Siêu ưu đãi đầu năm chỉ có trên KiddiHub
Giảm 100% học phí tháng đầuĐăng vào 10/01/2023 - 14:42:39
687
Mục lục
Xem thêm
Bụng bầu to có sao không? Với mỗi người phụ nữ, làm mẹ là thiên chức vô cùng thiêng liêng và xúc động. Tuy nhiên trong quá trình mang thai, các mẹ sẽ không ít lần cảm thấy hoang mang, nhất là khi mang thai lần đầu khi gặp những dấu hiệu bất thường. Một trong đó là trường hợp bụng bầu to bất thường. Vậy bụng bầu quá to có cần lo lắng và khi bụng bầu to bất thường cần làm gì? Những thắc mắc trên sẽ được Kiddihub giải đáp thông qua chia sẻ của bài viết này.
Trên thực tế, kích thước bụng bầu qua các giai đoạn và tùy thuộc vào cơ địa của người mẹ sẽ khác nhau. Thông thường, các mẹ bầu có dáng người thon gọn, cao ráo khi mang thai bụng sẽ ít gặp trường hợp bụng to. Ngược lại, với các mẹ dáng người đậm, có sẵn lớp mỡ bụng thì khi mang thai bụng thường có kích thước to hơn.
Hiện nay vẫn chưa có tiêu chuẩn nhất định về kích thước “đạt chuẩn” của bụng khi mang thai. Theo báo cáo ghi nhận, trong một cuộc thi về bụng bầu to nhất thế giới được tổ chức tại Nicaragua gần đây, một bà mẹ đã chiến thắng với chiếc bụng có đường kính lên tới tận 56cm.
Tuy nhiên nếu phát hiện bụng bầu to bất thường ở bất kỳ giai đoạn nào các mẹ cũng không được xem nhẹ. Đây có thể là dấu hiệu của chứng thừa cân thai kỳ hoặc tiểu đường thai kỳ. Đối với những mẹ đang mang bầu ở 3 tháng đầu mặc dù ít xảy ra nhưng cũng cần cẩn trọng trước nguy cơ bị đa ối - nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng bụng bầu to bất thường.
Một nguyên nhân khác khiến bụng bầu to bất thường cũng có thể xuất phát từ chế độ ăn uống không khoa học của mẹ bầu. Việc mẹ bầu ăn uống không kiểm soát khiến kích thước vòng hai tăng không đồng nghĩa với việc cân nặng của thai nhi sẽ tăng. Điều này còn có thể gây hại sự hình thành và phát triển của con.
Có thể nói việc bụng to hơn bình thường hay bất kỳ dấu hiệu khác lạ trong quá trình mang thai các mẹ cũng cần thăm khám bác sĩ chuyên môn. Do nhiều trường hợp không thể phán đoán qua mắt nhìn thông thường hay kinh nghiệm vì thế các mẹ bầu nên thăm khám thường xuyên theo tư vấn của bác sĩ để đảm bảo có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.
Tham khảo thêm: Bụng bầu nổi mẩn đỏ ngứa phải làm sao?
Như đã nói ở trên, không có một tiêu chuẩn nhất định về kích thước bụng bầu, thế nên các mẹ cần theo dõi thường xuyên cơ thể mình và bổ sung kiến thức về cẩm nang sinh con để có thai kỳ khỏe mạnh.
Trường hợp bụng bầu to không hiếm gặp và không phải mọi trường hợp đều đáng lo
Một trong những trường hợp bụng bầu lớn thường gặp là bụng bầu có bề ngang to. Nguyên nhân của tình trạng này là do thai nhi đang nằm ngang. Theo các chuyên gia, dáng nằm này cũng như trường hợp bụng bầu to bề ngang không gây nguy hiểm cho mẹ và bé. Tuy nhiên vẫn nên can thiệp sớm để giúp thai nhi lật ngửa lại. Khi gặp trường hợp này, mẹ bầu cần phải theo dõi thường xuyên, nhất là ở 3 tháng cuối thai kỳ và có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý.
Nếu như giai đoạn sắp sinh bụng bầu tụt xuống dưới thì trong ⅔ thai kỳ, thai nhi có xu hướng nằm nhô lên trên, nhiều mẹ lần đầu mang thai sẽ thấy lo lắng và cho rằng bụng bầu to hơn bình thường. Tuy nhiên đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường, bụng bầu của mẹ to là do các múi cơ giãn ra giúp thai phụ không khó chịu và giảm áp lực lên tử cung.
Bên cạnh các trường hợp kích thước bụng bầu bình thường, nhiều mẹ bầu cũng gặp phải tình trạng bụng to bất thường. Tiểu đường thai kỳ hay béo phì, đa ối khi mang thai có thể là nguyên nhân khiến kích thước bụng bầu vượt mức bình thường.
Mẹ bầu bị đa ối sẽ có lượng nước ối nhiều hơn hơn nên bụng lớn hơn. Với mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ, bụng bầu có kích thước lớn là do cân nặng tăng quá nhanh. Trong trường hợp nghi ngờ, mẹ bầu có thể tiến hành kiểm tra máu, nước tiểu cũng như siêu âm hoặc tiến hành chọc ối để kiểm tra.
Trong quá trình mang thai, mẹ bầu không những cần quan tâm đến kích thước bụng bầu to hơn bình thường mà còn cần phải chăm sóc sức khỏe toàn diện đúng cách:
Khám thai là điều quan trọng đầu tiên các mẹ cần thực hiện trong quá trình mang thai:
3 tháng đầu thai kỳ
3 tháng giữa thai kỳ (tính từ tuần 14 đến 28 tuần 6 ngày): mỗi tháng khám một lần
3 tháng cuối của thai kỳ ( tính từ tuần 29 đến tuần 40)
Với trường hợp không có điều kiện hoặc thời gian, mẹ bầu vẫn cần duy trì tối thiểu là 3 lần khám thai cho một thai kỳ, đặc biệt tại các thời điểm 12, 22, 32 tuần. Ngoài ra mẹ bầu cũng nên lưu ý một số điểm sau:
Theo dõi cẩn trọng nếu bác sĩ khuyến cáo thai bất thường hay có nguy cơ sinh non. Việc thường xuyên thăm khám cũng giúp phát hiện những dấu hiệu bất thường khi bụng bầu to và có biện pháp điều trị phù hợp, đồng thời làm giảm bớt các tai biến sản khoa cũng giảm tỷ nguy hiểm cho mẹ và bé.
Tham khảo thêm: 3 mốc khám thai quan trọng nhất
Mẹ bầu có chế độ dinh dưỡng tốt thì thai nhi sẽ được phát triển toàn diện, nhờ đó em bé sẽ khỏe mạnh, tránh tình trạng sinh non. Mẹ bầu nên bổ sung thức ăn bằng cách tăng khẩu phần ăn bình thường lên 1/4 so với lúc chưa mang thai. Tuy nhiên không nên ăn nhiều trong một bữa mà nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Để ăn được nhiều và đầy đủ dưỡng chất, thực đơn ăn uống của mẹ bầu cần thay đổi liên tục, chế biến ngon miệng và đảm bảo vệ sinh
Trường hợp mẹ bầu những tháng đầu bị nghén, ăn uống có thể kém đi thì nên bổ sung năng lượng qua các loại sữa phù hợp, đồng thời nghỉ ngơi nhiều hơn để tránh mất thêm năng lượng.
Để ăn đủ chất, mẹ bầu cần ăn đầy đủ các nhóm thức ăn chứa: đạm, chất béo, muối khoáng, vitamin:
Ngoài ra nếu mẹ bầu có tiền sử mắc bệnh cần phải có chế độ ăn kiêng thì khi có thai vẫn cần tuân thủ. Nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa điều trị để được hướng dẫn chế độ ăn phù hợp.
Ngoài ra mẹ bầu trước khi mang thai, trong khi mang thai và sau khi sinh nên sử dụng các loại thực phẩm chức năng phù hợp. Bởi vì, thông qua các bữa ăn cũng không thể cung cấp đủ dưỡng chất cho mẹ và con. Để tránh tình trạng bụng bầu to do tích tụ mỡ thừa, mẹ bầu cũng cần lưu ý:
Hy vọng với những chia sẻ trên của Kiddihub, mẹ bầu sẽ không cần lo lắng về bụng bầu to. Bên cạnh đó, hãy thường xuyên theo dõi các bài viết tiếp theo của Kiddihub để cập nhật những kiến thức hữu ích cho một thai kỳ khỏe mạnh các mẹ nhé!
18/03/2025
512
Đọc tiếp
18/03/2025
1397
Đọc tiếp
18/03/2025
869
Đọc tiếp
17/03/2025
761
Đọc tiếp
17/03/2025
1215
Đọc tiếp
17/03/2025
3156
Đọc tiếp
08/03/2025
2929
Đọc tiếp
08/03/2025
1112
Đọc tiếp