Siêu ưu đãi đầu năm chỉ có trên KiddiHub
Giảm 100% học phí tháng đầuĐăng vào 10/01/2023 - 13:58:59
776
Mục lục
Xem thêm
Rất nhiều mẹ bầu thường hay sử dụng phương pháp xoa bóp bụng như một cách giao tiếp riêng với con. Tuy nhiên, xung quanh việc bụng bầu có bóp được không vẫn còn nhiều mẹ thắc mắc liệu có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ và thai nhi trong bụng hay không. Để trả lời các câu hỏi về vấn đề này, các bạn hãy cùng Kiddihub theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Nhiều chị em phụ nữ mang thai thường hay lo lắng và thắc mắc rằng không biết bụng bầu có bóp được không? Nhiều mẹ cũng lo lắng sợ việc sờ, ấn bụng bầu có thể gây ảnh hưởng và tác động không tốt đến em bé cùng cả sức khỏe của người mẹ bởi vùng da bụng của các bà bầu đã trở nên nhạy cảm hơn khi mang thai.
Trên thực tế, các mẹ hoàn toàn có thể ấn, sờ bụng bầu và có thể bóp nắn bụng bầu vào một số thời điểm an toàn trong giai đoạn thai kỳ. Việc sờ nắn, xoa bóp bụng bầu đúng cách với các phương pháp khoa học sẽ giúp hỗ trợ sự phát triển của thai nhi trong bụng, đồng thời cũng đem lại nhiều lợi ích cho mẹ trong quá trình mang thai và sinh con.
Các mẹ không cần phải quá quan ngại vấn đề sờ, ấn bụng bầu bởi việc xoa bóp và sờ nắn bụng bầu đúng cách sẽ mang lại rất nhiều tác động tích cực cho sức khỏe của cả hai mẹ con.
Cụ thể, xoa bóp bụng bầu trong điều kiện phù hợp sẽ giúp giảm cảm giác đau khi sinh cho các bà bầu, giảm khả năng sinh non và trẻ thấp bé nhẹ cân, kích thích máu huyết lưu thông tốt hơn. Đồng thời, xoa bóp bụng bầu đúng cách còn giúp các mẹ bầu thoải mái và dễ chịu về mặt tinh thần.
Không những vậy, trong những tháng ngày khi con yêu chưa chào đời, các mẹ thường xoa bóp và vuốt ve bụng bầu để có thể bày tỏ tình cảm, giao tiếp với bé. Việc xoa bóp, sờ bụng bầu sẽ là cầu nối hình thành sợi dây liên kết giữa mẹ và bé trong những giai đoạn đầu tiên khi con yêu hiện diện trên cuộc đời này.
Bên cạnh đó, xoa bóp bụng còn giúp các mẹ cảm nhận được sự chuyển động của con rõ hơn. Thai nhi từ giai đoạn giữa tam cá nguyệt thứ hai trở về sau có thể bắt đầu di chuyển theo cử động tay của mẹ, giúp hình thành và kích thích trí não phát triển cho bé.
Tham khảo thêm: Bà bầu tắm có được kỳ bụng không?
Bên cạnh việc thắc mắc bụng bầu có bóp được không, các mẹ cũng cần trang bị kiến thức về những phương pháp xoa bóp bụng bầu an toàn và đem lại hiệu quả cao cho cả hai mẹ con.
Đầu tiên, mẹ bầu cần thoa tay với các loại dầu hoặc kem để giúp bàn tay trở nên mịn màng, mềm mại, giúp tay dễ di chuyển hơn khi xoa bóp bụng.
Nếu sử dụng các loại dầu massage, mẹ nên lựa chọn kỹ càng những thương hiệu có thành phần từ tự nhiên như dầu bưởi, dầu hoa cúc,... nhằm hạn chế những vấn đề như mẩn ngứa, kích ứng và các ảnh hưởng không tốt tới thai nhi.
Tiếp theo, các mẹ cần thư giãn và lắc nhẹ tay để vận động cơ, bắt đầu lướt nhẹ sơ qua vùng da bụng, từ hai bên bụng di chuyển dần bàn tay vào giữa, nhẹ nhàng lướt đến vùng xương mu và đưa lên lại mỗi bên. Mẹ cần lặp lại tương tự với vùng da phía trên ngực và từ từ di chuyển xuống vùng da bụng.
Bạn nên hít thở đều và chậm, để thả lỏng đầu óc và thoải mái tinh thần. Trong quá trình xoa bóp, sờ nắn bụng bầu mẹ không nên áp quá chặt cả bàn tay lên bụng mà sử dụng linh hoạt các đầu ngón tay. Các mẹ không nên quá căng thẳng, hãy thả lỏng và nhẹ nhàng di chuyển tay, tránh tác động mạnh đến vùng da bụng.
Mẹ bầu không nên xoa bóp bụng quá lâu hoặc quá nhiều lần trong ngày, cũng không nên xoa bụng trong những khoảng thời kỳ quá nhạy cảm như ba tháng cuối thai kỳ. Việc xoa bóp bụng ở giai đoạn tam nguyệt cá thứ 3 sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe mẹ và bé. Khoảng thời gian phù hợp nhất cho việc xoa bóp, sờ bụng bầu là giai đoạn tam nguyệt cá thứ 2 (3 tháng giữa thai kỳ) và mẹ chỉ nên xoa bóp tối đa 5 phút mỗi ngày.
Bụng bầu có bóp được không, câu trả lời là có. Tuy nhiên, xoa bóp bụng bầu chỉ có lợi ích trong điều kiện thời điểm thai kỳ an toàn và phương pháp xoa bóp chuẩn khoa học, phù hợp với hai mẹ con. Ngược lại, sờ bụng bầu sai cách sẽ gây ra những tiêu cực không như mong muốn.
Đối với ba tháng đầu của thai kỳ, vì tử cung của các mẹ còn có nhiều nước ối nên thai nhi bên trong có thể di chuyển một cách vô cùng dễ dàng. Trong thời kỳ này, các bạn có thể sờ bụng bầu nhẹ nhàng để giao tiếp với con. Giai đoạn tam nguyệt cá thứ 2 em bé đã lớn hơn và đang trong quá trình phát triển, việc mẹ xoa bóp, massage bụng bầu sẽ hỗ trợ bé trong việc phát triển nhận thức, kích thích trí não.
Tuy nhiên, đến giai đoạn ba tháng cuối thai kỳ, thai nhi sẽ phát triển hơn, nước ối cũng trở nên ít đi. Việc bạn sờ nắn bụng bầu sẽ dễ có khả năng làm thai nhi di chuyển theo, vì vậy mà khi bạn sinh, bé sẽ không còn ở vị trí thuận lợi, gây khó khăn cho quá trình sinh con.
Việc sờ, ấn bụng bầu sai cách dễ gây ra nguy cơ dây rốn quấn cổ bé. Thậm chí, nếu dây rốn quấn cổ bé quá nhiều vòng sẽ ngăn cản quá trình truyền các chất dinh dưỡng quan trọng từ mẹ sang con, gây tắc nghẽn quá trình lưu thông máu cho cả mẹ và bé, nếu nghiêm trọng có thể gây ra tình trạng thai chết lưu.
Trong ba tháng cuối thai kỳ, tử cung của các bà bầu sẽ nhạy cảm hơn. Việc sờ nắn bụng bầu sẽ dễ làm tăng khả năng xuất hiện các cơn co thắt, quặn đau cho các mẹ, từ đó đứt nhau thai và các mẹ bầu có khả năng sinh non.
Tham khảo thêm: Bụng bầu bị va đập có sao không?
Đáp án cho câu hỏi bụng bầu có bóp được không là có, nhưng liệu rằng có phải mẹ bầu nào cũng có thể làm việc này? Việc xoa bóp vẫn có thể được thực hiện trong điều kiện phù hợp, tuy nhiên, không phải lúc nào bóp nắn bụng bầu cũng tốt và mang lại lợi ích. Các mẹ nên tham khảo các trường hợp cần nên tránh thực hiện việc sờ nắn bụng bầu dưới đây.
Giai đoạn ba tháng cuối thai kỳ là giai đoạn cực kỳ quan trọng. Các mẹ cần tránh sở, ấn bụng bầu, vì dễ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực như: vị trí thai nhi trong bụng ở vị trí không thuận lợi cho mẹ khi sinh, đứt nhau thai, sinh non.
Nếu mẹ có dấu hiệu của việc sinh non hoặc đã từng sinh non trước đây, hoặc thai nhi chết lưu trong bụng hay đã từng phá thai thì mẹ không nên xoa bóp vùng da bụng. Đối với các mẹ rơi vào trường hợp này, việc sờ nắn, xoa bóp bụng sẽ gây co thắt tử cung vốn đã nhạy cảm và làm tăng khả năng sinh non.
Nhau thai tiền đạo là tình trạng vị trí nhau thai bất thường, che đi một phần hoặc toàn bộ cửa tử cung của mẹ sẽ khiến em bé khó thay đổi vị trí thuận lợi cho mẹ khi sinh. Mẹ bầu nào bị hiện tượng nhau tiền đạo tốt nhất không nên sờ bóp bụng nhiều vì sẽ gây ra các tình huống bất lợi như ngôi thai không thuận, xuất huyết, suy thai, sinh non,....
Nếu thai nhi trong bụng mẹ di chuyển quá nhiều, việc sờ bóp bụng sẽ làm kích thích bé di chuyển càng nhiều hơn, gây ra khả năng động thai, thậm chí nếu tình hình nặng hơn sẽ gây sảy thai.
Trong bài viết trên, Kiddihub đã chia sẻ và bổ sung thêm kiến thức cho các mẹ trong cẩm nang sinh con về vấn đề bụng bầu có bóp được không. Phụ nữ mang thai tốt nhất nên trang bị cho mình những kiến thức hữu ích trong quá trình thai nhi phát triển nhằm đảm bảo sức khỏe cho cả hai mẹ con. Mong rằng với những kiến thức trên sẽ giúp các mẹ có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh!
18/03/2025
509
Đọc tiếp
18/03/2025
1389
Đọc tiếp
18/03/2025
859
Đọc tiếp
17/03/2025
751
Đọc tiếp
17/03/2025
1200
Đọc tiếp
17/03/2025
3121
Đọc tiếp
08/03/2025
2895
Đọc tiếp
08/03/2025
1104
Đọc tiếp