Siêu ưu đãi đầu năm chỉ có trên KiddiHub
Giảm 100% học phí tháng đầuĐăng vào 28/12/2022 - 11:06:37
1230
Mục lục
Xem thêm
Bụng bầu theo từng tháng của thai kỳ sẽ có những sự thay đổi khác nhau mà mẹ bầu có thể quan sát được. Cùng Kiddihub tìm hiểu kích thước bụng bầu qua các giai đoạn và một số bài tập cho mẹ bầu qua bài viết dưới đây.
Bụng bầu của mỗi người sẽ khác nhau tùy vào từng giai đoạn, cơ địa hay số lần mang thai. Các trạng thái bụng bầu phổ biến như sau:
Bụng bầu nhỏ sẽ thường gặp ở những người phụ nữ lần đầu mang thai. Nguyên nhân có thể không phải do cơ địa người mang thai mà có thể do thiếu ối hoặc ít nước ối. Bạn nên đi khám bác sĩ để kiểm tra sự ổn định đối với thai nhi.
Những người phụ nữ mang thai lần 2 trở đi bụng sẽ to hơn so với người mang thai lần đầu. Nguyên nhân có thể là do vị trí của thai nhi hoặc do hiện tượng đa ối – lượng nước ối quá cao.
Bụng bầu cao sẽ thường gặp ở những người phụ nữ có cơ bụng khỏe và săn chắc.
Trạng thái này thường xảy ra ở những phụ nữ mang thai lần thứ 2 hoặc thứ 3 do cơ thể mẹ đã trải qua sinh nở nên cơ bụng bị kéo giãn không còn sự săn chắc. Ngoài ra, ở giai đoạn cuối thai kỳ, bụng bầu của mẹ chuyển thấp có thể đó là dấu hiệu của việc chuyển dạ sắp sinh do em bé quay đầu về ngôi thuận sát vùng chậu.
Nguyên nhân có thể là do thai nhi nằm ở vị trí ngồi ngang. Nếu bé không quay đầu xuống cổ tử cung khi chuyển dạ vào thời điểm chuyển dạ thì đây là một vấn đề nghiêm trọng. Ngoài ra, mẹ bầu bị thừa cân cũng có thể gặp tình trạng này.
Kể từ khi mang thai, bạn sẽ chú ý đến hình dáng, kích thước bụng bầu theo từng tháng của mình sẽ như thế nào. Dưới đây là sự thay đổi kích thước của vòng bụng bầu qua các giai đoạn:
Lúc này, phôi thai mới bắt đầu hình thành nên chỉ có kích thước khoảng 0,6cm. Do đó, bụng của mẹ sẽ chưa có những thay đổi rõ rệt.
Ở tháng thứ 2, thai nhi có kích thước khoảng 2,54cm. Bụng mẹ bầu dần to lên và bắt đầu gặp triệu chứng ốm nghén như chóng mặt, buồn nôn, giảm cảm giác thèm ăn,….
Bụng bầu theo từng tháng thứ 3 đã to hơn một chút ở phần dưới. Thai nhi có kích thước khoảng 10cm và đã phát triển hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, mẹ vẫn gặp những cơn ốm nghén và cơ thể có những dấu hiệu thay đổi rõ ràng hơn: phát nhiệt, mệt, tiểu nhiều, đau ngực,...
Sang tháng thứ 4, bụng mẹ bầu bắt đầu to lên trông thấy. Lúc này kích thước thai nhi đã tăng kích thước lên khoảng 15cm đến 24cm.
Bụng bầu 5 tháng bắt đầu có sự thay đổi rõ rệt hơn và mẹ có thể thấy rõ hình dáng bụng bầu như thế nào: cao, thấp hay nhô về phía trước. Thai nhi lúc này có kích thước sẽ là khoảng 25,4cm.
Bước sang tháng thứ 6, bụng mẹ bầu sẽ to lên do cân nặng và chiều dài của thai nhi tăng. Cơ thể của bé ở giai đoạn này cũng đã phát triển đầy đủ và có kích thước khoảng 30cm.
Tham khảo thêm: Mẹ bầu ăn gì để con tăng cân nhanh, đều trong giai đoạn thai kỳ?
Ở tháng thứ 7, thai nhi có kích thước khoảng 35,5cm và sẽ phát triển chậm lại. Thân hình và bụng của mẹ đã sự thay đổi nhiều hơn. Việc đi lại và sinh hoạt của mẹ từ tháng này sẽ gặp nhiều khó khăn, cần chú ý đến chế độ sinh hoạt, thức ăn hàng ngày, nhằm giảm thiểu nguy cơ sinh non.
Sang tháng này, thai nhi có kích thước khoảng 45,7cm. Kích thước vòng bụng mẹ có thể trông lớn hơn một chút nhưng không đáng kể.
Ở tháng cuối cùng, thai nhi gần như đã phát triển hoàn toàn tất cả các cơ quan và bộ phận trên cơ thể và có kích thước khoảng 45 đến 73cm. Thời gian này, mẹ có thể sinh bé bất cứ lúc nào nên mẹ cần chuẩn bị mọi thứ để sẵn sàng cho việc em bé ra đời.
Bụng bầu qua các giai đoạn sẽ có sự thay đổi. Tuy nhiên, nếu kích thước bụng bầu lớn bất thường thì có thể là dấu hiệu của tình trạng tiểu đường thai kỳ, thừa cân, béo phì hoặc đa ối. Để tránh tình trạng trên thì mẹ cần chú ý đến những yếu tố sau:
Để tránh tình trạng thừa cân, mẹ bầu cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, chia bữa ăn chính thành nhiều bữa nhỏ, bổ sung đầy đủ nước mỗi ngày, tập thể dục mỗi ngày,… Bên cạnh đó, mẹ bầu nên tránh đồ ăn cay nóng, đồ uống có cồn, cafein và hạn chế ngủ muộn,…
Khi nghi ngờ về tình trạng bụng bầu to bất thường, mẹ có thể đến gặp bác sĩ để tiến hành thăm khám và làm các xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm hoặc tiến hành chọc ối để kiểm tra.
Các vết rạn xuất hiện ở các khu vực như bụng, hông, đùi, ngực, cánh tay,… là do việc tăng cân quá mức, và nhanh trong thời gian ngắn so với khả năng co giãn ở da. Để hạn chế tình trạng này, mẹ bầu cần cung cấp đầy đủ vitamin E, vitamin A, omega-3, omega-6,… qua chế độ ăn uống hay sử dụng loại kem dưỡng ẩm.
Mẹ bầu có thể đọc thêm các bài viết hữu ích về cẩm nang sinh con tại Kiddihub để có thêm những kiến thức cần thiết trong hành trình làm mẹ.
Mẹ bầu có thể tham khảo và áp dụng một số bài tập thể dục giúp hạn chế tối đa các biến chứng thai kỳ, cũng như giúp máu lưu thông tốt, giảm mỏi mệt trong quá trình mang thai. Sau đây là gợi ý một số bài tập thể dục mà mẹ bầu nên thử:
Đi bộ là một trong những phương pháp luyện tập tốt, đơn giản và hiệu quả cho bụng bầu theo từng tháng. Mẹ có thể tản bộ để hóng mát hay đi dạo với bạn bè và gia đình. Đây là hoạt động giúp mẹ bầu cải thiện tuần hoàn máu, giải tỏa căng thẳng và điều hòa nhịp tim.
Các mẹ bầu tập yoga không chỉ xây dựng thể lực, cải thiện khả năng thăng bằng mà còn giúp cơ bắp săn chắc mềm dẻo, giảm huyết áp và giúp mẹ biết cách điều hòa nhịp thở khi sinh. Tuy nhiên, bạn cần tránh những bài tập sau khi tập yoga cho bà bầu:
Pilates là một trong những bài tập thể dục tốt cho bụng bầu theo từng tháng giúp vừa mẹ cải thiện sức khỏe vừa giảm thiểu tình trạng đau lưng. Tuy nhiên, với pilates thì mẹ bầu cần phải có sự hướng dẫn của huấn luyện viên để tránh các tình trạng tập không đúng cách gây ra như đau lưng, chấn thương.
Bơi lội là một trong những bài tập giúp mẹ bầu thư giãn và thả lỏng cơ thể. Không chỉ hỗ trợ cho hệ tuần hoàn, bơi lội thường xuyên sẽ giúp mẹ bầu cải thiện độ săn chắc của cơ và tăng sức bền. Mẹ bầu có thể tập 2 đến 5 lần mỗi tuần, mỗi lần khoảng 30 phút. Mỗi lần bơi, mẹ hãy cố gắng thực hiện một số động tác bơi nhẹ nhàng, tránh các động tác vặn người quá mức.
Kiddihub hy vọng qua bài viết trên đã đem đến cho mẹ bầu những thông tin hữu ích về bụng bầu theo từng tháng từ đó giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh, hạnh phúc. Và bạn đừng quên theo dõi Kiddihub để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích về mẹ và bé nhé!
18/03/2025
479
Đọc tiếp
18/03/2025
1322
Đọc tiếp
18/03/2025
781
Đọc tiếp
17/03/2025
697
Đọc tiếp
17/03/2025
1060
Đọc tiếp
17/03/2025
2852
Đọc tiếp
08/03/2025
2610
Đọc tiếp
08/03/2025
1059
Đọc tiếp