Siêu ưu đãi đầu năm chỉ có trên KiddiHub

Giảm 100% học phí tháng đầu
0 giờ : 0 phút : 0 giây
Tìm kiếm bài viết

Phương pháp can thiệp rối loạn ngôn ngữ cho trẻ phổ biến, xem ngay!

Đăng vào 13/05/2023 - 10:08:24

456

Mục lục

Xem thêm

Phương pháp can thiệp rối loạn ngôn ngữ cho trẻ phổ biến, xem ngay!

Phương pháp can thiệp rối loạn ngôn ngữ hiện nay có rất nhiều. Tuy nhiên, phổ biến nhất có thể kể đến như: Ngôn ngữ trị liệu, điều trị bệnh lý liên quan, liệu pháp tâm lý,...

Nếu bệnh được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, trẻ có thể cải thiện khả năng ngôn ngữ và giao tiếp. Để hiểu rõ hơn về chủ đề này, mời bậc phụ huynh theo dõi nội dung được Kiddihub tổng hợp dưới đây. 

Tìm hiểu các phương pháp can thiện rối loạn ngôn ngữ ở trẻ

Cần khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em càng sớm càng tốt. Theo các chuyên gia, 5 tuổi là thời điểm tốt nhất để sử dụng biện pháp can thiệp. Vì ở giai đoạn này, ngôn ngữ của con đang trong quá trình phát triển, việc cải thiện khả năng ngôn ngữ và giao tiếp sẽ trở nên hiệu quả hơn.

phuong-phap-can-thiep-roi-loan-ngon-ngu-1
Phương pháp can thiệp rối loạn ngôn ngữ nên thực hiện vào thời điểm trẻ 5 tuổi

Điều trị rối loạn ngôn ngữ ở trẻ mầm non phụ thuộc khá nhiều vào nguyên nhân. Ngoài việc cải thiện ngôn ngữ, nếu áp dụng đúng phương pháp sẽ góp phần giúp trẻ xóa bỏ sự thiếu tự tin, tâm lý e ngại và giảm các cảm xúc, hành vi không phù hợp. 

Hiện nay có rất nhiều cách dạy trẻ bị rối loạn ngôn ngữ khác nhau. Tuy nhiên, một số biện pháp can thiệp được áp dụng phổ biến nhất là: 

Phương pháp

Chi tiết

✅ Ngôn ngữ trị liệu

Đây là phương pháp can thiệp rối loạn ngôn ngữ có thể áp dụng cho các trường hợp rối loạn ngôn ngữ do bại não, tự kỷ, chấn thương, ung thư,...

Mục đích của việc thực hiện ngôn ngữ trị liệu chính là giúp bé cải thiện khả năng giao tiếp. Từ đó, trẻ có thể học tập, sinh hoạt cùng bạn bè một cách dễ dàng.

Ngoài ra, việc phát triển ngôn ngữ cũng là nền tảng để con nâng cao trình độ văn hóa cũng như gia tăng nhận thức và tiếp thu kiến thức nhanh chóng. 

Hiện nay, phương pháp ngôn ngữ trị liệu ngày càng trở nên phổ biến và áp dụng rộng rãi cho nhiều đối tượng khác nhau. 

Ngôn ngữ của trẻ sẽ được cải thiện rõ ràng hơn nếu được can thiệp từ sớm, thậm chí phục hồi hoàn toàn. 

Ở nước ta, hầu hết các bệnh viện nhu và một số trường dạy trẻ rối loạn ngôn ngữ đã triển khai ngôn ngữ trị liệu. Ngoài ra, gia đình cũng nên hỗ trợ việc cải thiện khả năng phát âm và giao tiếp của trẻ tại nhà.

✅ Điều trị các bệnh lý liên quan song song ngôn ngữ trị liệu

Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ thường liên quan đến các bệnh lý khác như u não, bại não, chấn thương não, tự kỷ,... Trong một số trường hợp, rối loạn ngôn ngữ chỉ là một nhóm triệu chứng nên trẻ cần được điều trị các vấn đề sức khỏe liên quan song song với ngôn ngữ trị liệu.

Ví dụ như: Trẻ tự kỷ sẽ khiếm khuyết về tư duy, ngôn ngữ, hành vi, tương tác xã hội. Bên cạnh việc cải thiện ngôn ngữ, phụ huynh cần kết hợp với các biện pháp can thiệp và trị liệu để giúp bé thay đổi hành vi định hình, gia tăng khả năng phối hợp giữa mắt và tay,...

Việc kiểm soát các bệnh lý liên quan đến rối loạn ngôn ngữ sẽ giúp mang đến kết quả khả quan hơn cho quá trình điều trị. Ngược lại, nếu chỉ tác động về mặt ngôn ngữ, tình trạng của trẻ sẽ không được cải thiện rõ ràng và tiến triển chậm. 

✅ Liệu pháp tâm lý

Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ thường sẽ rối loạn cảm xúc và hành vi do không biết cách biểu đạt ý muốn, tâm trạng của bản thân bằng lời nói. Khi kéo dài, cảm xúc của bé dồn nén dẫn đến thường xuyên cáu kỉnh, hung hăng, nóng nảy và có hành vi bạo lực, gây hấn.

Vì vậy, rối loạn ngôn ngữ ở trẻ có hết không là vấn đề được nhiều phụ huynh tìm hiểu. Liệu pháp tâm lý sẽ giúp trẻ mắc rối loạn ngôn ngữ giải tỏa cảm xúc một cách lành mạnh.

Trong đó, các chuyên gia sẽ hướng dẫn bé các cách thể hiện cảm xúc để người khác hiểu được suy nghĩ và tâm trạng của mình. Ngoài ra, trị liệu tâm lý cũng sẽ giúp trẻ cải thiện tình trạng thiếu tự tin, khép kín và trở nên cởi mở hơn. 

 

Xem thêm: Top các trung tâm can thiệp sớm cho trẻ rối loạn ngôn ngữ tốt

Rối loạn ngôn ngữ ảnh hưởng đến trẻ như thế nào?

Trong quá trình trẻ phát triển, ngôn ngữ là một trong những yếu tố rất quan trọng. Chỉ khi có ngôn ngữ, con mới hình thành được mối liên hệ cũng như dễ dàng tương tác với mọi người xung quanh.

phuong-phap-can-thiep-roi-loan-ngon-ngu-2
Rối loạn ngôn ngữ khiến trẻ có xu hướng thu mình, nhút nhát

Ngoài ra, đây cũng là phương tiện để trẻ mầm non tiếp thu kiến thức, bày tỏ mong muốn, cảm xúc và gia tăng nhận thức. 

Rối loạn ngôn ngữ Wernicke khiến trẻ gặp khó khăn khi học tập, giao tiếp, kết bạn và duy trì mối quan hệ. Mức độ ảnh hưởng của tình trạng này phụ thuộc vào mức độ bệnh của từng bé. Dù vậy, đa số các trường hợp trẻ đều phải đối mặt với nhiều ảnh hưởng nặng nề như: 

  • Rối loạn học tập.
  • Có xu hướng thu mình, nhút nhát, thiếu tự tin, không có bạn bè vì không thể giao tiếp một cách bình thường.
  • Kết bạn và duy trì mối quan hệ khó khăn.
  • Tiếp thu kiến thức từ bài học xung quanh chậm.
  • Rối loạn cảm xúc và hành vi vì không thể biểu đạt cảm xúc, ý nghĩ của bản thân bằng ngôn ngữ với người khác.
  • Dễ mắc bệnh trầm cảm do dồn nén cảm xúc, không biết cách chia sẻ,...

Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình phát triển về nhân cách và tư duy. Vì thế, phụ huynh cần cho bé thăm khám sớm nếu nhận thấy triệu chứng để điều trị kịp thời. 

Cách phòng tránh rối loạn ngôn ngữ cho trẻ mầm non

Những trường hợp rối loạn ngôn ngữ có liên quan đến tự kỷ, hội chứng Rett, bệnh lý bẩm sinh, rối loạn ngôn ngữ Broca,... sẽ không có biện pháp chữa trị hoàn toàn. Tuy nhiên, bố mẹ có thể phòng tránh chứng bệnh này cho con yêu thông qua một số cách đơn giản sau:

phuong-phap-can-thiep-roi-loan-ngon-ngu-3
Để phòng tránh trẻ bị rối loạn ngôn ngữ, bố mẹ hãy dành nhiều thời gian đồng hành cùng con hơn trong giai đoạn từ 1 – 5 tuổi
  • Dành nhiều thời gian ở bên cạnh trẻ, nhất là giai đoạn từ 1 – 5 tuổi. Vì đây là thời điểm ngôn ngữ, nhận thức, tư duy của bé đang phát triển nhanh. Sự đồng hành của bố mẹ sẽ giúp trẻ phát triển thuận lợi và hạn chế các vấn đề bất thường một cách tối đa.
  • Không nên cho trẻ mầm non tiếp xúc quá sớm với thiết bị điện tử như điện thoại, TV, máy tính,... Thay vào đó, bạn hãy cho trẻ đọc sách, chơi trò chơi,...
  • Khuyến khích trẻ vui chơi với bạn bè để kích thích nhu cầu giao tiếp.
  • Khi dạy con nói, phụ huynh cần phát âm chuẩn, không nói ngọng.
  • Dạy trẻ cách biểu đạt thông qua cử chỉ và biểu cảm khuôn mặt bên cạnh giao tiếp bằng ngôn ngữ.
  • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ mầm non, đồng thời khuyến khích bé vui chơi ngoài trời để nâng cao sức khỏe. 

Để trẻ mầm non có thể phát triển một cách lành mạnh, bạn nên chú ý dấu hiệu, cho trẻ thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. Bên cạnh đó, đừng quên xây dựng môi trường sống lành mạnh để bé phát triển toàn diện cả về ngôn ngữ, hành vi, tư duy,...

Kết luận

Hiện nay, tình trạng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ trong những năm gần đây đang có xu hướng gia tăng. Vì thế, kiến thức về tầm ảnh hưởng, cách phòng tránh rối loạn ngôn ngữ là rất quan trọng và cần thiết.

Mong rằng qua những thông tin được tổng hợp bên trên, bạn đã nắm rõ các phương pháp can thiệp rối loạn ngôn ngữ hiệu quả. Nếu còn bất cứ băn khoăn gì, bạn hãy kết nối Kiddihub để được tư vấn ngay hôm nay!

Đăng bởi: PhamMai

PhamMai PhamMai

Bài viết liên quan

Trại hè quân đội, học kỳ quân đội 2025: Thông tin đầy đủ từ A-Z phụ huynh cần biết

23/04/2025

24

Trại hè quân đội, học kỳ quân đội 2025: Thông tin đầy đủ từ A-Z phụ huynh cần biết
Trại hè quân đội là gì, học phí bao nhiêu, có nên cho trẻ tham gia? Khám phá toàn bộ sự thật về học kỳ quân đội: nội dung đào tạo, lợi ích, rủi ro và nơi học uy tín

Đọc tiếp

Hoạt động hè cho trẻ mầm non: Hành trang lý tưởng cho một mùa hè bổ ích và trọn vẹn

22/04/2025

49

Hoạt động hè cho trẻ mầm non: Hành trang lý tưởng cho một mùa hè bổ ích và trọn vẹn
Khám phá hoạt động hè cho trẻ mầm non giúp bé phát triển toàn diện, vui chơi sáng tạo và rèn luyện kỹ năng sống. Gợi ý chi tiết từ KiddiHub

Đọc tiếp

Cách tính lương giáo viên mầm non mới nhất từ 01/7/2024

19/04/2025

80

Cách tính lương giáo viên mầm non mới nhất từ 01/7/2024
Cách tính lương giáo viên mầm non từ 01/7/2024 đối với viên chức. Cách tính lương giáo viên mầm non khi ký hợp đồng lao động. Cùng Kiddihub tìm hiểu nhé!

Đọc tiếp

10 nguyên tắc vàng nuôi dạy con đúng cách bố mẹ nên biết

12/04/2025

161

10 nguyên tắc vàng nuôi dạy con đúng cách bố mẹ nên biết
10 nguyên tắc vàng nuôi dạy con đúng cách bố mẹ nên biết. Những câu hỏi thường gặp giúp phụ huynh nuôi dạy con đúng cách

Đọc tiếp

Ý nghĩa câu tục ngữ "Con dại cái mang là gì"

12/04/2025

178

Ý nghĩa câu tục ngữ "Con dại cái mang là gì"
Ý nghĩa câu tục ngữ "Con dại cái mang là gì". Phân tích và giải thích câu tục ngữ "Con dại cái mang" (5 Mẫu). Hãy cùng Kđihub tìm hiểu nhé!

Đọc tiếp

15 cách nuôi dạy con cái của người Việt Nam mà không ở đâu có

12/04/2025

151

15 cách nuôi dạy con cái của người Việt Nam mà không ở đâu có
15 cách nuôi dạy con cái của người Việt Nam mà không ở đâu có. Nuôi con theo dư luận – Cha mẹ dễ đánh mất chính mình. Hãy cùng Kiddihu tìm hiểu nhé!

Đọc tiếp

Các cách nuôi dạy con khoa học mà cha mẹ nên biết

12/04/2025

129

Các cách nuôi dạy con khoa học mà cha mẹ nên biết
Các cách nuôi dạy con khoa học mà cha mẹ nên biết. Những sai lầm phổ biến trong việc nuôi dạy con theo khoa học. Hãy cùng Kiddihub tìm hiểu nhé!

Đọc tiếp

Cách dạy con khi con ăn trộm tiền cực kỳ hiệu quả

12/04/2025

172

Cách dạy con khi con ăn trộm tiền cực kỳ hiệu quả
Cách dạy con khi con ăn trộm tiền cực kỳ hiệu quả. Phải làm gì khi con vẫn tiếp tục trộm tiền dù đã được nhắc nhở? Hãy cùng Kiddihub tìm hiểu nhé!

Đọc tiếp

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • ...
  • Trang tiếp