bất thường nào thì nên đi đến các phòng khám, bệnh viện có chuyên khoa sản uy tín để thăm khám kịp thời. 

bung-bau-keu-bup-bup
Thai nhi nấc cụt trong bụng mẹ nhiều hơn, thời gian dài hơn có thể là do dây rốn quấn chặt

b. Một nguyên nhân khác khiến bé bị nấc cụt là do sự chuyển động bất thường của cơ hoành

Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến bé bị nấc cụt làm cho bụng bầu kêu bụp bụp. Tương tự như người lớn, các bé bị nấc trong bụng mẹ có thể là do sự chuyển động bất thường của cơ hoành. 

Lúc này, vì các cơ quan của các con chưa được phát triển hoàn thiện nên chưa thể cân bằng được nhịp nuốt. Vì vậy mà khi nuốt các bé sẽ thở ra, hút vào để đẩy ối ra bên ngoài. Điều này tạo nên tiếng nấc cụt.

c. Bé muốn chào đời

Ngoài ra, những tiếng nấc cụt của các bé trong bụng mẹ bầu cũng có thể là dấu hiệu cho biết con sắp được chào đời. Khi bụng mẹ bầu thấy giật giật, đặt tay lên bụng thì thấy có tiếng tim đập. Hiện tượng này thường dễ bị nhầm lẫn với hiện tượng thai máy. Tuy nhiên, nếu như khi mẹ nghe thấy tiếng bụng kêu bụp bụp rõ hơn thì có thể là em bé đang sẵn sàng chuyển bị chào đời.

Tham khảo thêm: Sôi bụng khi mang thai tháng cuối

bung-bau-keu-bup-bup
Những tiếng nấc cụt của các bé trong bụng mẹ bầu cũng có thể là dấu hiệu cho biết con sắp được chào đời

d. Bé tập bú trong bụng mẹ bầu

Có vẻ là tiếng nấc bắt nguồn từ việc các con đang chuẩn bị cho kỹ năng bú ti mẹ về sau. Điều này sẽ giúp bé sau khi chào đời có thể điều chỉnh được ngăn sữa và giảm tắc nghẽn phổi. Vì thế, nếu khi các mẹ sinh con ra nhận thấy trên mặt con có một vài vết đỏ nhỏ trên da thì có thể là do các con đã tập luyện kỹ năng bú mẹ. Các bé tập bú ngay trong bụng mẹ sẽ làm cho nấc cụt càng nhiều thêm.

5. Mẹ bầu cần làm gì khi bụng bầu kêu bụp bụp?

Nguyên nhân chính khiến cho bụng bầu kêu bụp bụp là do thai nhi nấc cụt thì hầu như không làm hại đến sức khỏe của các con và mẹ. Tuy nhiên, trường hợp thai nhi bị quấn dây rốn, nấc cụt xảy ra thường xuyên, mức độ mạnh hơn thì các mẹ cần lưu ý nên đến bệnh viện để thăm khám để tìm nguyên do cụ thể để tiến hành các bước tiếp theo bảo vệ thai nhi và mẹ bầu.

Trường hợp thai nhi nấc cụt, bụng bầu kêu thường xuyên, mức độ mạnh thì mẹ cần lưu ý đến bệnh viện để thăm khám

Một số các phương pháp sau đây nhằm hỗ trợ giúp cho thai nhi bớt nấc cụt trong bụng mẹ, các mẹ bầu cùng tham khảo ngay sau đây:

  • Giữ sức khỏe tinh thần lạc quan, vui vẻ, thoải mái bởi vì điều này không gây hại gì đến sự phát triển của bé. Không nên bi quan, ủ rủ, khóc lóc, buồn rầu ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.
  • Các mẹ bầu có thể thử thay đổi tư thế nằm. Đổi từ tư thế nằm thẳng sang nằm nghiêng, đang nằm nghiêng bên trái thì chuyển qua nằm nghiêng bên phải, hoặc đứng dậy đi lại, vận động nhẹ nhàng. Điều này sẽ giúp thai nhi cảm thấy dễ chịu hơn, tránh nấc cụt và cũng giúp mẹ không bị chuột rút.
  • Nên xây dựng một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học, đảm bảo bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và các sản phẩm bổ trợ như sữa cho mẹ bầu, các loại khoáng chất, vitamin. Điều này sẽ hỗ trợ các mẹ tăng sức khỏe cho hệ tiêu hóa; hấp thụ tốt dưỡng chất và ngăn ngừa chứng táo bón; tăng sức đề kháng, hỗ trợ hệ miễn dịch cho mẹ.

Tham khảo thêm: Uống sữa bầu bị tiêu chảy: Tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý

6. Một số câu hỏi thường gặp 

6.1 Nghe tiếng ục ục trong bụng khi mang thai có sao không?

Nghe tiếng ục ục trong bụng khi mang thai thường không phải là vấn đề đáng lo ngại. Đây có thể là dấu hiệu của các hoạt động tiêu hóa bình thường hoặc sự di chuyển của khí trong đường ruột do:

  • Hệ tiêu hóa hoạt động: Khi mang thai, hormone thay đổi có thể làm chậm quá trình tiêu hóa, gây đầy hơi, chướng bụng và điều đó sẽ khiến bụng kêu khi mang thai.
  • Bé cử động: Một số mẹ có thể nhầm lẫn tiếng ục ục với cử động của thai nhi, đặc biệt là khi bé di chuyển mạnh làm thay đổi áp lực trong bụng.
  • Nước ối dao động: Khi bé thay đổi tư thế hoặc mẹ uống nhiều nước, nước ối có thể dao động tạo ra âm thanh nhẹ.

Khi nào cần chú ý?
Nếu tiếng ục ục kèm theo đau bụng dữ dội, tiêu chảy, buồn nôn hoặc chướng bụng kéo dài, mẹ bầu nên đi khám để loại trừ các vấn đề tiêu hóa hoặc biến chứng thai kỳ.

6.2 Nguyên Nhân khiến bụng mẹ bầu kêu ọc ọc 3 tháng cuối? 

Trong 3 tháng cuối thai kỳ, hiện tượng bụng mẹ bầu kêu ọc ọc thường do các nguyên nhân sau:

Quá trình tiêu hóa chậm hơn

  • Hormone progesterone trong thai kỳ làm giãn cơ trơn, khiến thức ăn di chuyển chậm hơn qua dạ dày và ruột, dễ gây đầy hơi và tạo ra âm thanh ọc ọc.
  • Thai nhi phát triển lớn hơn, tạo áp lực lên dạ dày và ruột, làm không khí và chất lỏng di chuyển gây ra tiếng động.

Đói bụng hoặc tiêu hóa thức ăn

  • Khi đói, dạ dày co bóp mạnh hơn và tiết dịch tiêu hóa, gây ra tiếng kêu.
  • Sau khi ăn, hệ tiêu hóa hoạt động để phân giải thức ăn, cũng có thể tạo ra âm thanh.

Bé cử động và nước ối dao động

  • Khi bé xoay người hoặc di chuyển, nước ối cũng thay đổi theo, có thể tạo ra những tiếng động nhỏ trong bụng mẹ.
  • Đôi khi những chuyển động nhẹ nhàng của bé cùng khiến nước ối dao động.

Đầy hơi, chướng bụng

  • Sự chèn ép của thai nhi lên đường ruột làm khí trong ruột bị nén lại, di chuyển và tạo ra tiếng ọc ọc.
  • Một số thực phẩm dễ gây đầy hơi (như sữa, đồ ăn cay, nước có ga) cũng có thể khiến bụng mẹ phát ra âm thanh.

6.3 Bụng mẹ bầu kêu ọc ọc 3 tháng đầu có sao không?

Bụng bâu kêu ọc ọc khi mang thai 3 tháng đầu thường không đáng lo, do tiêu hóa chậm, đói bụng hoặc đầy hơi. Mẹ bầu nên ăn chậm, chia nhỏ bữa để giảm khó chịu. Nếu kèm đau bụng, tiêu chảy hoặc chướng bụng kéo dài, nên đi khám bác sĩ.

6.4 Bụng mẹ bầu kêu ọc ọc 3 tháng giữa có sao không?

Bụng kêu ọc ọc trong 3 tháng giữa thai kỳ thường không đáng lo ngại, bởi vì nguyên nhân chủ yếu là do hormone thai kỳ, đói bụng, hoặc đầy hơi, tiêu hóa chậm. Mẹ bầu nên ăn chậm, chia nhỏ bữa, tránh thực phẩm khó tiêu. Nếu kèm theo đau bụng, tiêu chảy, hoặc chướng bụng kéo dài, hãy đi khám bác sĩ để đảm bảo an toàn.

 

Trên đây là những chia sẻ bổ ích về bụng bầu kêu bụp bụp do thai nhi nấc cụt. Kiddihub hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp các mẹ, các bố có thể giữ cho thai nhi một sức khỏe tốt và mẹ bầu một tinh thần lạc quan để có một quá trình mang thai thuận lợi. Ngoài ra, nếu các bố, các mẹ muốn tìm hiểu thêm về các cẩm nang sinh con hữu ích khác thì hãy theo dõi Kiddihub để được cập nhật thường xuyên nhé! Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết và đừng quên tìm kiếm những kiến thức hữu ích khác tại Kiddihub nhé!

Bài viết liên quan

Bố mệnh Thủy mẹ mệnh Hỏa sinh con mệnh gì hợp? 

18/03/2025

484

Bố mệnh Thủy mẹ mệnh Hỏa sinh con mệnh gì hợp? 
Bố mệnh Thủy mẹ mệnh Hỏa sinh con mệnh gì hợp? Bố mệnh Thủy mẹ mệnh Hỏa tránh sinh con mệnh gì? Mệnh Thủy và mệnh Hỏa có hợp nhau không? Cùng Kiddihud tìm hiểu nhé!

Đọc tiếp

Chồng mệnh hỏa vợ mệnh mộc sinh con mệnh gì?

18/03/2025

1336

Chồng mệnh hỏa vợ mệnh mộc sinh con mệnh gì?
Chồng mệnh hỏa vợ mệnh mộc sinh con mệnh gì? Chồng mệnh Hỏa, vợ mệnh Mộc có hợp nhau không? Cùng Kiddihud tìm hiểu nhé các bạn!

Đọc tiếp

Bố mệnh Kim mẹ mệnh Thổ sinh con mệnh gì hợp?

18/03/2025

799

Bố mệnh Kim mẹ mệnh Thổ sinh con mệnh gì hợp?
Bố mệnh Kim mẹ mệnh Thổ sinh con mệnh gì hợp? Mệnh Kim và mệnh Thổ có hợp nhau không? Bố mệnh Kim mẹ mệnh Thổ cần tránh sinh con mệnh gì? Cùng tìm hiểu nhé!

Đọc tiếp

 Chồng Mệnh Hỏa Vợ Mệnh Kim Có Hợp Không?

17/03/2025

705

 Chồng Mệnh Hỏa Vợ Mệnh Kim Có Hợp Không?
Chồng Mệnh Hỏa Vợ Mệnh Kim Có Hợp Không? Chồng mệnh hỏa vợ mệnh kim sinh con mệnh gì hợp nhất? Cùng Kiddihud tìm hiểu nhé!

Đọc tiếp

Mệnh thổ và mệnh mộc có hợp nhau không?

17/03/2025

1084

Mệnh thổ và mệnh mộc có hợp nhau không?
Mệnh thổ và mệnh mộc có hợp nhau không? Chồng mệnh thổ vợ mệnh mộc có hợp nhau không? Chồng thổ vợ mộc sinh con mệnh gì? Cùng Kiddihud tìm hiểu nhé!

Đọc tiếp

Mệnh kim và mệnh thủy có hợp nhau không?

17/03/2025

2888

Mệnh kim và mệnh thủy có hợp nhau không?
Mệnh kim và mệnh thủy có hợp nhau không? chồng mệnh thủy vợ mệnh kim có hợp nhau không? Chồng mệnh kim vợ mệnh thủy sinh con mệnh gì? Cùng KiddiHud tìm hiểu nhé!

Đọc tiếp

Mệnh thổ và mệnh hỏa có hợp nhau không?

08/03/2025

2654

Mệnh thổ và mệnh hỏa có hợp nhau không?
Mệnh Thổ và mệnh Hỏa có hợp nhau không? Tìm hiểu mối quan hệ tương sinh, cách ứng dụng phong thủy, và mệnh con phù hợp để gia đình hòa hợp, hạnh phúc!

Đọc tiếp

Chồng mệnh mộc vợ mệnh kim có hợp nhau không?

08/03/2025

1066

Chồng mệnh mộc vợ mệnh kim có hợp nhau không?
Chồng mệnh mộc vợ mệnh kim có hợp nhau không? Tổng quan về mệnh mộc và mệnh kim trong phong thủy. Chồng mệnh mộc vợ mệnh kim sinh con mệnh gì?

Đọc tiếp

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • ...
  • Trang tiếp