Siêu ưu đãi đầu năm chỉ có trên KiddiHub
Giảm 100% học phí tháng đầuĐăng vào 31/01/2023 - 08:51:20
486
Mục lục
Xem thêm
Phẫu thuật tử cung đôi có cần thiết không? Nên thực hiện khi nào? Để giải đáp băn khoăn mời bạn cùng Kiddihub theo dõi bài viết này
Nên phẫu thuật tử cung đôi không? Tử cung đôi không ảnh hưởng tới sinh hoạt của chị em nhưng có thể cản trở việc thụ thai, ảnh hưởng tới sức khỏe thai kỳ.
Thậm chí nhiều thai phụ có tử cung đôi còn tăng nguy cơ gặp những biến chứng khoa sản. Vậy để biết khi nào cần phẫu thuật tử cung đôi, mời bạn cùng Kiddihub đón đọc những chia sẻ bên dưới.
Tử cung hay còn gọi là dạ con. Đây chính là bộ phận sinh sản của chị em phụ nữ. Cơ quan này có hình như quả lê ngược.
Tử cung đôi có thể hiểu là một bất thường bẩm sinh khá hiếm gặp. Hay nói đơn giản hơn tử cung đôi là dạng tử cung có 2 buồng riêng biệt. Trong đó, mỗi buồng đều có thể dẫn tới âm đạo và cổ tử cung. Tức là những người có tử cung đôi sẽ có 2 âm đạo, 2 tử cung và 2 ống dẫn trứng riêng biệt.
Đối với mẹ bầu có tử cung dạng này, những nhánh động mạch thường sẽ bị phân tán khi nuôi dưỡng thai nhi, lòng tử cung hẹp, khả năng co giãn của dạ con không tốt dễ dẫn tới tình trạng bé chậm phát triển hay sảy thai, thậm chí là sinh non, thai chết lưu.
Vậy làm sao để phát hiện loại tử cung này? Nó ảnh hưởng như thế nào tới mẹ bầu? Cần phẫu thuật tử cung đôi không? Để biết đáp án hãy đọc hết nội dung tiếp theo bạn nhé!
Dấu hiệu nhận biết tử cung đôi là gì? Thường tử cung đôi không gây ra triệu chứng nào. Chị em chỉ phát hiện dạng từ cung này khi khám phụ khoa.
Tuy nhiên, nếu người có âm đạo, tử cung đôi thường có dấu hiệu ra máu, hành kinh ngay cả khi đã đặt tampon trong âm đạo. Bởi tampon chỉ được đặt vào một bên âm đạo, hiện tượng ra máu vẫn diễn ra bình thường ở âm đạo còn lại.
Tử cung đôi là hiện tượng bất thường tại tử cung xảy ra khi bào thai ở trong bụng mẹ. Dạ con của thai nhi được hình thành trong quá trình phôi thai phát triển bởi sự sát nhập của ống dẫn song song(Müllerian) tạo tạng rỗng - tử cung.
Quá trình sáp nhập nếu suôn sẻ sẽ tạo tử cung bình thường. Nhưng nếu quá trình này bất thường sẽ xảy ra tình trạng tử cung hai sừng hoặc tử cung đôi.
Nguyên nhân tình trạng này đến thời điểm hiện nay vẫn chưa tìm được đáp án. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, có thể là do yếu tố di truyền.
Theo các chuyên gia, trường hợp tử cung đôi thường khó có con hơn chị em có tử cung bình thường. Bởi lẽ, tử cung lúc này bị nhân đôi khiến trứng đã thụ tinh không thể phát triển bình thường khi di chuyển vào buồng tử cung.
Trường hợp mang thai được, em bé cũng sẽ gặp nhiều khó khăn khi làm tổ. Bên cạnh đó nếu tử cung có vách ngăn, khi thai nhi lớn sẽ khiến cho cấu trúc của thai bị dị dạng do bị phân chia bởi vách ngăn.
Còn với những mẹ bầu 2 tử cung, kích thước tử cung bằng nửa so với kích thước bình thường. Điều này khiến cho bé khó phát triển dẫn với việc định vị ngôi thai cũng khó.
Mặt khác, khi thai phụ có 2 tử cung, nguồn dinh dưỡng cho bé cũng bị giảm bởi mỗi. Bởi lẽ mỗi tử cung có 1 mạch máu. Đây chính là lý do bộ phận sinh dục thai nhi phát triển chậm, thậm chí bé còn có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, đề kháng kém, yếu ớt.
Ngoài ra, mẹ bầu tử cung đôi còn gặp phải một số nguy cơ sau:
Nguy cơ | Chi tiết |
✔️ Sinh khó | Khi mang thai, tử cung có phôi thai dần lớn lên nhưng dạ con còn lại chỉ lớn hơn một chút so với bình thường. Bởi tử cung mang thai nằm tại vị trí cao hơn tử cung còn lại. Vậy nên khi chuyển dạ, thai nhi gặp khó khăn khi chui ra ngoài. Tức là thai phụ dễ rơi vào tình trạng khó sinh. Đây chính là lý do vì sao những người có tử cung đôi thường hay sinh mổ. Thực tế nếu tử cung còn lại không gây cản trở đường ra của bé và thai nhỏ bạn vẫn có thể sinh con bình thường không cần tới biện pháp mổ. |
✔️ Thai nhẹ cân | Chị em có 1 tử cung thường có 2 động mạch cung cấp mấu. Nhưng mẹ bầu có tử cung đôi, mỗi tử cung chỉ có 1 động mạch cung cấp máu. Chính vì thế, lượng máu cấp cho thai nhi sẽ bị giảm đi khiến bé có nguy cơ nhẹ cân sau khi sinh ra. |
✔️ Sinh non | Tử cung chứa thai phát triển hạn chế hơn so với mẹ bầu có 1 tử cung. Vì vậy người có tử cung đôi dễ sinh non. |
✔️ Sẩy thai | Mẹ bầu có tử cung đôi ít khi phát triển hoàn thiện cả 2 tử cung. Khi thai làm tổ trong tử cung không hoàn thiện, khả năng giữ thai cũng thấp đi. Bên cạnh đó, người mang tử cung này buồng trứng thường hẹp. Bởi vậy, khi thai nhi lớn hơn giới hạn cho phép, tử cung sẽ tự động đào thải ra ngoài. Đây chính là nguyên nhân khiến bạn bị sảy thai nhiều lần. |
Vậy có cần phẫu thuật tử cung đôi không? Trường hợp phẫu thuật tử cung đôi có thể được chỉ định nhưng khá hiếm.
Với chị em có dạ con đôi nhưng không có triệu chứng sẽ không cần tiến hành phẫu thuật hay điều trị. Tuy nhiên, người bị sảy thai liên tiếp không rõ nguyên nhân bác sĩ có thể sẽ chỉ định phẫu thuật. Việc phẫu thuật tử cung đôi sẽ giúp người bệnh nâng cao tỷ lệ mang thai.
Chi phí phẫu thuật tử cung đôi không quá cao, nằm trong khả năng cho phép. Vì vậy nếu trong trường hợp trên bạn nên sớm thực hiện phẫu thuật tử cung đôi để nâng cao khả năng mang thai và bảo đảm an toàn cho bản thân cũng như bé nhé!
Bạn có thể quan tâm: Những cách giữ thai khi cổ tử cung ngắn
Như đã nói trường hợp tử cung đôi thường không có triệu chứng cụ thể. Vì vậy, cổ tử cung dị dạng này chỉ được phát hiện khi khám phụ khoa định kỳ.
Khi đó, bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm, chụp MRI, chụp X- quang tử cung… để chẩn đoán. Cụ thể:
Cách phát hiện | Chi tiết |
✔️ Siêu âm | Dùng sóng âm với tần số cao thăm dò, tạo hình ảnh trong cơ thể. Cách thực hiện khá đơn giản, bác sĩ sẽ tiến hành thoa ít gel mát lên đầu thiết bị siêu âm và chi chuyển bên trên thành bụng bệnh nhân. Qua đó, bác sĩ sẽ quan sát được hình dạng các bộ phận gồm cả tử cung. Tuy nhiên, để quan sát rõ nét hơn, bác sĩ có thể sẽ chỉ định siêu âm đầu dò qua đường âm đạo. |
✔️ Sonohysterogram(Siêu âm + bơm nước vào tử cung) | Đây cũng là loại siêu âm. Nhưng hình ảnh được chụp khi bơm nước muối sinh lý vô trùng vào tử cung qua ống dẫn nhỏ. Từ đó sẽ tạo ra hình ảnh của tử cung, cho phép bác sĩ có thể quan sát Điều này cho phép bác sĩ quan sát được điểm bất thường của tử cung nếu có. |
✔️ Chụp MRI | Đây là kết hợp từ trường cùng sóng vô tuyến để có thể tạo hình ảnh mặt cắt ngang cơ thể. Với kỹ thuật này, bạn chỉ cần nằm yên bên trong máy chụp. Tuy nhiên, khi chụp bạn sẽ cảm thấy khó chịu một chút nhưng không hề đau. |
✔️ Chụp HSG(X-quang tử cung cùng buồng trứng) | Với kỹ thuật này, thuốc cản quang sẽ được bạc sĩ đưa vào tử cung thông qua cổ tử cung. Ngay sau khi bơm thuốc cản quang vào tử cung, vòi trứng, tia X-quang sẽ chiếu qua tạo nên hình ảnh điện quang. Từ đó bác sĩ sẽ quan sát được kích thước cũng như hình dạng tử cung của bạn. |
Đến đây hẳn bạn đã biết được khái niệm, nguyên nhân và ảnh hưởng cùng trường hợp cần phẫu thuật tử cung đôi rồi đúng không? Bạn đừng quên theo dõi web KiddiHub.com để cập nhật thêm nhiều cẩm nang sinh con hay khác.
Phòng bệnh cho bé 0-5 tuổi dịp Tết: Bí quyết giữ con mạnh khoẻ mẹ cần biết
KiddiHub công bố bảng xếp hạng TOP 100 trường mầm non ngoài công lập 2024
Cách dạy trẻ về quản lý tiền lì xì Tết hiệu quả
Top 15+ bài thơ chúc Tết cho trẻ mầm non ý nghĩa và hay nhất năm 2025
Làm sao để hiểu được tâm lý của trẻ 2 tháng tuổi?
Phương pháp giáo dục Đa giác quan: Bí quyết vàng khơi dậy tiềm năng của trẻ
Tìm trường/trung tâm học tốt nhất cho con
03/10/2024
4360
Đọc tiếp
20/02/2023
2855
Đọc tiếp
20/02/2023
2711
Đọc tiếp
20/02/2023
2776
Đọc tiếp
20/02/2023
2590
Đọc tiếp
20/02/2023
2126
Đọc tiếp
20/02/2023
2840
Đọc tiếp
20/02/2023
6593
Đọc tiếp