Siêu ưu đãi đầu năm chỉ có trên KiddiHub

Giảm 100% học phí tháng đầu
0 giờ : 0 phút : 0 giây
Tìm kiếm bài viết

[23] Suy nghĩ về an toàn của gia đình và con trẻ

Đăng vào 01/05/2023 - 08:00:00

255

Mục lục

Xem thêm

[23] Suy nghĩ về an toàn của gia đình và con trẻ

Những người bạn đáng tin cậy của ba mẹ trong các tình huống bất trắc

Khi thảm hoạ kép xảy ra vào năm 2011, trận địa chấn đã gây ảnh hưởng lớn trên khắp khu vực Tohoku và Kanto, khiến hệ thống giao thông thủ đô bị tê liệt và nhiều người rơi vào cảnh không thể về nhà. Trong thời gian trẻ em ở những điểm lánh nạn xa nhà, đường dây điện thoại bị cắt khiến những ông bố, bà mẹ ở xa không khỏi lo lắng về an nguy của con mình ở trường.

Những lúc như vậy, những người bạn ở địa phương đã báo cho các bố mẹ biết các con vẫn an toàn. Những ông bố bà mẹ đó còn chăm sóc, nấu ăn cho trẻ như chính con ruột của mình. Và câu chuyện cảm động đó đã được chia sẻ trên mạng xã hội Twitter sau thảm hoạ.

Cộng đồng địa phương chính là mạng lưới an toàn cho các bé

Trong những tình huống bất trắc, kết nối cộng đồng chính là cách xoa dịu mọi lo lắng của các bố mẹ mà không hệ thống phòng ngừa thảm hoạ nào có thể thay thế được. 

Kết nối cộng đồng được xây dựng từ những hoạt động thường ngày. Ngoài việc tham gia vào các sự kiện và lễ hội địa phương, những hành động đơn giản như chào hỏi hay bắt chuyện với hàng xóm cũng có thể góp phần xây dựng mạng lưới an toàn bảo vệ con trẻ trong trường hợp khẩn cấp.

Ngoài ra, khi con đã đủ lớn, nên tạo lập những quy tắc trong gia đình, ví dụ như thống nhất về nơi sơ tán và nơi tập hợp khi các thành viên đang ở nhiều nơi khác nhau.

Chuẩn bị ứng phó với thảm họa tại nhà chính là vai trò của bố

Đặc biệt với những gia đình có con nhỏ, các ông bố cần có trách nhiệm giữ an toàn cho căn nhà của mình khi thiên tai ập đến. Cần cố định các kệ tủ để tránh đổ vỡ, đặc biệt nếu có trẻ sơ sinh thì phải đảm bảo đồ đạc không rơi xuống khi động đất.

Ngoài ra, hãy chuẩn bị một túi đồ trong trường hợp khẩn cấp. Trong kho dự trữ có nhiều vật nặng như nước và đồ ăn, vì vậy các bố nên chủ động chuẩn bị. Người ta cho rằng nên cần chuẩn bị đồ đủ cho 3 ngày, để chờ đội cứu hộ tới trong trường hợp xảy ra thiên tai. Tất nhiên, trong quá trình chuẩn bị, bố có thể bàn bạc với mẹ về những đồ dùng cần thiết thay vì tự mình làm mọi thứ.

Nắm chặt tay, đưa con đi dạo khắp phố phường.

Cùng con đi dạo quanh khu phố thường xuyên là rất quan trọng. Bố hãy cùng con đi bộ tới trường, tới khu vui chơi hay bất cứ nơi nào con hay chơi đùa. Hãy chỉ cho con những nơi mà bạn cảm thấy nguy hiểm. Bạn cũng nên dạy con rằng khi thấy nguy hiểm, hãy nhờ giúp đỡ ở những cửa tiệm những cửa hàng gần đó, hoặc những địa điểm có dán nhãn "Đường dây nóng 110 dành cho trẻ em".

Với các gia đình sống ở chung cư có thang máy, khi con sử dụng thang máy một mình, cần dặn con đứng càng gần lối vào càng tốt để có thể ra ngoài ngay nếu có người khả nghi bước vào. Ngoài ra, trong trường hợp có động đất, cần dặn con ấn nút tất cả các tầng để có thể ra khỏi thang máy ở tầng gần nhất. Các bố mẹ nên cùng con tích cực tham gia các buổi diễn tập thảm họa ở địa phương.

Vui chơi thoả thích, đi dạo khắp nơi

Trong phòng chống thiên tai, thể lực tốt là điều rất cần thiết để thoát thân. Vì vậy, cha mẹ và các con nên thường xuyên ra ngoài vui chơi và đi bộ càng nhiều càng tốt.
Ngày nay, hầu như mọi con đường đều được trải nhựa và các con thường không quen đi trên những con đường gập ghềnh. Khi thảm họa xảy ra, các con có thể phải đi trên những con đường gồ ghề và thiếu chỗ đặt chân, vì vậy bố mẹ hãy dắt con đến chơi ở những nơi có bề mặt khó di chuyển như ven sông hay đường đồi gần nhà.
Để đi bộ trên địa hình gồ ghề, cần chắc chắn mình có chỗ đặt chân an toàn và có thể tự giữ thăng bằng. Một số khu vực còn có thể tập di chuyển khi đang cầm vật gì đó.

Đảm bảo con được kiểm tra y tế và tiêm phòng đầy đủ.

Ngoài phòng chống thảm họa, chăm sóc sức khỏe hàng ngày cũng vô cùng quan trọng. Dù ta có cẩn thận đến đâu cũng khó mà tránh khỏi việc bị ốm hoặc bị thương. Tuy nhiên, nếu có thể duy trì tốt nhịp sinh hoạt và giữ cho cơ thể khoẻ mạnh, thì dù bị ốm hay bị thương cũng không quá nghiêm trọng. Vì vậy, điều quan trọng đối với cả cha mẹ và con cái, chính là duy trì nhịp sinh hoạt và rèn luyện thể chất tốt. 

Trẻ em sẽ được chính quyền địa phương khám sức khỏe định kỳ miễn phí, vì vậy hãy nhớ đưa con đi kiểm tra nhé. Trong lúc khám này, cha mẹ nên chia sẻ những thắc mắc về nuôi dạy con. Nếu là khám sức khoẻ cho trẻ sơ sinh, có rất nhiều việc cần làm như thay tã cho con, và cũng có nhiều thông tin hữu ích nữa. Vì vậy bố hãy cùng mẹ đưa con đến cơ sở y tế nhé.

Bố mẹ cũng đừng tiêm phòng cho con. Nhất là khi con còn nhỏ, dù số mũi tiêm khá nhiều nhưng đó là cách để bảo vệ con khỏi những bệnh nghiêm trọng. Hiện nay, mọi người không còn tập trung tại hội trường lớn để tiêm vắc-xin nữa, mà chuyển sang hình thức phiếu tiêm do thành phố phát để tiềm tại các cơ sở gần nhà. Nếu bố không chắc chắn về lịch tiêm hoặc thời điểm tiêm, hãy hỏi kĩ các bác sĩ nhi khoa nhé.

“Suy nghĩ về an toàn của gia đình và con trẻ” là nội dung độc quyền trong cuốn sách “Sách giáo khoa của ông bố mới (新しいパパの教科書)” của Tập đoàn Gakken Inc. Dưới đây là một số thông tin về tác giả và dịch giả tại Việt Nam của cuốn sách này:


Bài viết liên quan

Không có bài viết nào

Hiện chưa có bài viết cho chủ đề này