Tìm kiếm bài viết

Để xây dựng mối liên kết tốt giữa bố và mẹ (Phần 2)

Đăng vào 25/01/2023 - 07:40:00

190

Mục lục

Xem thêm

    Để xây dựng mối liên kết tốt giữa bố và mẹ (Phần 2)Bí quyết làm lành Việc đôi bên đều làm luật với nhau và định sẵn c...

    Để xây dựng mối liên kết tốt giữa bố và mẹ (Phần 2)

    Để xây dựng mối liên kết tốt giữa bố và mẹ (Phần 1)
    Bí quyết làm lành


     Việc đôi bên đều làm luật với nhau và định sẵn cách làm lành trước những cuộc xích mích vợ chồng là rất có ích đấy. Ví dụ, khi cãi vã thì không được bới móc điểm yếu của đối phương, không cãi nhau trước mắt con, ai cười trước là thua - không được cãi nữa,... chẳng hạn. Cũng có ông bố đã chia sẻ rằng "Mỗi khi chuẩn bị nói những chuyện dễ dẫn đến cãi nhau ấy, thì tôi không nói ở nhà, mà sẽ đi ra nhà hàng để nói. Lúc ấy tôi sẽ giữ bình tĩnh tốt hơn".

    Khi mới cãi nhau xong, rất khó để biết được thời điểm nào để làm lành. Tôi khuyên các bạn, nếu thấy khó nói lời xin lỗi với vợ thì có thể mua hoa cho cô ấy xem sao. Đây cũng là một cách làm lành mà không cần dùng đến lời nói đấy.

    đừng quên để trẻ nhìn thấy được bạn đang cố gắng bù đắp cho mẹ chúng sau cuộc cãi vã nhé. Con trẻ sẽ rất thích nhìn thấy bố mẹ thân thiết, gần gũi với nhau đấy.

    Tuyệt đối không được có hành vi bạo lực

    Điều tuyệt đối không được làm, kể cả cảm xúc dâng cao mãnh liệt trong những cuộc cãi vã, đó là bạo lực với vợ. Những hành vi mang tính bạo lực với bạn đời, bất kể là về mặt thể xác, ngôn từ hay tình dục; đều được gọi là bạo lực gia đình. Có rất nhiều phụ nữ đang phải chịu đựng BLGĐ trong xã hội. Đây là điều mà một người cha, người chồng, hoặc một người bình thường tuyeejt đối không được phạm phải. Trong hôn nhân ở Âu Mỹ, có những đôi vợ chồng quyết định ly hôn chỉ vì một cánh tay được giơ lên.

    Ngoài việc gây tổn hại về thể chất và tinh thần cho nạn nhân, bạo lực gia đình còn có thể để lại tổn thương sâu sắc cho con trẻ nếu phải chứng kiến. Khi nhìn thấy mẹ bị đánh mắng, chúng cảm thấy rằng "Có phải là mình hư nên mẹ bị đánh không?". Ngoài ra nó cũng gây ra suy nghĩ ở trẻ rằng, nếu không thích điều gì thì dùng bạo lực giải quyết là được.

    Cần quan tâm đến khủng hoảng sau sinh!

    Dù khi kết hôn nhiều người đều mơ về cuộc sống gia đình hạnh phúc, nhưng tiếc rằng vẫn có những trường hợp phải kết thúc bằng ly hôn. Tại Nhật Bản, có khoảng 230.000 cặp đôi ly hôn mỗi năm (Theo Điều tra dân số năm 2012 của Bộ Y Tế, Lao động và Phúc lợi). Số đám cưới trung bình mỗi năm là 670.000; vậy nên chỉ bằng một phép tính ta đã thấy được rằng một phần ba số cặp đôi vẫn sẽ chia tay sau khi kết hôn. Trong những năm gần đây, trường hợp hôn nhân trục trặc sau khi vợ sinh con cũng tăng lên, và người ta gọi nó là "Khủng hoảng sau sinh".

    Các bà mẹ mới sinh con với thể chất và tâm lý còn chưa phục hồi, lại phải rất tỉ mỉ trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh. Thời điểm đó, nếu người bố không hỗ trợ trong lời nói hay hành động thì người mẹ sẽ bị tổn thương rất nhiều. Thậm chí nhiều năm sau, người mẹ vẫn sẽ giữ mãi sự tủi thân đó "Lúc em vất vả nhất thì anh không giúp được cái gì hết!".

    Trong giai đoạn mới sinh, các ông bố nên chủ động chăm con và làm việc nhà, thấu hiểu và hỗ trợ vợ nhiều nhất có thể. Bằng cách đó, những người mẹ mới có cảm giác được yêu thương và tin tưởng với chồng, và có thể vượt qua những khủng hoảng sau sinh.

    Tích cực chăm sóc con là chính hàng rào phòng chắn ly hôn

    Khi tích cực tham gia nuôi dạy con, mối quan hệ vợ chồng sẽ khăng khít hơn và bản thân người cha cũng sẽ được hưởng lợi. Theo nghiên cứu của Yoshiki Atsumi thuộc Viện Nghiên cứu Quản lý Tore, sau khi sinh con, tình yêu của người vợ đều dồn cho con và tình yêu dành cho chồng sẽ bị phai nhạt đi. Tuy nhiên, nếu người chồng tham gia chăm sóc con từ lúc còn sơ sinh thì tình cảm vợ chồng sẽ dần dần được khôi phục trở lại. Trái lại, nếu họ không tham gia, tình cảm đôi bên sẽ liên tục giảm sút. 

    Nhìn vào tỷ lệ phụ nữ trả lời "Có" trong câu hỏi "Đã từng nghĩ đến chuyện sẽ ly hôn với chồng chưa?" ta có thể thấy nguy cơ ly hôn trong nhóm giảm sút tình cảm (72%) lớn hơn đến 180 lần so với nhóm phục hồi tình cảm (0.4%).

    Cũng có thể thấy được, việc người chồng tích cực chăm sóc con cái có thể là rào chắn hữu hiệu trong vòng 20 năm trước những cuộc ly hôn sau sinh.

    Bạn dùng từ gì để gọi bạn đời của mình?

    Trong sách này tôi thường dùng cách nói "người mẹ, người vợ", nhưng trong những cuộc nói chuyện với bạn bè đồng nghiệp của bạn, bạn gọi bạn đời của mình là gì? Bạn gọi cô ấy là "mẹ bọn trẻ" hay "vợ tôi"?

    Ngoài ra có rất nhiều cách gọi như "bà xã" "nhà tôi". Các ông bố ngày xưa thường gọi vợ mình là "đằng ấy nhà tôi", nhưng bây giờ chẳng ai gọi như vậy cả. Về mặt từ ngữ mà nói, cũng có nhiều phụ nữ không thích bị gọi là "vợ" đâu. Sao bạn không thử hỏi xem, vợ bạn muốn bạn gọi cô ấy là gì trong những cuộc nói chuyện với người khác?

     Thử gọi vợ mình bằng tên xem sao?

    Khi nói chuyện với vợ, hãy gọi tên cô ấy nhé. Không phải gọi là "mẹ nó ơi", mà hãy gọi bằng cái tên thật mật mà bạn đã gọi cô ấy hồi còn yêu nhau, gọi bằng nickname cũng được

    Cũng có những phụ nữ cảm thấy không thoải mái khi bị gọi là "mẹ cháu ..." hay "mẹ nó", và không được coi như một người phụ nữ độc lập. Các ông bố cũng thử nghĩ lại xem, thỉnh thoảng được người xung quanh gọi là "bố cháu ..." thì cũng vui, nhưng đi đâu cũng bị gọi là "bố nó" thì có khó chịu không nào?

    Tôi muốn những ông bố đừng gọi vợ mình là "mẹ nó" nữa, mà hãy gọi họ bằng tên, với tất cả tôn trọng dành cho họ. Những người chồng đều có ước mơ và những điều mình muốn làm, tất nhiên là những người mẹ cũng vậy. Hãy ủng hộ cô ấy như một người phụ nữ trưởng thành, để cô ấy có thể tỏa sáng trong cuộc sống của mình nhé.

     

     

    “Để xây dựng mối liên kết tốt giữa bố và mẹ (phần 2)” là nội dung độc quyền trong cuốn sách “Sách giáo khoa của ông bố mới (新しいパパの教科書)” của Tập đoàn Gakken Holdings. Dưới đây là một số thông tin về tác giả và dịch giả tại Việt Nam của cuốn sách này:

    Dịch giả của cuốn sách tại Việt Nam

    VŨ VĂN TÙNG,

    là diễn giả, chuyên gia công nghệ hàng đầu trong lĩnh vực giáo dục mầm non việt nam. Hiện đang là nhà sáng lập của nền tảng công nghệ tìm trường KiddiHub - giúp hàng triệu phụ huynh tìm trường mỗi năm, là giảng viên bộ môn digital marketing tại trường FPT Polytechnic, là dịch giả các cuốn sách về nuôi dạy con.

    Thông tin liên hệ tại đây: https://www.facebook.com/vutungceokiddihub

    Bài viết liên quan

    Dùng chính cơ thể để vui chơi 

    02/06/2023

    732

    Dùng chính cơ thể để vui chơi 
    Chúng ta nên bắt đầu với việc nô đùa. Với những bố lo lắng không biết nên chơi với con ra sao, hãy bắt đầu bằng việc đến...

    Đọc tiếp

    Những trò chơi để con thêm yêu bố 

    02/06/2023

    730

    Những trò chơi để con thêm yêu bố 
    Vui chơi để gắn kết tình cha conChắc hẳn có nhiều ông bố không biết nên làm gì khi ở một mình cùng con nhỉ. Trong những ...

    Đọc tiếp

    Công thức nhập môn “Chuẩn cơm bố nấu” 

    02/06/2023

    744

    Công thức nhập môn “Chuẩn cơm bố nấu” 
    Dưới đây, tôi sẽ giới thiệu cách làm hai món ngon không dầu mỡ, dành cho các bà mẹ trước và sau sinh. Cách làm Ngâm rong...

    Đọc tiếp

    Bắt đầu với việc thay bỉm 

    02/06/2023

    723

    Bắt đầu với việc thay bỉm 
    Những điểm cần chú ý khi thay bỉm cho con Kiểm tra sức khoẻ của con từ màu phân Phân và nước tiểu là thước đo sức khoẻ c...

    Đọc tiếp

    Bài học tài chính cho người cha kiểu mới 

    10/04/2023

    819

    Bài học tài chính cho người cha kiểu mới 
    Đối mặt với kế hoạch cuộc sống sau khi sinh con Nếp sống của một người sẽ thay đổi hoàn toàn sau khi có con. Trước khi c...

    Đọc tiếp

    [29] Những gợi ý về món ăn bố nấu

    03/07/2023

    979

    [29] Những gợi ý về món ăn bố nấu
    Sau 3 tiếng là tui đã làm được nè!Từ "đàn ông" biến thành "bố" chính là lúc nên bắt đầu nấu ăn Bạn có biết đồ ăn "bố nấu...

    Đọc tiếp

    Thử thách dần với việc cho con ăn

    23/06/2023

    737

    Thử thách dần với việc cho con ăn
    Vỗ ợ cho bé sau khi uống sữa là trách nhiệm của ba! Cho con bú không chỉ là trách nhiệm của mẹ. Kể cả khi không trực tiếp

    Đọc tiếp

    [Bài giảng đặc biệt] Tất tần tật về việc đi tắm

    12/06/2023

    820

    [Bài giảng đặc biệt] Tất tần tật về việc đi tắm
    Sau nhiều năm kinh nghiệm tại 6 vị trí khác nhau tại công ty Fuji Xerox, Watami và Điện lực Tokyo; ông quyết định chuyển

    Đọc tiếp

    • 1
    • 2
    • 3
    • 4
    • 5
    • >
    • >>