Siêu ưu đãi đầu năm chỉ có trên KiddiHub
Giảm 100% học phí tháng đầuĐăng vào 19/12/2022 - 16:47:41
758
Mục lục
Xem thêm
Mẹ bầu thức khuya sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Bởi vì theo khuyến cáo từ các chuyên gia, mẹ bầu nên dành thời gian từ khoảng từ 7 – 9 tiếng để ngủ vào buổi tối. Cùng Kiddihub tìm hiểu những tác hại mẹ bầu thức khuya qua bài viết này nhé!
Trong suốt thời gian mang thai, một giấc ngủ đầy đủ và chất lượng là yếu tố vô cùng quan trọng cho sức khỏe của người mẹ và sự phát triển toàn diện của thai nhi. Tuy nhiên, mất ngủ khi mang thai không phải là tình trạng hiếm gặp ở các mẹ bầu. Dưới đây là các nguyên nhân làm ảnh hưởng đến giấc ngủ:
Khi mang thai, người phụ nữ sẽ chịu sự thay đổi lớn về về mặt nội tiết tố cơ thể. Điều này thường làm ảnh hưởng đến tâm trạng của mẹ bầu như: căng thẳng thường xuyên, dễ nổi nóng, tâm trạng thất thường,… khiến cho mẹ bầu thức khuya ngủ ngày.
Nhiều mẹ bầu phải làm việc vào ban đêm hoặc có thói quen giải trí bằng việc xem điện thoại, máy tính, ipad,... trước khi ngủ, việc này có ảnh hưởng đến giấc ngủ của phụ nữ mang thai. Theo các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ánh sáng từ các thiết bị điện tử phát ra sẽ khiến mẹ bầu khó đi vào giấc ngủ hơn.
Vào các giai đoạn cuối thai kỳ, thai nhi ngày càng lớn tạo lực ép ngày càng tăng cho dạ dày hoặc ruột già khiến mẹ bầu không tìm được tư thế ngủ thoải mái nên dễ gặp tình trạng mẹ bầu thức khuya hoặc ngủ không sâu giấc, thậm chí là mất ngủ.
Trong suốt thời gian mang thai, sự hoạt động của thận phải tăng lên 30 – 50% so với bình thường để lọc thêm máu dẫn đến lượng ure máu trong máu tăng cao cùng với tử cung ngày càng phát triển gây chèn ép lên bàng quang nên khiến mẹ bầu tiểu đêm nhiều hơn.
Nồng độ hormone progesterone và cơ hoành - dải mô cơ ngăn cách giữa tim và phổi với bụng cũng tăng lên làm cho hơi thở chậm và sâu hơn gây ra tình trạng cảm giác khó thở khó thở ở mẹ bầu.
Tình trạng đau lưng, sưng phù chân và đau chân là tình trạng hầu hết phụ nữ mang thai đều gặp phải bởi do áp lực ngày càng lớn từ thai nhi đang phát triển trong bụng. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến mẹ bầu thức khuya, mất ngủ.
Nội tiết thay đổi khiến cho tâm trạng và tinh thần của phụ nữ mang thai dễ bị kích động, căng thẳng hơn trạng thái bình thường. Sự căng thẳng và áp lực sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của mẹ trong thai kỳ lẫn sau khi sinh.
Mẹ bầu thức khuya hay mất ngủ gây ảnh hưởng rất xấu đối với sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Mặc dù, mẹ bầu có chế độ dinh dưỡng được bổ sung đầy đủ nhưng nếu giấc ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi ngày sẽ khiến mẹ bầu bị mệt mỏi, không tỉnh táo, thậm chí là dẫn đến kiệt sức. Những tác hại mẹ bầu thức khuya phải kể đến như:
Giai đoạn đầu của thai kỳ là giai đoạn phát triển quan trọng nhất của các cơ quan thai nhi. Thức khuya sẽ làm cho mẹ bầu hay chóng mặt, mệt mỏi dễ té ngã dẫn đến tình trạng sinh non hay nguy hiểm hơn có thể gây sẩy thai.
Theo các nghiên cứu, đi ngủ sau 23h đêm sẽ làm hệ miễn dịch của cơ thể suy giảm. Đặc biệt là đối với bà bầu, sự thay đổi nội tiết tố của cơ thể kết hợp với sự suy giảm hệ miễn dịch sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh cảm cúm, cảm lạnh và dễ nhiễm khuẩn.
Do mẹ bầu thức khuya khi sáng hôm sau thức dậy mẹ sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, thiếu sức sống và tinh thần luôn cảm thấy không vui. Cùng với đó mẹ bầu còn phải đối diện với các vấn đề khác như nám da, sạm da...
Mẹ bầu thức khuya sẽ làm ảnh hưởng đến tâm trạng, cảm xúc buồn vui thất thường, mau quên và sinh ra cáu gắt…
Nếu mẹ bầu thức khuya, đồng hồ sinh học cơ thể bị thay đổi, xáo trộn, sẽ gây ra sự rối loạn hormone nội tiết tố và ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất trong cơ thể, hệ tiêu hóa bị rối loạn. Những tác động trên làm ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của thai nhi.
Khoảng thời gian bắt đầu từ 23h đến 3h sáng là thời điểm quá trình điều hòa và tạo máu diễn ra trong cơ thể mẹ. Trong trường hợp mẹ bầu thức khuya ngủ ngày hay mất ngủ có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu cho trẻ khi chào đời.
XEM THÊM: MẸ BẦU ĂN GÌ ĐỂ CON TĂNG CÂN NHANH?
Mẹ bầu thức khuya gây nhiều tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Mẹ bầu có thể được cải thiện tình trạng này bằng những biện pháp sau:
Các mẹ bầu nên xây dựng cho mình một chế độ ngủ nghỉ khoa học, hạn chế thức khuya. Mẹ nên ngủ lúc 10h tối và ngủ 7 - 9 tiếng một đêm để cơ thể tái tạo năng lượng.
Trước khi ngủ ít nhất 1 giờ, mẹ bầu hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử nhằm tránh những tác hại của sóng điện tử lên não bộ và dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.
Những thức uống này kích thích não bộ gây hưng phấn gây khó ngủ mà còn ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.
Trước khi đi ngủ khoảng 2h, các mẹ nên hạn chế uống nước lọc, sữa bầu, các loại nước ép trái cây,... để giấc ngủ không bị gián đoạn vì phải thức dậy thường xuyên để đi vệ sinh.
Các bài tập vận động nhẹ nhàng như đi bộ, yoga cho bà bầu, các bài tập thiền,… cùng các phương pháp massage giúp cơ thể phụ nữ mang thai giúp lưu thông khí huyết, cơ thể thoải mái, góp phần cải thiện giấc ngủ hiệu quả.
Trên đây là 7 rủi ro tiềm ẩn khi mẹ bầu thức khuya mà mẹ bầu cần lưu ý. Kiddihub hy vọng qua bài viết trên mẹ bầu sẽ xây dựng cho mình chế độ nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế thức khuya để có một thai kỳ khỏe mạnh, hạnh phúc.
18/03/2025
764
Đọc tiếp
18/03/2025
1916
Đọc tiếp
18/03/2025
1372
Đọc tiếp
17/03/2025
1122
Đọc tiếp
17/03/2025
2202
Đọc tiếp
17/03/2025
4922
Đọc tiếp
08/03/2025
5010
Đọc tiếp
08/03/2025
1526
Đọc tiếp