Tìm kiếm bài viết

Vai trò của người bố khi mẹ sinh con

Đăng vào 22/02/2023 - 08:06:00

343

Mục lục

Xem thêm

Vai trò của người bố khi mẹ sinh con Gia đình bạn có về quê sinh con không? (Hoặc có dự định không?)Với những người đ...

Vai trò của người bố khi mẹ sinh con

Về quê sinh hay sinh tại thành phố hiện tại?

Chắc hẳn có nhiều người băn khoăn rằng có nên về quê sinh con hay không. Theo Fathering Japan, chúng tôi khuyến khích các cặp vợ chồng sinh con tại thành phố mà họ sinh sống và làm việc. Tất nhiên cũng có trường hợp người bố bận rộn công việc thì việc về quê sinh sẽ hợp lý hơn. Nhưng nếu có thể, người bố cũng nên xin nghỉ thai sản và cùng với vợ mình bắt đầu cuộc sống chăm sóc và nuôi dạy con cái.

Khi mẹ về nhà sinh con thì hiển nhiên là sẽ có bà ngoại - người có thâm niên nuôi dạy con bên cạnh. Bà sẽ chuẩn bị bữa ăn và hỗ trợ nhiều việc khác, và giúp đỡ được rất nhiều cho mẹ. Tuy nhiên, nếu xa bố trong một thời gian dài, khả năng chăm sóc con của mẹ sẽ tiến bộ rất nhiều lần. Khi trở về nhà, sự chênh lệch sẽ là rất rõ ràng. Lúc này, dù bố có cố gắng để giúp đỡ đi nữa thì cũng chỉ vướng víu và làm mẹ cảm thấy sốt ruột hơn mà thôi. Bất cứ thứ gì cũng cần có khởi đầu tốt đẹp. Nhất định hai bố mẹ phải cùng nhau bắt đầu cuộc sống chăm sóc và nuôi dạy con nhé.

Khi ngày sinh đến gần, hai vợ chồng cần bàn bạc kĩ càng với nhau

Khoảng nửa cuối tháng thứ 8 hoặc thứ 9 của thai kỳ, các mẹ nên bắt đầu chuẩn bị đồ đạc để nhập viện. Hai vợ chồng hãy thảo luận với nhau xem khi bắt đầu đau đẻ thì bố sẽ chở đi bằng ô tô, hay đi taxi, hay nhỡ bố đi làm vắng nhà thì sẽ làm thế nào nhé.

Hãy làm rõ luôn với nhau về cả những việc ở nhà khi mẹ đang nằm viện. Những việc nhà mà bình thường lúc nào mẹ cũng làm cho như đổ rác, giặt là... nhiều hơn bố tưởng tượng rất nhiều đấy. Nếu bạn là kiểu ông bố phó mặc cho mẹ tất cả việc nấu nướng như bát đĩa, cốc chén, gia vị hay thực phẩm dự trữ; thì đây cũng là cơ hội tốt để bạn nắm bắt được tình hình đấy.

Khi vợ sinh, bố nên "đứng cùng" chứ không phải "đứng nhìn"


Tôi đặc biệt khuyên các bố nên đến bên mẹ khi họ lâm bồn. Bởi vào thời khắc một sinh mệnh mới chào đời, bạn sẽ thấy rất cảm kích và "công tắc làm bố" sẽ được kích hoạt. Bạn sẽ thấy yêu hơn đứa con mới chào đời, và thương hơn người mẹ vừa sinh ra một sinh linh mới đó.

Tuy nhiên cũng có trường hợp bố đã định đến phòng sinh cùng vợ rồi nhưng lại bị bệnh viện từ chối vì "Không tham gia khóa học cho bố mẹ trước sinh". Nếu muốn ở cạnh vợ lúc sinh, nhớ phải kiểm tra với bệnh viện trước. Tất nhiên là phải thảo luận với mẹ đầu tiên. Có những mẹ sẽ nghĩ là "Lúc chuyển dạ thì ở cùng cũng được, nhưng lúc sinh thì thôi", nên cũng đừng cưỡng ép quá.

Nói là đứng cùng vợ khi sinh con, nhưng nếu chỉ có mặt ở địa điểm đó, cầm máy ảnh hoặc máy quay thì cũng chỉ là "đứng xem" mà thôi. Sự quan tâm của bố dành cho mẹ sẽ được thể hiện rất rõ ràng vào lúc lâm bồn. Bản thân người mẹ khi đang vật lộn với cơn đau, sẽ chẳng có tâm trí đâu mà quan tâm xem bố có chăm lo mình hay không. Có thể là bạn đang cố làm điều gì cho vợ, nhưng cô ấy cũng sẽ gạt đi một cách rất khó chịu bởi còn đang phải chịu đựng cơn đau. Hãy hỏi xem vợ cảm thấy thế nào và hỗ trợ. Nếu vợ nóng thì hãy quạt mát hoặc chuẩn bị đồ uống, nếu đau lưng thì hãy ấn lưng là được.

Thời gian vợ chồng xa nhau vì về quê sinh con

Sau khi sinh, nếu người mẹ ở bệnh viện gần nhà thì bố có thể qua lại chăm nom sau giờ làm; tuy nhiên nếu về quê thì chỉ có thể về thăm tuần 1 lần. Nếu quê xa, có khi sinh cả tháng trời mà bố vẫn chưa gặp được con đấy.

Việc bạn sử dụng thời gian xa cách này sẽ có ý nghĩa rất lớn trong quan hệ vợ chồng và cả việc chăm sóc con sau này nữa. Dù không gặp được nhau, bạn cũng nên thường xuyên hỏi han "Hôm nay em thấy thế nào?" "Người có khó chịu chỗ nào không?". Thời buổi này một cuộc điện thoại là quá dễ dàng, dùng tin nhắn hay lên mạng xã hội là có thể tương tác với nhau được; nên "Bận lắm không hỏi thăm được" chỉ là ngụy biện mà thôi. Thước đo tình cảm của người bố sẽ được thể hiện rõ ràng qua việc anh ta quan tâm và hỏi thăm tình hình vợ con của mình.

Việc bạn phản ứng với những tấm ảnh em bé mà vợ gửi, hay những chia sẻ về tình trạng sức khỏe của vợ cũng là rất quan trọng nhé. "Xem rồi nhưng không trả lời gì cả..." thì người mẹ sẽ rất buồn đấy. Vì cân bằng hormone sau sinh của mẹ đã bị xáo trộn sau khi sinh, nên tâm lý của họ nhiều khi lại rất nhạy cảm. Đặc biệt là khi mới sinh, bố phải tích cực giao tiếp với mẹ nhé. Nếu bạn suốt ngày nhậu nhẹt với tâm lý "Độc thân đến khi vợ về nhà", rồi không liên lạc gì với vợ, thì đường tình cảm giữa hai người sẽ đi xuống rất nhiều đấy.

Hoảng hốt vì con khóc đêm

Không hề hiếm những em bé ngủ ngoan ngoãn, say sưa lúc ở bệnh viện, nhưng về đến nhà một cái là quấy khóc liên tục, không chịu ngủ, hoặc đêm đến mới khóc.

Các bố nên tuyệt đối tránh việc nói rằng "Anh không ngủ được thì không đi làm được, nên anh sẽ sang phòng khác ngủ" nhé. Tất nhiên trừ trường hợp là hôm sau bạn có việc rất quan trọng. Mẹ bé cũng là lần đầu tiên chiến đấu với những cơn khóc đêm của con, nên bố phải cố gắng cùng với mẹ nhé. Có nhiều ông bố lúc con lớn rồi mới nói rằng "Lúc mày quấy buổi đêm, bố cứ giả vờ ngủ đấy". Giá trị nằm ở chỗ người bố cùng mẹ cố gắng, chăm trẻ và vượt qua những điều khó khăn.

Trẻ khóc vì rất nhiều lý do, như đói bụng, bị ướt mông, nóng, lạnh, khó chịu, muốn bế... Có nhiều trường hợp vì ban ngày được chiều chuộng nên ban đêm mới khóc. Cũng có những trẻ khóc mà chẳng cần lý do gì cả. Trẻ sẽ có cảm giác được thỏa mãn nếu được bế khi khóc, và từ đó sinh ra cảm giác an toàn. Nên hãy cố gắng bế con nhiều nhất có thể nhé.

Nếu chỉ có mẹ bế bé thì sẽ rất vất vả, nên cả bố cũng hãy cố gắng bế con nữa nhé. Lúc đầu có thể bố có thể không biết bế, nhưng chỉ vài lần là sẽ giỏi thôi!

Bài viết liên quan

Dùng chính cơ thể để vui chơi 

02/06/2023

728

Dùng chính cơ thể để vui chơi 
Chúng ta nên bắt đầu với việc nô đùa. Với những bố lo lắng không biết nên chơi với con ra sao, hãy bắt đầu bằng việc đến...

Đọc tiếp

Những trò chơi để con thêm yêu bố 

02/06/2023

725

Những trò chơi để con thêm yêu bố 
Vui chơi để gắn kết tình cha conChắc hẳn có nhiều ông bố không biết nên làm gì khi ở một mình cùng con nhỉ. Trong những ...

Đọc tiếp

Công thức nhập môn “Chuẩn cơm bố nấu” 

02/06/2023

737

Công thức nhập môn “Chuẩn cơm bố nấu” 
Dưới đây, tôi sẽ giới thiệu cách làm hai món ngon không dầu mỡ, dành cho các bà mẹ trước và sau sinh. Cách làm Ngâm rong...

Đọc tiếp

Bắt đầu với việc thay bỉm 

02/06/2023

718

Bắt đầu với việc thay bỉm 
Những điểm cần chú ý khi thay bỉm cho con Kiểm tra sức khoẻ của con từ màu phân Phân và nước tiểu là thước đo sức khoẻ c...

Đọc tiếp

Bài học tài chính cho người cha kiểu mới 

10/04/2023

813

Bài học tài chính cho người cha kiểu mới 
Đối mặt với kế hoạch cuộc sống sau khi sinh con Nếp sống của một người sẽ thay đổi hoàn toàn sau khi có con. Trước khi c...

Đọc tiếp

[29] Những gợi ý về món ăn bố nấu

03/07/2023

975

[29] Những gợi ý về món ăn bố nấu
Sau 3 tiếng là tui đã làm được nè!Từ "đàn ông" biến thành "bố" chính là lúc nên bắt đầu nấu ăn Bạn có biết đồ ăn "bố nấu...

Đọc tiếp

Thử thách dần với việc cho con ăn

23/06/2023

733

Thử thách dần với việc cho con ăn
Vỗ ợ cho bé sau khi uống sữa là trách nhiệm của ba! Cho con bú không chỉ là trách nhiệm của mẹ. Kể cả khi không trực tiếp

Đọc tiếp

[Bài giảng đặc biệt] Tất tần tật về việc đi tắm

12/06/2023

815

[Bài giảng đặc biệt] Tất tần tật về việc đi tắm
Sau nhiều năm kinh nghiệm tại 6 vị trí khác nhau tại công ty Fuji Xerox, Watami và Điện lực Tokyo; ông quyết định chuyển

Đọc tiếp

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • >
  • >>