Tìm kiếm bài viết

Phòng ngừa ngộ độc thức ăn ở trẻ nhỏ 

Đăng vào 25/07/2023 - 16:13:48

1034

Mục lục

Xem thêm

Trong môi trường giáo dục và chăm sóc trẻ nhỏ, phòng chống ngộ độc là một yếu tố cực kỳ quan trọng. KiddiCare cam kết đả...

Phòng ngừa ngộ độc thức ăn ở trẻ nhỏ 

Trong môi trường giáo dục và chăm sóc trẻ nhỏ, phòng chống ngộ độc là một yếu tố cực kỳ quan trọng. KiddiCare cam kết đảm bảo môi trường an toàn và chăm sóc tốt nhất cho các bé yêu. Hãy cùng KiddiCare tìm hiểu những phương pháp phòng chống ngộ độc dành cho giáo viên và bảo mẫu:

Ngộ độc thức ăn xảy ra khi bạn ăn hay uống phải thực phẩm hay nước bị nhiễm các vi khuẩn gây hại (mầm bệnh), độc tố hay hoá chất. Khi nhắc đến ngộ độc thức ăn, chúng ta thường nghĩ đến viêm dạ dày hay ruột thông thường: căn bệnh viêm nhiễm ở ruột thường gây ra tiêu chảy hoặc nôn mửa. Tuy nhiên, đôi khi các triệu chứng hay các bệnh khác như buồn nôn và chuột rút vùng bụng cũng có thể xuất hiện khi bạn ăn phải các thức ăn bị nhiễm độc.

Phòng ngừa ngộ độc thức ăn ở trẻ nhỏ
Giáo viên/bảo mẫu cần để ý đến những hành động lạ của trẻ để điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm

Để biết cách phòng chống ngộ độc thực phẩm trong trường mầm non, chúng ta cần phải biết nguyên nhân gây nên ngộ độc thực phẩm cho trẻ. Có 5 nguyên nhân chính gây nên ngộ độc cho trẻ.

- Nguyên nhân 1 ngộ độc thực phẩm do vi sinh vật

- Nguyên nhân 2 ngộ độc thực phẩm do nguyên liệu và sản phẩm thực phẩm chứa độc tố. Nguyên liệu chủ yếu cho chế biến thực phẩm là thực vật và động vật

- Nguyên nhân 3 ngộ độc thực phẩm do các quá trình chế biến và bảo quản thực phẩm.

- Nguyên nhân 4 ngộ độc thực phẩm do các chất phụ gia.

- Nguyên nhân 5 ngộ độc thực phẩm do phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật.

Trẻ em, đặc biệt trẻ em lứa tuổi mầm non, có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện vì thế dễ dàng bị ngộ độc thức ăn tập thể nếu thức ăn không đảm bảo yêu cầu an toàn thực phẩm. Trẻ độ tuổi mầm non bị ngộ độc thường rất nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng, vì thế, phụ huynh và giáo viên/bảo mẫu cần chú ý vào khẩu phần ăn của con trẻ.

2. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị ngộ độc thức ăn

Với hệ tiêu hóa còn chưa hoàn thiện nên tình trạng trẻ bị ngộ độc thực ăn là rất dễ xảy ra. Thông thường, trẻ khi bị ngộ độc thức ăn sẽ có các phản ứng, triệu chứng biểu hiện sau 15 - 30 phút sau khi ăn. Một vài trường hợp, các triệu chứng của tình trạng có thể xuất hiện lâu hơn trong vòng 24 giờ đồng hồ.

Thông thường, trẻ ngộ độc thức ăn sẽ xuất hiện với các dấu hiệu, triệu chứng điển hình như sau:

  • Trẻ nôn hoặc muốn nôn ói. 
  • Trẻ bị đau bụng dữ dội khiến trẻ quấy khóc nhiều hơn.
  • Có thể sốt ở giai đoạn muộn.
  • Trẻ tiêu chảy, đi ngoài ra phân lỏng hoặc nước.
  • Bụng chướng. 

 

Phòng ngừa ngộ độc thức ăn ở trẻ nhỏ
Người mệt mỏi, thậm chí bé có thể rơi vào tình trạng hôn mê, không tỉnh táo cũng có thể là dấu hiệu trẻ bị ngộ độc 

3. Bảo mẫu cần làm gì khi chăm sóc trẻ bị ngộ độc thức ăn ở nhà?

Trong quá trình chăm sóc trẻ hồi phục sau ngộ độc thức ăn, bảo mẫu nên áp dụng các phương pháp sau:

Thay đổi chế độ ăn uống của bé 

  • Cho bé sử dụng các loại thức ăn dạng lỏng để dễ tiêu hóa: 
  • Các món ăn loãng, mềm như súp, cháo, canh để đảm bảo dinh dưỡng và giúp trẻ dễ ăn hơn.
  • Sữa chua hoặc váng sữa để hỗ trợ sức khỏe của hệ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng và nhiễm dịch. Đồng thời bổ sung các lợi khuẩn có lợi cho cơ thể.
  • Trái cây và rau xanh nhằm bổ sung vitamin, khoáng chất cùng các chất vi lượng. Trong đó, giáo viên/bảo mẫu có thể ưu tiên lựa chọn chuối, táo. 
  • Gừng nên được thêm vào làm gia vị cho một số món ăn hoặc sử dụng để pha nước cho trẻ uống sẽ giúp giải độc hiệu quả hơn.
  • Không nên ép bé ăn quá nhiều, có thể cho bé nghỉ và từ từ ăn thêm. Có thể chia thành các bữa ăn nhỏ với bé.
  • Giảm lượng thức ăn của bé xuống ít hơn so với giai đoạn bé còn khỏe.
  • Khi nhận thấy bé bình thường trở lại, giáo viên/bảo mẫu có thể cho bé ăn cơm, bánh và một số đồ ăn khác.

Vệ sinh cơ thể

  • Hạn chế tắm với bé do cơ thể còn đang rất yếu.
  • Nên cho bé tắm nhanh và tắm với nước ấm.
  • Tránh việc tiếp xúc nhiều với gió
Phòng ngừa ngộ độc thức ăn ở trẻ nhỏ
Vệ sinh răng miệng cho trẻ cũng vô cùng quan trọng 

Cho trẻ uống nước

  • Sử dụng nước bù điện giải.
  • Không cho trẻ uống nước đá, các loại nước ngọt hoặc nước có ga.
  • Giáo viên/bảo mẫu cũng có thể cho bé uống nước ép hoa quả để trẻ dễ uống hơn.

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

  • Giáo viên/bảo mẫu cần đảm bảo toàn bộ thực phẩm cho bé ăn là sạch - an toàn.
  • Các đồ ăn cần được nấu chín, sơ chế và chế biến đảm bảo vệ sinh.
  • Hạn chế việc ăn hải sản.

Cho trẻ nghỉ ngơi

  • Trẻ bị ngộ độc thức ăn cần được nghỉ ngơi nhiều hơn bình thường, tránh các vấn động mạnh.
  • Giáo viên/bảo mẫu tốt nhất nên cho bé ngủ sớm, ngủ đủ giấc.
  • Hạn chế tiếng ồn gây ảnh hưởng tới giấc ngủ của bé.

Bảo mẫu không nên tự ý cho bé uống thuốc điều trị tiêu chảy. Khi tiêu chảy và nôn mửa chấm dứt, bạn cần cho trẻ ăn các bữa ăn nhỏ, nhẹ và ít chất béo trong vài ngày để ngăn chặn chứng rối loạn dạ dày.

Nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hay bạn thấy bé có dấu hiệu mất nước, hãy gọi ngay cho bác sĩ.

Bảo mẫu nên phòng ngừa ngộ độc thức ăn cho gia đình như thế nào?

Các bí quyết sau đây sẽ giúp làm giảm các rủi ro liên quan đến ngộ độc thức ăn:

  • Hướng dẫn các thành viên trong gia đình rửa tay sạch sẽ và thường xuyên, đặc biệt là sau khi sử dụng nhà vệ sinh, trước khi ăn và sau khi chạm tay vào đồ ăn sống. Dùng xà phòng và nước ấm rửa tay trong ít nhất 15 giây;
  • Rửa sạch tất cả các đồ dùng nấu ăn, thớt và các bề mặt mà bạn dùng để chế biến thức ăn bằng nước xà phòng;
  • Không uống sữa hay ăn thức ăn chưa tiệt trùng;
  • Rửa sạch rau và trái cây sống nếu không thể bóc vỏ khi ăn;
  • Để thức ăn sống (đặc biệt là thịt, gia cầm và đồ biển) tránh xa các thức ăn khác cho đến khi chúng được nấu chín;
  • Không dùng thực phẩm đã hết hạn;
  • Nấu chín tất cả loại thức ăn có nguồn gốc động vật trong nhiệt độ an toàn. Đối với thịt bò và thịt heo nghiền, nhiệt độ ít nhất là 71 độ C. Đối với thịt đã cắt, nhiệt độ an toàn khi nấu là 63 độ C. Đối với thịt gà và gà tây nghiền hay để nguyên con thì nhiệt độ ít nhất phải là 74 độ C. Hãy nấu trứng gà cho đến khi chín luôn lòng đỏ. Các loại cá sẽ an toàn khi chúng được nấu chín ở nhiệt độ ít nhất là 63 độ C;
  • Hãy trữ các thức ăn thừa vào các hộp đậy nắp kĩ và cất vào tủ lạnh;
  • Hâm lại các thức ăn trong tủ lạnh, lò vi sóng, không bao giờ rã đông chúng trong nhiệt độ phòng;
  • Nếu thức ăn có vị hay mùi lạ thì nên bỏ ngay;
  • Nếu bạn đang mang thai, hãy tránh ăn các món thịt hay đồ hải sản sống hay chưa chế biến, đồ biển xông khói, trứng sống và các sản phẩm có thể bao gồm phô mai mềm, sữa và nước trái cây chưa tiệt trùng, patê, xà lách, thịt tái và bánh kẹp xúc xích;
  • Không uống nước từ suối hay nguồn nước chưa được tiệt trùng.


Nếu có ai đó bị ngộ độc thức ăn, hãy đưa nạn nhân tới trung tâm y tế ngay lập tức. Các nhân viên ở đây có thể xác định nguyên nhân gây bệnh và ngăn chặn những cơn bộc phát tiềm tàng có thể ảnh hưởng đến người khác.

Hãy đăng ký trở thành giáo viên hoặc bảo mẫu của dịch vụ trông trẻ tại nhà KiddiCare để được đào tạo chuyên sâu và cùng chúng tôi xây dựng môi trường an toàn và phòng chống ngộ độc tốt nhất cho các bé yêu! Liên hệ ngay để biết thêm chi tiết và tham gia cùng chúng tôi trong hành trình chăm sóc và giáo dục trẻ nhỏ. 

Phòng ngừa ngộ độc thức ăn ở trẻ nhỏ

Tải App KiddiHub tại đây

Tìm hiểu thêm về dịch vụ 

Công ty Cổ phần Công nghệ Giáo dục KiddiHub

Địa chỉ: 158 Phố Hoàng Ngân, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

Email: [email protected]

Hotline: 0972171331

Đăng bởi: Dương Thanh Hoa

Dương Thanh Hoa Dương Thanh Hoa

Bài viết liên quan

Làm thế nào khi bé bị dị ứng thời tiết?

02/08/2023

1038

Làm thế nào khi bé bị dị ứng thời tiết?
Khi thời tiết chuyển mùa, khí hậu thay đổi đột ngột trẻ nhỏ luôn là đối tượng rất dễ bị mắc bệnh. Do làn da còn mỏng man...

Đọc tiếp

Biểu hiện khi bé nuốt phải dị vật 

02/08/2023

1240

Biểu hiện khi bé nuốt phải dị vật 
Dị vật tiêu hóa là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ trong độ tuổi 6 tháng - 5 tuổi vì bản tính tò mò, hiếu đ...

Đọc tiếp

Cách dạy trẻ không nghe lời cực dễ

02/08/2023

1406

Cách dạy trẻ không nghe lời cực dễ
Tại sao con lại không nghe lời?Đầu tiên, trước khi học cách dạy con nghe lời thì bạn cần hiểu rõ tại sao tr...

Đọc tiếp

Cách dạy trẻ không nghe lời cực dễ

02/08/2023

1406

Cách dạy trẻ không nghe lời cực dễ
Tại sao con lại không nghe lời?Đầu tiên, trước khi học cách dạy con nghe lời thì bạn cần hiểu rõ tại sao tr...

Đọc tiếp

Làm cách nào để điều trị vết côn trùng cắn ở trẻ?

02/08/2023

1306

Làm cách nào để điều trị vết côn trùng cắn ở trẻ?
Vết muỗi cắn hoặc một số loại côn trùng đốt thường gây ngứa, có thể nhói hoặc sưng lên một chút. Bạn có thể ngăn trẻ bị ...

Đọc tiếp

Hành trang nuôi dạy trẻ ở độ tuổi 0-12 tháng tuổi cho bảo mẫu

02/08/2023

1202

Hành trang nuôi dạy trẻ ở độ tuổi 0-12 tháng tuổi cho bảo mẫu
Cách nuôi dạy trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi bằng tình mẫu tử ấm áp giúp bé có quãng tuổi thơ êm đềm thông minh khỏe m...

Đọc tiếp

Những lời khuyên hữu ích để đối phó với tình trạng bé biếng ăn 

01/08/2023

1174

Những lời khuyên hữu ích để đối phó với tình trạng bé biếng ăn 
Thiếu hoặc mất cảm giác ngon miệng là dấu hiệu của chứng biếng ăn. Biếng ăn ở trẻ xảy ra khi trẻ chán ăn, không muốn ăn ...

Đọc tiếp

3 mốc thời gian phát triển cảm xúc quan trọng của trẻ 

01/08/2023

1385

3 mốc thời gian phát triển cảm xúc quan trọng của trẻ 
Những năm tháng đầu đời là thời điểm vàng cho sự phát triển cảm xúc của trẻ. Nếu chú ý quan sát, cha mẹ sẽ phát hiện ra ...

Đọc tiếp

  • 1
  • 2
  • 3
  • >
  • >>