Tìm kiếm bài viết

Bụng bầu căng cứng làm sao để khắc phục?

Đăng vào 29/12/2022 - 09:24:01

886

Mục lục

Xem thêm

Bụng bầu căng cứng là tình trạng nhiều mẹ bầu gặp phải. Vậy nguyên nhân và cách khắc phục như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ bầu giải đáp

Bụng bầu căng cứng làm sao để khắc phục?

Bụng bầu căng cứng là hiện tượng phổ biến mà nhiều mẹ bầu gặp phải nhưng không phải ai cũng hiểu được nguyên nhân vì thế dẫn đến những lo lắng không đáng có ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy cụ thể đâu là lý do dẫn đến tình trạng này, cách khắc phục ra sao? Các mẹ bầu hãy cùng Kiddihub tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!

bung-bau-cang-cung
Mẹ bầu gặp rất nhiều vấn đề trong quá trình mang thai trong đó có tình trạng bụng bầu căng cứng

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bụng bầu căng cứng

Khi mẹ bầu gặp phải tình trạng bụng bầu căng cứng, không cần quá lo lắng, nguyên nhân có thể đến từ một số tác động sau:

Vì tử cung lớn dần

Mẹ bầu mới mang thai 3 tuần đâu, cân nặng của thai nhi chưa đáng kể vì thế sẽ không cảm nhận được gì nhiều. Tuy nhiên khi em bé lớn dần lên và tử cung phát triển để phù hợp với kích thước của thai nhi. Sự phát triển của tử cung sẽ tạo nên áp lực cho bàng quang, thành bụng. Lúc này mẹ bầu sẽ thấy bụng dưới khó chịu.

Do khung xương em bé phát triển

Thai nhi trong tử cung ngày một lớn dần cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bụng bầu căng cứng khó chịu. Đây là lúc khung xương của em bé bắt đầu phát triển và có sự thay đổi về kích thước. Mỗi lần bé cử động như quẫy đạp mẹ bầu sẽ thấy những cơn gò nhẹ. Tuy nhiên mẹ cũng không cần lo lắng, việc xuất hiện những cơn gò cứng bụng là dấu hiệu cho thấy thai nhi đang phát triển khỏe mạnh. 

Bên cạnh tình trạng bụng căng cứng khi mang thai, do sự lớn dần của em bé tình trạng mẹ bầu đau lưng khi mang thai cũng xảy ra. Bởi em bé phát triển sẽ đè ép lên cột sống và các dây thần kinh vùng lưng của mẹ, gây đau mỏi khu vực này.

Rạn da

Hầu hết các mẹ bầu trong quá trình mang thai đều gặp những cơn đau bụng bất ngờ và tình trạng này chỉ giảm sau khi sinh. Đặc biệt nếu mẹ bầu thấy đau bụng ở 3 tháng cuối thì đây là hiện tượng bình thường là do tử cung giãn nở cùng sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên nguyên nhân dẫn đến bụng bị cứng có thể là do xuất hiện các vết rạn.

bung-bau-cang-cung
Rạn dạ cũng là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu căng cứng bụng

Cân nặng mẹ bầu tăng nhanh

Không chỉ xuất phát từ cân nặng của thai nhi, việc mẹ bầu thấy căng cứng bụng cũng có thể là do cân nặng của mẹ. Những mẹ bầu có tạng người gầy mỏng không có mỡ nhiều sẽ gặp tình trạng căng cứng bụng sớm hơn so với những mẹ có thể trạng mập mạp. Nhiều trường hợp mẹ bầu cảm nhận những cơn gò bụng ở 3 tháng cuối nếu cân nặng tăng nhanh vào thời điểm này.

Mẹ bầu bị căng cứng bụng dưới do táo bón

Trong quá trình mang thai, các bác sĩ và gia đình luôn khuyên mẹ bầu cần ăn uống đầy đủ dưỡng chất để đảm bảo thai nhi phát triển toàn diện và khỏe mạnh. Tuy nhiên nếu không xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, mẹ bầu rất dễ gặp phải tình trạng táo bón trong thai kỳ. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc mẹ bầu cảm thấy tức bụng, khó chịu sau khi ăn.

Tâm trạng của mẹ bầu

Giai đoạn mang thai, người mẹ không chỉ thay đổi về hình dáng bên ngoài mà sinh lý cũng biến đổi. Vì quá lo lắng và chưa có kinh nghiệm, nhiều mẹ bầu thường xuyên rơi vào trạng thái lo âu. Điều này không chỉ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi mà còn là nguyên nhân gây ra tình trạng bụng bầu căng cứng.

bung-bau-cang-cung
Tâm trạng thay đổi là lí do khiến tại sao bụng bầu lúc cứng lúc mềm

Cách khắc phục khi bụng bầu căng cứng

Có thể thấy việc bụng bầu căng cứng khó thở không chỉ gây khó chịu cho mẹ mà còn tác động không tốt lên thai nhi. Vì vậy, các mẹ cần lưu lại các cách khắc phục sau để không cần lo lắng sức khỏe của mẹ và bé không được đảm bảo nữa nhé!

Vận động đúng cách

Nghỉ ngơi thật nhiều và ngủ đầy đủ là ưu tiên hàng đầu của mẹ bầu khi gặp tình trạng căng cứng bụng. Tuy nhiên vẫn nên kết hợp vận động với các bài tập phù hợp để cơ thể lưu thông khí huyết, tốt hơn cho quá trình “vượt cạn” sau này. Tuy nhiên mẹ bầu vẫn lưu ý không nên vận động mạnh và làm các công việc quá nặng nhọc. Khoảng thời gian mang thai tương đối nhạy cảm, mẹ bầu cần tránh tác động đến phần bụng để cơ thể bé được phát triển an toàn.

Ngoài ra cần quan tâm đặc biệt đến giấc ngủ. Đa phần các mẹ bầu thường rất buồn ngủ do sự thay đổi của hormone. Vì thế mẹ bầu không được để thiếu ngủ hay làm việc quá sức sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Giữ tâm lý thoải mái

Tâm lý thoải mái là chìa khóa vàng giúp mẹ bầu vượt qua những giai đoạn khó khăn trong quá trình mang thai, đặc biệt là tình trạng bụng bầu căng cứng khó thở. Giữ tâm lý thoải mái sẽ giúp mẹ tránh gặp phải các vấn đề tác động lên vùng bụng. Để làm được điều này cần thường xuyên chia sẻ cùng các thành viên trong gia đình, đặc biệt người chồng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giúp mẹ bầu có được tâm lý thoải mái.

Ngoài ra trong quá trình mang thai, mẹ bầu nên nghe nhạc đọc sách, vừa để thư giãn vừa rất tốt cho sự phát triển trí não của con. Tham khảo những cuốn sách phù hợp về thai giáo cùng cẩm nang sinh con tại Kiddihub cũng giúp mẹ có thêm kiến thức trên hành trình chuẩn bị chào đón con yêu.

bung-bau-cang-cung
Giữ tâm lý thoải mái là cách tốt để khắc phục tình trạng bụng căng cứng khó chịu

Không nên xoa bụng quá nhiều khi bị căng cứng

Rất nhiều bố mẹ có thói quen xoa bụng nhất là khi bụng bầu căng cứng. Nhiều người cho rằng đây là việc làm giúp giảm cơn đau tuy nhiên càng xoa bụng bầu sẽ càng căng tức hơn do tử cung có nhiều sợi cơ rất nhạy cảm khi bị kích thích. Nguy hiểm hơn việc xoa bụng bầu tưởng vô hại còn có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sinh non.

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng

Ăn uống đầy đủ cùng chế độ dinh dưỡng hợp lý là điều cực kỳ quan trọng khi mẹ mang thai cũng như nếu không muốn gặp tình trạng căng tức bụng. Mẹ bầu nên bổ sung nhiều đạm, sắt, canxi và các loại vitamin có trong trái cây, rau xanh… hạn chế những đồ cay nóng và các chất kích thích. Bên cạnh thức ăn, mẹ bầu cũng cần bổ sung các loại thực phẩm chức năng phù hợp.

Đặc biệt cần bổ sung đủ nước trong thời gian mang thai, nên uống những loại nước ép và nước hoa quả tự nhiên để tốt cho sức khỏe. Một lưu ý nhỏ là mẹ bầu nên làm sạch cũng như khử khuẩn các loại rau củ ăn trực tiếp để tránh vi khuẩn xâm nhập gây hại cho sức khỏe của mẹ và bé.

Tham khảo thêm: Những điều mẹ cần lưu ý 3 tháng cuối thai kỳ

Trường hợp bụng bầu bị căng cứng cần gặp bác sĩ

Tuy bụng bầu căng cứng là tình trạng phổ biến và không đáng lo ngại thế nhưng khi xuất hiện kèm một số biểu hiện sau, mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ:

  • Có máu chảy ở âm đạo
  • Bụng bầu căng cứng kèm theo những cơn đau buốt
  • Mẹ bầu gặp vấn đề và không thể di chuyển

Để tránh gặp phải những tình huống bất ngờ, mẹ bầu cần được thăm khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ. Đây là việc làm cần thiết giúp mẹ và bé khỏe mạnh hơn trong quá trình mang thai. Khi phát hiện những dấu hiệu bất thường bác sĩ sẽ có cách khắc phục giúp bố mẹ không cần hoang mang và lo lắng.

Bụng bầu căng cứng là hiện tượng khá thường thấy nên các mẹ không cần quá lo lắng mà hãy bình tĩnh để có cách xử lý nhé. Trong quá trình mang thai nên thường xuyên tìm hiểu những kiến thức hữu ích để chuẩn bị tốt nhất cho sự ra đời của con. Chúc mẹ bầu khỏe mạnh, chúc các bé phát triển khỏe mạnh và chào đời thuận lợi.

Bài viết liên quan

Sinh con năm 2025 tháng nào tốt, hợp tuổi bố mẹ?

03/10/2024

2848

Sinh con năm 2025 tháng nào tốt, hợp tuổi bố mẹ?
Sinh năm 2025 tháng nào tốt? Hướng dẫn ba mẹ chọn tháng tốt sinh con năm 2025, hợp phong thủy, giúp bé có cuộc sống hạnh phúc và tài lộc đầy đủ

Đọc tiếp

Sinh mổ lần 3 có nguy hiểm không mẹ bầu xem ngay để biết!

20/02/2023

2713

Sinh mổ lần 3 có nguy hiểm không mẹ bầu xem ngay để biết!
Sinh mổ lần 3 có nguy hiểm không luôn là vấn đề được nhiều chị em phụ nữ tìm hiểu. Nếu cũng đang quan tâm, mời bạn hãy cùng Kiddihub tìm hiểu bài viết bên dưới.

Đọc tiếp

Sinh mổ lần 2 ở tuần 38 được không, mẹ cần chú ý những gì?

20/02/2023

2585

Sinh mổ lần 2 ở tuần 38 được không, mẹ cần chú ý những gì?
Sinh mổ lần 2 ở tuần 38 được không là thắc mắc chung của nhiều mẹ bầu hiện nay. Để tìm được lời giải đáp, mời bạn hãy cùng Kiddihub tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Đọc tiếp

Sinh mổ uống nước dừa được không, xem ngay để biết!

20/02/2023

2651

Sinh mổ uống nước dừa được không, xem ngay để biết!
Sinh mổ uống nước dừa được không là câu hỏi nhận được sự quan tâm từ chị em mới đẻ. Để có câu trả lời bạn hãy theo dõi nội dung bài viết bên dưới.

Đọc tiếp

Sinh mổ bao lâu được ăn nếp, xem ngay để biết!

20/02/2023

2468

Sinh mổ bao lâu được ăn nếp, xem ngay để biết!
Sinh mổ bao lâu được ăn nếp là băn khoăn của nhiều chị em. Thực tế thời gian này còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa, tình trạng vết mổ,… Xem ngay!

Đọc tiếp

Phụ nữ sau sinh mổ bao lâu thì quan hệ được và cần kiêng điều gì?

20/02/2023

2053

Phụ nữ sau sinh mổ bao lâu thì quan hệ được và cần kiêng điều gì?
Sau sinh mổ bao lâu thì quan hệ được là vấn đề luôn được quan tâm nhiều. Để giải đáp được băn khoăn, bạn đừng vội bỏ qua thông tin được Kiddihub chia sẻ dưới đây.

Đọc tiếp

Sau sinh mổ nên ăn gì tốt cho cả mẹ và con? Xem ngay để biết!

20/02/2023

2613

Sau sinh mổ nên ăn gì tốt cho cả mẹ và con? Xem ngay để biết!
Sau sinh mổ nên ăn gì và nên kiêng gì để tốt cho cả mẹ và con? Để có được câu trả lời, bạn hãy tham khảo những thông tin Kiddihub chia sẻ trong bài viết bên dưới.

Đọc tiếp

Phụ nữ sinh mổ bao lâu thì ăn được tôm? Một số điều mẹ cần chú ý

20/02/2023

6448

Phụ nữ sinh mổ bao lâu thì ăn được tôm? Một số điều mẹ cần chú ý
Sinh mổ bao lâu thì được ăn tôm là một trong những nỗi bận tâm của chị em. Nếu cũng đang quan tâm tìm hiểu, mời bạn hãy cùng Kiddihub theo dõi bài viết dưới đây.

Đọc tiếp

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • ...
  • >
  • >>