Siêu ưu đãi đầu năm chỉ có trên KiddiHub
Giảm 100% học phí tháng đầuĐăng vào 03/01/2023 - 13:25:54
692
Mục lục
Xem thêm
Mẹ bầu làm việc quá sức có gây ảnh hưởng gì đến thai nhi hay không? Để con yêu phát triển tốt nhất trong tử cung, bạn cần lưu ý những gì?
Trong quá trình mang thai, đặc biệt là thời kỳ cuối là thời điểm mẹ bầu rất hay nhạy cảm. Xảy ra tình trạng kiệt sức trước khi sinh vì thai phụ không chuẩn bị tốt về mặt tâm lý và sức khỏe. Để biết được ảnh hưởng và cách phòng tránh, bạn hãy theo dõi nội dung được Kiddihub.com chia sẻ dưới đây.
Trong giai đoạn thai kỳ, nhất là giai đoạn cuối và những ngày sắp sinh nở, mẹ bầu luôn cảm thấy mệt mỏi, tay chân bủn rủn, rụng rời, không muốn ăn uống,... Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên và kéo dài, chắc chắn thai phụ đã rơi vào tình trạng kiệt sức trước khi sinh.
Nguyên nhân chủ yếu là do: Thiếu chất, thiếu oxy, ứ trệ các chất chuyển hóa trung gian(axit lactic, axit pyruvic,...), khi làm việc bị nhiễm độc,... Một nguyên nhân khác là khi mẹ bầu làm việc nặng, não bộ sẽ sinh ra một số chất khiến mệt mỏi.
Khi trạng thái này xảy ra đều sẽ gây bất lợi cho cả mẹ bầu lẫn thai nhi. Ngoài cảm giác khó chịu, thai phụ còn gặp nhiều khó khăn khi trở dạ cũng như sinh con. Vì không đủ sức khỏe nên nhiều mẹ không thể đẻ thường, phải đẻ mổ.
Sau khi sinh, những thai phụ thường mệt mỏi và khó phục hồi sức khỏe, sức đề kháng lúc này cũng rất yếu. Từ đó kéo theo sức khỏe của bé cũng bị ảnh hưởng, trẻ sinh ra có thể yếu hoặc nhẹ cân hơn so với những đứa trẻ khác.
Do hệ thống thần kinh điều khiển nên tử cung có thể co bóp được. Thai nhi nằm trong tử cung nên nếu tinh thần của thai phụ căng thẳng, không nghỉ ngơi tốt sẽ ảnh hưởng đến sự co bóp tử cung. Trước sinh để không bị kiệt sức, mẹ bầu cần lưu ý một số điều cần tránh khi mang thai dưới đây.
Khi thai nhi lớn dần, nguồn năng lượng cần cung cấp để nuôi dưỡng cũng nhiều hơn. Vì thế, mẹ bầu phải tiếp tục bổ sung nguồn thức ăn giàu chất dinh dưỡng. Theo đó, mẹ bầu có thể tham khảo cẩm nang sinh con sau:
Ngoài ra, vào những tháng cuối mẹ bầu vẫn cần bổ sung đều đặn những viên uống bổ sung như: Vitamin, sắt, canxi. Đồng thời tránh các chất kích thích như cà phê, rượu, thuốc lá để đảm bảo bé có sức khỏe tốt.
Trong suốt quá trình mang thai, bạn cần chú ý nghỉ ngơi, thư giãn, đặc biệt là giai đoạn cuối của thai kỳ. Có nhiều thai phụ sinh con lần đầu thường có tâm lý sợ sệt, lo lắng, đây là điều không nên.
Vậy có nên nghỉ làm khi mang thai không? Việc bà bầu nghỉ ngơi đầy đủ là rất quan trọng. Giúp cơ thể phục hồi lại sức khỏe bị tiêu hao sau ngày lao động mệt mỏi.
Vì thế, khi thai nhi còn ít tuần và bạn cảm thấy bản thân khỏe mạnh không nhất thiết phải nghỉ làm. Tuy nhiên, đến giai đoạn cuối mẹ bầu cần thiết nghỉ ngơi hợp lý để không bị mất sức. Ngủ sâu và đúng giờ, đồng thời giữ được tâm lý thực sự thoải mái.
Mẹ bầu làm việc quá sức là một trong những chú ý bác sĩ đã khuyến cáo không nên khi mang thai. Bởi khi sắp sinh bụng thai phụ đã to hơn nên càng phải tránh làm việc phải gập bụng mạnh hoặc sử dụng quá nhiều sức.
Tuy nhiên, bạn cũng không cần thiết phải ngồi một chỗ suốt ngày. Thai phụ có thể luyện tập nhẹ nhàng hoặc đi bộ để tăng cường sức khỏe.
Ngoài ra, mẹ bầu có thể massage ở vùng xương chậu để các mô, cơ quan âm đạo sẵn sàng cho quá trình sinh nở. Đồng thời giúp thai phụ cảm thấy dễ dàng hơn khi sinh cũng như thúc đẩy việc chữa lành vết thương sau sinh.
Từ những thông tin trên, chắc hẳn bạn đã biết được ảnh hưởng khi bà bầu làm việc nhà nhiều. Để con yêu phát triển tốt ngay từ trong tử cung, thai phụ cần nắm rõ một số lưu ý Kiddihub chia sẻ sau đây.
Nhiều nguyên cứu đã chứng minh khi mẹ bầu tắm nước quá nóng, xông hơi hoặc làm việc ở môi trường thời tiết nóng khắc nghiệt, nhiệt độ cao,... dẫn đến sự phát triển của bé bị ảnh hưởng. Đặc biệt là có thể khiến thai nhi bị nhẹ cân, dị tật.
Do đó, các chuyên gia luôn khuyên rằng khi mang bầu, bạn không nên tắm hơi. Khi tắm chỉ nên sử dụng nước ấm ở mức nhiệt dưới 32 độ C để tránh cơ thể nóng lên một cách bất ngờ.
Việc mẹ bầu tự ý dùng những loại thuốc chữa trị bệnh nguy hiểm, thuốc giảm đau, kích thích ăn uống nhưng chưa có sự cho phép của bác sĩ là rất nguy hiểm.
Bởi những loại thuốc này có thể vô tình khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh. Mặt khác có thể khiến mẹ bị sảy thai, sinh non, con sinh ra bị nhẹ cân,...
Bất kể là từ tháng bầu thứ 1, tháng thứ 4 hay tháng thứ 9 thai kỳ, các chuyên gia luôn khuyến cáo mẹ bầu không được uống rượu và hút thuốc lá. Thậm chí, ngửi mùi khói thuốc lá cũng không nên.
Bởi hai yếu tố này nếu được sử dụng trong suốt thai kỳ có thể dẫn đến tình trạng sinh non, sảy thai, thần kinh bất thường. Hơn nữa, còn khiến thai nhi tổn thương trí nhớ và chậm tăng cân từ trong bụng mẹ.
Thai nhi có thể nghe được âm thanh từ nhịp tim, giọng nói của mẹ ngay từ tháng thứ 4 thai kỳ. Chuyên gia khuyên mẹ bầu nên nghe nhạc nhẹ nhàng và thường xuyên nói chuyện với con.
Tuy nhiên, thai phụ cần tránh môi trường ồn ào, có nhiều tiếng động lớn. Vì đây là thời kỳ thai nhi đang hình thành thính lực, mẹ cần chú ý để không làm tổn thương con.
Thiếu dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân khiến thai phụ bị tụt huyết áp. Vậy mẹ bầu huyết áp thấp có ảnh hưởng đến thai nhi?
Trong quá trình mang bầu, việc ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng là rất quan trọng. Bất cứ thực phẩm nào mẹ ăn cũng đều qua nhau thai, dây rốn và chuyển đến bé hấp thụ. Vì vậy, bạn hãy chọn chế độ ăn uống lành mạnh, nạp đủ dinh dưỡng để con phát triển toàn diện.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nếu mẹ không ăn uống đầy đủ chất canxi trong thai kỳ. Lúc này em bé sẽ lấy canxi từ cơ thể của mẹ. Do đó, thai phụ rất dễ phải đối mặt với nguy cơ sau này bị loãng xương.
Trên đây là những thông tin Kiddihub.com chia sẻ về ảnh hưởng khi mẹ bầu làm việc quá sức. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tuân thủ những lưu ý trên để cả mẹ và bé luôn vui vẻ, khỏe mạnh trong tương lai.
18/03/2025
509
Đọc tiếp
18/03/2025
1381
Đọc tiếp
18/03/2025
856
Đọc tiếp
17/03/2025
742
Đọc tiếp
17/03/2025
1186
Đọc tiếp
17/03/2025
3108
Đọc tiếp
08/03/2025
2878
Đọc tiếp
08/03/2025
1101
Đọc tiếp