Tìm kiếm bài viết

5 Nguyên nhân vì sao mẹ bầu khó thở 3 tháng đầu

Đăng vào 20/02/2023 - 11:47:37

1418

Mục lục

Xem thêm

5 nguyên nhân khiến mẹ bầu khó thở 3 tháng đầu. Khó thở khi mang bầu có gì đáng ngại? Biện pháp cải thiện tình trạng này cho mẹ bầu.

5 Nguyên nhân vì sao mẹ bầu khó thở 3 tháng đầu

Mẹ bầu khó thở 3 tháng đầu là vấn đề thường gặp trong 40 tuần thai kỳ do sự thay đổi của cơ thể. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này là do đâu, có thực sự đáng ngại? Trong bài viết kỳ này, các mẹ hãy cùng Kiddihub tìm hiểu rõ về các vấn đề xung quanh tình trạng này nhé. 

Các nguyên nhân khiến mẹ bầu khó thở 3 tháng đầu

Bà bầu khó thở là triệu chứng thường gặp và có thể song hành cùng mẹ trong suốt thai kỳ. Những biểu hiện khó thở thường gặp ở phụ nữ mang thai đó là hụt hơi, hơi thở nặng, thấy mệt mỏi khi hít thở,... Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng mẹ bầu khó thở, mệt mỏi khi mang thai:

Trong cơ thể mẹ diễn ra sự thay đổi của hormone

Trong 3 tháng đầu mang thai, cơ thể mẹ có những thay đổi về nội tiết tố, gia tăng nồng độ hormone progesterone để làm dày lớp niêm mạc tử cung. Tuy nhiên, loại hormone này tác động trực tiếp lên phổi, làm mẹ hít vào và thở ra nhiều hơn dù đang thở bình thường. Kết quả là khiến nhịp thở của mẹ bầu tăng lên và mẹ sẽ có cảm giác như bị khó thở. 

me-bau-kho-tho-3-thang-dau
Mẹ bầu khó thở 3 tháng đầu

Do hoạt động của hệ hô hấp có sự thay đổi

Hoạt động hệ hô hấp của mẹ bầu cũng bắt đầu có sự thay đổi trong tam nguyệt cá đầu tiên. Dung tích phổi của phụ nữ mang thai được mở rộng để thu được nhiều oxy hơn để chia sẻ cho thai nhi thông qua máu nuôi thai. Sự thay đổi này cũng góp phần khiến mẹ bầu khó thở 3 tháng đầu.

Do bị thiếu sắt

Thiếu sắt là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng mẹ bầu khó thở, mệt mỏi khi mang thai. Sắt ảnh hưởng đến hoạt động của huyết sắc tố – chịu trách nhiệm vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Khi cơ thể mẹ bầu không có đủ sắt, huyết sắc tố sẽ hoạt động kém hơn, khiến nồng độ oxy trong cơ bắp bị giảm xuống. Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu cần phải bổ sung sắt thường xuyên trong suốt thai kỳ.

Do kích thước của cơ hoành tăng lên

Cơ hoành - dải mô ngăn cách giữa lồng ngực và ổ bụng giữ vai trò quan trọng trong quá trình hô hấp. Sự thay đổi kích thước của cơ hoành giúp cơ thể mẹ thích nghi với sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, cùng với sự gia tăng hormone progesterone trong cơ thể, việc hít thở của mẹ bầu sẽ trở nên khó khăn hơn.

Do một số bệnh lý 

Ngoài các nguyên nhân liên quan tới sự thay đổi trong cơ thể mẹ bầu thì còn do một vài nguyên nhân bệnh lý khác dẫn tới tình trạng này mà mẹ cần lưu ý khi mang thai:

me-bau-kho-tho-3-thang-dau
Mẹ bầu khó thở 3 tháng đầu là dấu hiệu thường gặp trong thai kỳ
  • Bệnh hen suyễn:

Nếu mẹ có tiền sử mắc bệnh hen suyễn trước đó thì khi mang thai mẹ bầu sẽ thường xuyên gặp phải tình trạng khó thở. Mẹ cần chú ý các dấu hiệu để và liên hệ ngay với bác sĩ để được vấn các phương pháp xử lý kịp thời để bảo vệ mẹ và thai nhi, tránh những biến chứng xấu như  mẹ bị xuất huyết âm đạo, thai nhi sẽ bị suy dinh dưỡng, sinh non hoặc có thể bị sảy thai.

  • Bệnh cơ tim chu sản:

Bệnh này là một loại của bệnh suy tim, có thể xảy ra trong thai kỳ hoặc sau khi sinh. Các triệu chứng phổ biến của bệnh như sưng mắt cá chân, hạ huyết áp, tim đập nhanh, khiến bà bầu khó thở. Bệnh cơ tim chu sản gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ bầu, do đó cần được phát hiện và điều trị sớm.

  • Bệnh thuyên tắc phổi:

Bệnh lý này thường xảy ra khi huyết khối bị tắc trong động mạch phổi, có thể ảnh hưởng đến quá trình mẹ bầu hít thở và gây ra tình trạng khó thở, đau ngực, ho.

  • Giữ nước:

Một số phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng phù nề. Tình trạng phù nề có thể ảnh hưởng đến phổi và xoang mũi, dẫn đến tình trạng mẹ bầu khó thở 3 tháng đầu.

Có thể bạn quan tâm: Đi khám thai lần đầu khi nào, xem ngay để biết!

Mẹ bầu khó thở 3 tháng đầu có đáng ngại hay không?

Khó thở không kèm theo các biểu hiện bất thường khác thì là một hiện tượng thường gặp ở hầu hết các mẹ bầu. Điều này sẽ khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi khi mang thai và khó chịu nhưng không gây nguy hiểm tới mẹ và thai nhi. Mẹ bầu chỉ cần nghỉ ngơi đầy đủ, có chế độ làm việc hợp lý, đi lại nhẹ nhàng, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. 

me-bau-kho-tho-3-thang-dau
Mẹ bầu khó thở đi kèm với những triệu chứng khác không nên chủ quan

Tuy nhiên, nếu mẹ cảm thấy khó thở đi kèm 1 số triệu chứng dưới đây thì mẹ bầu không nên chủ quan, cần đặc biệt lưu ý khi mang thai và nhanh chóng đi gặp bác sĩ:

  • Mẹ bầu bị hen suyễn nghiêm trọng
  • Khó thở xảy ra thường xuyên, liên tục, đây có thể là dấu hiệu của bệnh thiếu máu.
  • Thở gấp, tim đập nhanh, mạnh hoặc nhịp tim tăng cao kéo dài.
  • Xuất hiện hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu.
  • Ho nhiều không dứt, ho ra máu, kèm theo sốt, ớn lạnh, thở khò khè.
  • Ngón chân, ngón tay và môi chuyển sang màu tím hoặc xanh.

Mẹ bầu cần làm gì để giảm tình trạng khó thở 3 tháng đầu

Tình trạng khó thở là hiện tượng phổ biến và không thể tránh khỏi. Dưới đây là một vài gợi ý giúp mẹ bầu dễ chịu hơn trong 3 tháng đầu thai kỳ: 

  • Nghỉ ngơi và vận động hợp lý:

Khi gặp tình trạng khó thở, mẹ bầu cần được nghỉ ngơi, không nên làm việc nặng hay làm việc quá sức, tránh thức khuya. Bên cạnh đó, các bài tập nhẹ nhàng, vừa phải như đi bộ, tập yoga sẽ giúp mẹ bầu tăng sức khỏe, điều hòa nhịp tim, giảm triệu chứng khó thở và các triệu chứng xuất hiện trong thai kỳ khác.

me-bau-kho-tho-3-thang-dau
Tập yoga giúp điều hòa, giảm triệu chứng khó thở 
  • Hạn chế tiếp xúc với khói thuốc lá hoặc các mùi hương gây khó chịu:

Mẹ bầu cần tuyệt đối tránh khói khói thuốc, tuyệt đối không hút thuốc vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân và thai nhi. Ngoài ra, mẹ cũng cần tránh tiếp xúc với những chất gây mùi khó chịu: mùi hương nhân tạo, các chất gây dị ứng, phấn hoa, chất gây ô nhiễm, các chất độc,... sẽ giúp giảm tình trạng mẹ bầu khó thở 3 tháng đầu.

  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ:

Không gian nhà ở và nơi làm việc cần được vệ sinh thường xuyên và sạch sẽ. Nếu mẹ gặp tình trạng khó thở nặng hoặc có tiền sử mắc bệnh hô hấp thì tốt nhất nên sử dụng máy lọc không khí để giảm bụi bẩn, nấm mốc, tránh gây tình trạng nghiêm trọng hơn.

  • Thay đổi tư thế:

Tư thế giữ thẳng lưng khi ngồi hoặc đứng sẽ giúp phổi của mẹ bầu có khoảng không để tiếp nhận oxy dễ dàng hơn. Vào ban đêm, nếu mẹ bầu khó thở thì có thể kê thêm gối vào lưng và phần thân trên để giảm bớt áp lực lên phổi. Bên cạnh đó, tư thế nằm lý tưởng nhất cho phụ nữ mang thai là nằm nghiêng sang trái để tử cung không đè lên động mạch chủ, giúp việc hít thở của mẹ dễ dàng hơn.

Mẹ bầu có thể nâng hai cánh tay lên và đặt trên đỉnh đầu nếu cảm thấy khó thở. Bởi hành động này sẽ giúp áp lực cho khung xương sườn và mẹ sẽ hít thở dễ hơn.

me-bau-kho-tho-3-thang-dau
Sử dụng gối bầu giúp giảm bớt áp lực lên phổi của mẹ bầu
  • Chế độ dinh dưỡng:

Mẹ bầu cần uống nhiều nước và xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh để tránh tình trạng khó thở mà để có một thai kỳ khỏe mạnh. Mẹ bầu cần bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt, vitamin,... và hạn chế đồ ngọt, bia rượu, đồ ăn nhiều dầu mỡ,...

Blog liên quan: Mang thai 3 tháng đầu mẹ bầu không nên ăn gì?

  • Khám thai định kỳ:

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu đến khám thai và hỏi thăm bác sĩ về các vấn đề trong quá trình mang thai để nhận được những lời khuyên kịp thời.


Kiddihub hy vọng qua bài viết trên đã đem đến cho mẹ những kiến thức bổ ích về nguyên nhân vì sao mẹ bầu khó thở 3 tháng đầu. Các mẹ cũng đừng quên theo dõi Kiddihub để liên tục cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về những lưu ý khi mang thai và sinh con nhé!

Bài viết liên quan

Sinh con năm 2025 tháng nào tốt, hợp tuổi bố mẹ?

03/10/2024

2824

Sinh con năm 2025 tháng nào tốt, hợp tuổi bố mẹ?
Sinh năm 2025 tháng nào tốt? Hướng dẫn ba mẹ chọn tháng tốt sinh con năm 2025, hợp phong thủy, giúp bé có cuộc sống hạnh phúc và tài lộc đầy đủ

Đọc tiếp

Sinh mổ lần 3 có nguy hiểm không mẹ bầu xem ngay để biết!

20/02/2023

2713

Sinh mổ lần 3 có nguy hiểm không mẹ bầu xem ngay để biết!
Sinh mổ lần 3 có nguy hiểm không luôn là vấn đề được nhiều chị em phụ nữ tìm hiểu. Nếu cũng đang quan tâm, mời bạn hãy cùng Kiddihub tìm hiểu bài viết bên dưới.

Đọc tiếp

Sinh mổ lần 2 ở tuần 38 được không, mẹ cần chú ý những gì?

20/02/2023

2584

Sinh mổ lần 2 ở tuần 38 được không, mẹ cần chú ý những gì?
Sinh mổ lần 2 ở tuần 38 được không là thắc mắc chung của nhiều mẹ bầu hiện nay. Để tìm được lời giải đáp, mời bạn hãy cùng Kiddihub tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Đọc tiếp

Sinh mổ uống nước dừa được không, xem ngay để biết!

20/02/2023

2651

Sinh mổ uống nước dừa được không, xem ngay để biết!
Sinh mổ uống nước dừa được không là câu hỏi nhận được sự quan tâm từ chị em mới đẻ. Để có câu trả lời bạn hãy theo dõi nội dung bài viết bên dưới.

Đọc tiếp

Sinh mổ bao lâu được ăn nếp, xem ngay để biết!

20/02/2023

2466

Sinh mổ bao lâu được ăn nếp, xem ngay để biết!
Sinh mổ bao lâu được ăn nếp là băn khoăn của nhiều chị em. Thực tế thời gian này còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa, tình trạng vết mổ,… Xem ngay!

Đọc tiếp

Phụ nữ sau sinh mổ bao lâu thì quan hệ được và cần kiêng điều gì?

20/02/2023

2053

Phụ nữ sau sinh mổ bao lâu thì quan hệ được và cần kiêng điều gì?
Sau sinh mổ bao lâu thì quan hệ được là vấn đề luôn được quan tâm nhiều. Để giải đáp được băn khoăn, bạn đừng vội bỏ qua thông tin được Kiddihub chia sẻ dưới đây.

Đọc tiếp

Sau sinh mổ nên ăn gì tốt cho cả mẹ và con? Xem ngay để biết!

20/02/2023

2613

Sau sinh mổ nên ăn gì tốt cho cả mẹ và con? Xem ngay để biết!
Sau sinh mổ nên ăn gì và nên kiêng gì để tốt cho cả mẹ và con? Để có được câu trả lời, bạn hãy tham khảo những thông tin Kiddihub chia sẻ trong bài viết bên dưới.

Đọc tiếp

Phụ nữ sinh mổ bao lâu thì ăn được tôm? Một số điều mẹ cần chú ý

20/02/2023

6445

Phụ nữ sinh mổ bao lâu thì ăn được tôm? Một số điều mẹ cần chú ý
Sinh mổ bao lâu thì được ăn tôm là một trong những nỗi bận tâm của chị em. Nếu cũng đang quan tâm tìm hiểu, mời bạn hãy cùng Kiddihub theo dõi bài viết dưới đây.

Đọc tiếp

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • ...
  • >
  • >>