Siêu ưu đãi đầu năm chỉ có trên KiddiHub

Giảm 100% học phí tháng đầu
0 giờ : 0 phút : 0 giây
Tìm kiếm bài viết

Phụ nữ sinh con và tất cả những điều cần biết

Đăng vào 03/01/2023 - 11:23:18

1203

Mục lục

Xem thêm

Phụ nữ sinh con và tất cả những điều cần biết

Phụ nữ sinh con là quá trình gian nan, vất vả. Người ta thường nói rằng “cửa sinh là cửa tử”. Chính vì vậy để quá trình sinh con diễn ra an toàn, mẹ cần chuẩn bị tốt về cả tinh thần lẫn thể chất.

Bài viết hôm nay, Kiddihub sẽ chia sẻ tất tần tật từ a-z những điều bạn cần biết về hành trình phụ nữ sinh con.

Sinh con là gì?

Sinh con chính là giai đoạn cuối của quá trình chuyển dạ. Trung bình, thời gian sinh đối với con đầu lòng rơi vào khoảng từ 12 – 20 giờ và ngắn hơn trong lần thứ 2, thứ 3. 

Sau khi thụ thai khoảng 40 tuần(280 ngày) mẹ sẽ bắt đầu sinh bé. Trong đó những bé được gọi là sinh đủ tháng khi chào đời trên 37 tuần, dưới 37 tuần là sinh thiếu tháng.

Trường hợp quá 40 tuần nhưng chưa thấy dấu hiệu chuyển dạ, bác sĩ khi đó sẽ tính đến 2 biện pháp là một lấy thai hoặc kích thích chuyển dạ.

Dấu hiệu sinh con

Khi thai nhi gần đủ ngày, mẹ hãy chú ý các dấu hiệu sinh con quan trọng dưới đây. Bởi chúng báo hiệu quá trình chào đời của bé sắp bắt đầu:

Cơn gò tử cung

Tử cung sẽ tạo ra cơn gò từ thưa cho tới dồn dập khi sắp tới ngày lâm bồn. Mục đích của việc này là tạo điều kiện cho bé lọt lòng.

phu-nu-sinh-con
Tử cung sẽ tạo ra cơn gò từ thưa cho tới dồn dập khi sắp tới ngày lâm bồn

Cơn đau lúc đầu giống như chuột rút khi đến kỳ kinh nguyệt. Khi gần tới ngày sinh nó sẽ trở nên mạnh hơn. Nếu như cơn gò mạnh và đều đặn, dồn dập có thể bạn sắp hoặc đang trong quá trình chuyển dạ. 

Tuy nhiên, nếu cơn gò biến mất khi đổi tư thế nằm, bạn không cần lo lắng. Bởi hiện tượng này có thể là chuyển dạ giả.

Đau lưng

Cùng với cơn gò, đau lưng cũng là dấu hiệu cho biết thời gian phụ nữ sinh con sắp đến. Những cơn đau này thường bắt đầu tại lưng rồi di chuyển tới phía trước của cơ thể.

Mặt khác, kèm theo cơn đau đó là hiện tượng chuột rút. Để cải thiện được tình trạng này bạn hãy thử massage, chườm lạnh hoặc chườm nóng.

Vỡ ối

Khi mang thai, thai nhi sẽ dần lớn lên bên trong túi ối(túi chất lỏng bảo vệ). Khi gần tới ngày bé lọt lòng, túi này sẽ vỡ ra.

phu-nu-sinh-con
Khi gần tới ngày bé lọt lòng, túi ối sẽ vỡ ra

Lúc đó, bạn sẽ thấy vài giọt chất lỏng rỉ ra từ âm đạo hoặc dòng chất lỏng chảy xuống chân. Khi ấy, mẹ cần tới bệnh viện ngay lập tức, bởi có thể không lâu sau đó mẹ sẽ sinh em bé.

Có nhiều trường hợp, mẹ bầu sẽ chuyển cả khi túi ối chưa vỡ. Bác sĩ lúc này sẽ phải phá túi ối để kích thích quá trình phụ nữ sinh con diễn ra suôn sẻ.

Bong nút nhầy cổ tử cung

Khi mang thai, ở cổ tử cung có chất nhầy được gọi là nút cổ tử cung. Nó giúp bảo vệ bé nằm ở bên trong bụng mẹ.

Để chuẩn bị quá trình sinh nở, nút nhầy sẽ lỏng và tụt ra ngoài. Nút nhầy thường có dạng chất dịch màu nâu hoặc hồng, đặc như cục máu đông giống kỳ kinh nguyệt. Trước giai đoạn chuyển dạ bắt đầu, nút cổ tử cung sẽ bật ra.

Cổ tử cung mở

Để em bé có thể chui ra, cổ tử cung sẽ lớn hơn và mỏng đi. Vậy nên, khi nghe thông báo “cổ tử cung mở 1 cm, 3cm, 4cm…”, đó là lúc thai phụ sắp bước vào quá trình sinh con.

Đến khi cổ tử cung mở ít nhất 10cm, mẹ có thể bắt đầu rặn đẻ. Dấu hiệu rõ rệt nhất cho biết bạn sắp sinh bé là đau ở vùng bụng dưới do cơn gò cổ tử cung.

Quá trình phụ nữ sinh con như thế nào?

Quá trình phụ nữ sinh con thường diễn ra qua 3 giai đoạn chính. Đó chính là bắt đầu chuyển dạ, sinh con và lấy nhau thai. Cụ thể:

Giai đoạn đầu: Chuyển dạ

Chuyển dạ là giai đoạn dài nhất khi đẻ con. Quá trình này có thể sẽ kéo dài tới 20 tiếng. Nó bắt đầu từ lúc cổ tử cung bắt đầu hé mở 1cm, kết thúc khi mở 10cm. Chuyển dạ chia thành 2 giai đoạn nhỏ là tiềm thời và hoạt động:

phu-nu-sinh-con
Chuyển dạ là giai đoạn dài nhất khi đẻ con
Giai đoạn chuyển dạ khi phụ nữ sinh conChi tiết

✔ Chuyển dạ tiềm thời

Đây chính là giai đoạn báo hiệu những cơn chuyển dạ. Lúc này từ 15 – 20 phút, bạn sẽ cảm nhận được cơn gò nhẹ. Trong đó, mỗi cơn thường kéo dài khoảng từ 60 giây cho tới 90 giây. 

Thời gian xuất hiện cơn gò ngày càng ngắn lại cho tới khi chưa đầy 5 phút. Nó khiến cổ tử cung của thai phụ bắt đầu mở ra. Điều này đồng nghĩa với việc cổ tử cung sẽ mỏng đi và ngắn lại để sẵn sàng sinh nở.

Giai đoạn phụ nữ sinh con này, cổ tử cung sẽ mở từ 0 – 4cm, đồng thời âm đạo tiết ra dịch lẫn máu hoặc có màu trong suốt.

Nếu như cơn gò chỉ xuất hiện từ 1 – 2 cơn trong vòng 10 phút, bạn chưa cần thiết phải nhập viện. Điều mẹ cần làm là chọn tư thế nghỉ ngơi dễ chịu, thả lỏng cơ thể và chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ.

✔ Giai đoạn hoạt động

Giai đoạn hoạt động là khi cổ tử cung mở ra 4cm. Lúc này mẹ cần phải tới bệnh viện ngay.

Những cơn gò sẽ diễn ra mạnh hơn và cách nhau 3 phút, kéo dài trong 45 giây. Dấu hiệu kèm theo là chảy máu từ âm đạo và đau lưng. Nếu như trong giai đoạn này bạn bị vỡ ối, cơn gò có thể sẽ mạnh hơn.

Tuy giai đoạn này ngắn(khoảng 4 – 8 giờ) nhưng gây ra cơn đau dữ dội. Những cơn gò sẽ ngày càng dồn dập hơn, cách nhau 2 – 3 phút và mỗi cơn khoảng 1 phút. Thai phụ sẽ cảm nhận rõ áp lực lên trực tràng và cơn đau mạnh hơn.

Ngay khi cổ tử cung mở từ 8 – 10 cm, bạn có cảm giác muốn rặn bé ra ngoài. Nhưng mẹ đừng rằn khi chưa nhận được yêu cầu của bác sĩ. Nếu như cố rặn lúc này sẽ khiến cổ tử cung bị sưng và quá trình sinh nở trở nên khó hơn.

 

Giai đoạn thứ 2: Sinh con

Khi cổ tử cung mở 10cm, mẹ sẽ chuyển sang giai đoạn thứ 2, đó chính là sinh con. Quá trình phụ nữ sinh con có thể kéo dài khoảng từ 1 – 2 giờ. Thậm chí lâu hơn nếu mẹ chọn giảm đau sản khoa.

phu-nu-sinh-con
Khi cổ tử cung mở 10cm, mẹ sẽ chuyển sang giai đoạn thứ 2, đó chính là sinh con

Các cơn co thắt cổ tử cung lúc này diễn ra dày đặc hơn trong khoảng 60 – 90 giây. Khi cơn gò kéo tới, mẹ sẽ cảm nhận được sự thôi thúc rặn để. Bạn hãy cố gắng nghỉ ngơi, hít thở đều đặn giữa khoảng thời gian rặn. Lưu ý, bạn chỉ nên rặn khi được bác sĩ yêu cầu.

Lúc rặn, nếu cần bác sĩ có thể cắt tầng sinh môn hoặc sử dụng thuốc giảm đau. Cắt tầng sinh môn chính là thủ thuật rạch vết cắt nhỏ giữa âm đạo và hậu môn để mở rộng âm đạo. Cách này giúp cho việc đưa bé ra ngoài nhanh hơn. Không những vậy còn ngăn chặn được những vết rách bất thường, lớn ở thành âm đạo. Sau khi bé ra đời, bác sĩ sẽ tiến hành cắt dây rốn, lau sạch và đưa bé da kề da với mẹ.

Giai đoạn thứ 3: Lấy nhau thai

Giai đoạn cuối của quá trình phụ nữ sinh con bắt đầu khi bé được sinh ra và kết lúc lúc bác sĩ tách nhau thai khỏi tử cung và lấy qua đường âm đạo. 

phu-nu-sinh-con
Lấy nhau thai

Mẹ vẫn cảm nhận được những cơn co thắt, tuy nhiên bớt đau hơn. Nếu khi rặn đẻ bị rạch tầng sinh môn, bác sĩ sẽ khâu ngay trong giai đoạn này.

Phụ nữ sinh con bằng những đường nào?

Phụ nữ sinh con bằng những đường nào? Phụ nữ sinh con qua 3 đường là âm đạo, âm đạo có hỗ trợ và sinh mổ. 

Tùy tình trạng của mẹ cùng với thai nhi, bác sĩ sẽ chọn lựa phương pháp phù hợp:

Sinh con tự nhiên qua đường âm đạo không cần trợ giúp

Đây chính là hình thức sinh phổ biến và an toàn nhất. “Sinh con tự nhiên” là thuật ngữ dùng để mô tả quá trình sinh nở thông qua đường âm đạo, không cần sử dụng thuốc kích thích hay giảm đau nào.

Bác sĩ lúc này sẽ hướng dẫn thai phụ cách rặn đẻ. Bạn chỉ cần tập trung rặn đúng kỹ thuật để không làm rách tầng sinh môn, cổ tử cung và tổn thương tới bé khi sinh.

phu-nu-sinh-con
Sinh con tự nhiên qua đường âm đạo không cần trợ giúp

Phụ nữ sinh con theo phương pháp ngả âm đạo sẽ có lợi ích sau: 

Thời gian nằm viện ngắn hơn.

  • Mẹ sẽ phục hồi nhanh hơn: Sau 4 – 6 giờ sinh bạn đã có thể đi được.
  • Tỷ lệ nhiễm trùng cũng sẽ thấp hơn.
  • Bé ít có nguy cơ mắc những bệnh về đường hô hấp hơn.

Chính vì thế, hầu hết các mẹ khi mang thai đều mong muốn sinh tự nhiên qua đường âm đạo không cần sự trợ giúp.

XEM THÊM: QUAN HỆ SAU SINH VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

Phụ nữ sinh con có trợ giúp qua đường âm đạo

Nếu như quá trình sinh thường không thuận lợi, bác sĩ sẽ sử dụng tới thủ thuật hỗ trợ để đưa bé ra ngoài.

Các thủ thuật đó gồm:

Thủ thuậtChi tiết

✔ Dùng kẹp/Forceps

Dụng cụ có hình thìa với cán dài được đưa vào âm đạo và tiến hành kẹp hai bên đầu của bé. Lúc này bác sĩ sẽ kết hợp với tay để kéo bé ra ngoài một cách nhẹ nhàng. Nhưng, khi dùng kẹp trợ sinh, mẹ phải đối mặt biến chứng như rách tầng sinh môn, cổ tử cung, âm đạo. Mặt khác, bé cũng dễ bị bầm tím cổ, mặt.

✔ Cắt tầng sinh môn

Lúc này bác sĩ sẽ cắt vết nhỏ ở mô giữa hậu môn và cửa âm đạo(đáy chậu). Cách này được chỉ định cho những mẹ rặn đẻ khó khăn và bé cần chào đời sớm để hồi sức.

✔ Hút chân không

Trường hợp này bác sĩ sẽ dùng dụng cụ như chiếc cốc nhỏ kết nối với ống hút hoạt động trên cơ chế bơm hút chân không. Lúc này đầu bé sẽ bám chặt chiếc chén mút, bác sĩ nhẹ nhàng hút, đưa bé ra ngoài. Cách này trẻ có thể sẽ bị xuất hiện võng mạc, tổn thương hộp sọ, có vết bầm ở đầu, tăng nguy cơ vàng da. Còn mẹ có thể đối mặt nguy cơ sa vòng hậu môn, rách âm đạo và tầng sinh môn.

 

Sinh mổ

Không phải khi nào phụ nữ sinh con qua đường âm đạo. Với một số trường hợp đặc biệt sẽ được chỉ định sinh mổ để bảo đảm sự an toàn cho cả bé và mẹ. Bác sĩ sẽ tiến hành rạch đường dài để mở bụng, tử cung của mẹ để đưa bé ra ngoài.

phu-nu-sinh-con
Bác sĩ sẽ tiến hành rạch đường dài để mở bụng, tử cung của mẹ để đưa bé ra ngoài

Các trường hợp sinh mổ gồm:

  • Lần sinh trước mẹ đã từng sinh mổ.
  • Thai phụ tăng huyết áp hoặc đái tháo đường hoặc mắc một số bệnh truyền nhiễm như mụn rộp sinh dục hay HIV.
  • Nhau tiền đạo.
  • Thai nhi nằm sai tư thế hoặc quá lớn.
  • Mẹ được phát hiện có vấn đề khi sinh thường.
  • Bé bị não úng thủy hoặc song thai dính.
  • Bác sĩ nhận thấy bé có dấu hiệu bất thường như nhịp tim không đều.
  • Mẹ không còn cảm giác rặn đẻ khi sinh bé.
  • Nhau bong non.

Tuy đây là phương pháp sinh con phổ biến nhưng bất cứ cuộc phẫu thuật nào cũng đều có khả năng gặp sự cố. Dưới đây là một số rủi ro bạn có thể gặp khi sinh mổ:

  • Chảy nhiều máu.
  • Nhiễm trùng.
  • Dị ứng với thuốc gây tê.
  • Xuất hiện các cục máu đông.
  • Bé nguy cơ mắc bệnh lý về đường hô hấp.
  • Mẹ bị tổn thương ruột hoặc bàng quang.

Trên đây là chi tiết về quá trình phụ nữ sinh con, hy vọng sẽ hữu ích với bạn. Đừng quên theo dõi website kiddihub.com để biết thêm nhiều cẩm nang sinh con hay khác mẹ nhé!

Bài viết liên quan

Bố mệnh Thủy mẹ mệnh Hỏa sinh con mệnh gì hợp? 

18/03/2025

463

Bố mệnh Thủy mẹ mệnh Hỏa sinh con mệnh gì hợp? 
Bố mệnh Thủy mẹ mệnh Hỏa sinh con mệnh gì hợp? Bố mệnh Thủy mẹ mệnh Hỏa tránh sinh con mệnh gì? Mệnh Thủy và mệnh Hỏa có hợp nhau không? Cùng Kiddihud tìm hiểu nhé!

Đọc tiếp

Chồng mệnh hỏa vợ mệnh mộc sinh con mệnh gì?

18/03/2025

1254

Chồng mệnh hỏa vợ mệnh mộc sinh con mệnh gì?
Chồng mệnh hỏa vợ mệnh mộc sinh con mệnh gì? Chồng mệnh Hỏa, vợ mệnh Mộc có hợp nhau không? Cùng Kiddihud tìm hiểu nhé các bạn!

Đọc tiếp

Bố mệnh Kim mẹ mệnh Thổ sinh con mệnh gì hợp?

18/03/2025

723

Bố mệnh Kim mẹ mệnh Thổ sinh con mệnh gì hợp?
Bố mệnh Kim mẹ mệnh Thổ sinh con mệnh gì hợp? Mệnh Kim và mệnh Thổ có hợp nhau không? Bố mệnh Kim mẹ mệnh Thổ cần tránh sinh con mệnh gì? Cùng tìm hiểu nhé!

Đọc tiếp

 Chồng Mệnh Hỏa Vợ Mệnh Kim Có Hợp Không?

17/03/2025

643

 Chồng Mệnh Hỏa Vợ Mệnh Kim Có Hợp Không?
Chồng Mệnh Hỏa Vợ Mệnh Kim Có Hợp Không? Chồng mệnh hỏa vợ mệnh kim sinh con mệnh gì hợp nhất? Cùng Kiddihud tìm hiểu nhé!

Đọc tiếp

Mệnh thổ và mệnh mộc có hợp nhau không?

17/03/2025

968

Mệnh thổ và mệnh mộc có hợp nhau không?
Mệnh thổ và mệnh mộc có hợp nhau không? Chồng mệnh thổ vợ mệnh mộc có hợp nhau không? Chồng thổ vợ mộc sinh con mệnh gì? Cùng Kiddihud tìm hiểu nhé!

Đọc tiếp

Mệnh kim và mệnh thủy có hợp nhau không?

17/03/2025

2624

Mệnh kim và mệnh thủy có hợp nhau không?
Mệnh kim và mệnh thủy có hợp nhau không? chồng mệnh thủy vợ mệnh kim có hợp nhau không? Chồng mệnh kim vợ mệnh thủy sinh con mệnh gì? Cùng KiddiHud tìm hiểu nhé!

Đọc tiếp

Mệnh thổ và mệnh hỏa có hợp nhau không?

08/03/2025

2406

Mệnh thổ và mệnh hỏa có hợp nhau không?
Mệnh Thổ và mệnh Hỏa có hợp nhau không? Tìm hiểu mối quan hệ tương sinh, cách ứng dụng phong thủy, và mệnh con phù hợp để gia đình hòa hợp, hạnh phúc!

Đọc tiếp

Chồng mệnh mộc vợ mệnh kim có hợp nhau không?

08/03/2025

999

Chồng mệnh mộc vợ mệnh kim có hợp nhau không?
Chồng mệnh mộc vợ mệnh kim có hợp nhau không? Tổng quan về mệnh mộc và mệnh kim trong phong thủy. Chồng mệnh mộc vợ mệnh kim sinh con mệnh gì?

Đọc tiếp

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • ...
  • Trang tiếp